Các nhân vật khác: Bảo Kim và Nguyễn Mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 81 - 85)

7. Đóng góp của luận văn:

2.2.5. Các nhân vật khác: Bảo Kim và Nguyễn Mại

Các nhân vật phụ trong phim chuyển thể Đêm hội Long Trì đều được xây dựng khá trung thành với nguyên tác. Diễn viên Vũ Đình Thân với ngoại hình nho nhã, cử chỉ thanh thoát đã thể hiện tròn vai chàng thi sĩ Bảo Kim, nhất là những phân đoạn thể hiện tình yêu với Quận chúa Quỳnh Hoa. Đạo diễn Hải Ninh đã xây dựng hình tượng Bảo Kim không chỉ tài mạo song toàn, giỏi văn chương thơ phú, mà còn có nghĩa khí, dám đứng lên chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu trong đêm hội Trung thu, nhưng đành bất lực chịu một đòn đánh vỡ đầu. Sự bất lực của Bảo Kim và những người bạn nho sinh của chàng là sự tố cáo cái suy tàn xã hội phong kiến thời Lê mạt, cái bi kịch của kẻ sĩ phải khuất phục trước cường quyền và cái ác. Sự suy đồi của lễ nghĩa, khiến cho người tài, người giỏi không còn là những người có tiếng nói trong xã hội.

74

Hình 9: Ánh mắt bất lực của Bảo Kim khi bị Đặng Lân bắt

Các nhà làm phim đã làm nhẹ đi sự đau đớn của chàng Bảo Kim khi không để chàng bị bắt trong cuộc đột nhập giải cứu Quỳnh Hoa, mà bị bắt trong đêm bởi âm mưu của Đặng Lân muốn dùng Bảo Kim để ép buộc Quận chúa, buộc nàng phải ưng thuận để hắn giày vò. Nếu theo tiểu thuyết, chàng đường đường là một đấng quân tử mà không thể cứu thoát người mình yêu, lại trở thành nguyên nhân để nàng phải hy sinh thân xác vì mình, thì đó không chỉ là nỗi đau, mà còn là nỗi nhục kẻ sĩ đeo đẳng suốt cuộc đời. Bảo Kim trong phim chưa kịp hành động, điều đó sẽ hợp lý hơn với tính cách nho nhã, biết tính toán của chàng. Có điều kẻ nham hiểm Đặng Lân đã hành động trước khi chàng và các bạn kịp đề phòng.

Nếu như trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng quan tâm và dành nhiều tâm huyết cho nhân vật Nguyễn Mại, thì trong phim, nhân vật này tiếp tục được các nhà làm phim xây dựng thêm nhiều chi tiết, tình tiết, gia tăng thời lượng xuất hiện, nhằm tái hiện hình tượng người anh hùng. Có thể nói, đạo diễn Hải Ninh đã có một con mắt nghề rất sắc sảo, khi các lựa chọn của ông cho từng vai diễn đều thể hiện đúng hình dung của người xem về kiểu (mô tuýp) nhân vật đó. Với Nguyễn Mại cũng vậy. Diễn viên Trọng Phan với gương mặt vuông chữ điền, ánh mắt cương nghị, phong cách đĩnh đạc của một võ tướng

75

xuất hiện của Nguyễn Mại đều khá ngắn gọn, thì trong phim, đã có thêm những chi tiết mới, như phân đoạn Bảo Kim chia tay Nguyễn Mại về quê; phân đoạn Nguyễn Mại gặp gỡ với Quan hộ thành cũ; hay phân đoạn Nguyễn Mại bị Chúa Trịnh trách phạt vì đã phạm đến người trong hoàng tộc... Trong các phân đoạn về Nguyễn Mại trong phim có khá nhiều đối thoại giữa Nguyễn Mại với các nhân vật khác, nội dung phần lớn đề cập và phân tích về những tội ác mà Đặng Lân đã gây ra, với lối nói nghiêm khắc và gay gắt, cách thể hiện dứt khoát đòi hỏi cái ác phải được loại bỏ khỏi xã hội, đã khắc họa rõ nét hơn về nhân vật này, giúp người xem dễ lý giải về hành động nhân vật khi ra tay diệt trừ Đặng Lân. Nhờ đó, trong phim đã lược bỏ được phần cung khai của cô Ngọc và nghị án Đặng Lân trước khi ra tay. Nguyễn Mại xuất hiện tại hiện trường chỉ có những tuyên bố ngắn gọn về tội trạng của Quận mã và chém dầu hắn. Đó không phải là hành động theo kiểu hành hiệp trượng nghĩa vẫn thường thấy trong các bộ phim kiếm hiệp, mà đó là hành động có trách nhiệm của một trung thần với triều đình, của một vị quan yêu dân và của một người dân có lương tri trước tội ác.

Trong phim, Nguyễn Mại đã chết vì chính nghĩa, cũng là một cách nghĩ khá logic dẫu đầy tiếc nuối. Bởi lẽ, chúng ta đều biết, Cậu Trời thực ra không bị chém chết giữa đường như Nguyễn Huy Tưởng viết mà chỉ bị đi đày, Tuyên phi vẫn lộng hành và Chúa Trịnh Sâm ngày càng sa lầy trong những thói trụy lạc, bỏ bê triều chính. Cái bi kịch của xã hội thời Lê mạt vẫn còn đó với những mâu thuẫn sâu sắc chờ đợi một “Nguyễn Mại” xuất hiện giữa đời thường.

Tiểu kết chương 2

Trong chương thứ hai của luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và trong phim điện ảnh cùng tên. Trong đó, có sự đối chiếu so sánh các nhân vật trong tiếu thuyết so với lịch sử và các nhân vật trong phim so với tiểu thuyết để thấy được sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và của các nhà làm phim. Trong tiểu thuyết, các nhân vật lịch sử dù được xây dựng trên nguyên mẫu, song đã được nhà văn đưa

76

thêm nhiều sự kiện, chi tiết tạo nên hình tượng điển hình cho kiểu nhân vật; Các nhân vật hư cấu được xây dựng phóng khoáng và mang nhiều ý nghĩa về tư tưởng, nhân sinh quan của nhà văn. Còn trong phim chuyển thể, hệ thống nhân vật chịu sự cải biên khá rõ nét của đạo diễn Hải Ninh và biên kịch Lê Phương, Hoàng Nhuận Cầm so với trong nguyên tác. Từ trang phục, tính cách, lời nói, cử chỉ, hành động, đến tâm sự của các nhân vật đều có những sự kế thừa và sáng tạo. Đặc biệt nhất là sự thay đổi tập trung ở vai trò chính - phụ của nhân vật Tuyên phi Đặng Thị Huệ, với những tình tiết được xây dựng nhằm điểm tô tham vọng tiếm quyền đã làm nên một vị khuynh thế hoàng phi tiêu biểu trong điện ảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, nhân vật hư cấu Nguyễn Mại được quan tâm với nhiều tình tiết bổ sung, làm nổi rõ vai trò anh hùng - nhân vật "mở nút" trong phim.

77

Chương 3

NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH

TRONG ĐÊM HỘI LONG TRÌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 81 - 85)