Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 90 - 95)

7. Đóng góp của luận văn:

3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại

Tái hiện không khí, bối cảnh lịch sử với những lễ nghi, phép tắc, cung cách sinh hoạt, ứng xử trong triều đình, Nguyễn Huy Tưởng cũng tái hiện những cuộc trò chuyện đối thoại đậm không khí cổ xưa. Ta có thể thấy cách định danh, xưng hô của các nhân vật trong truyện cũng đầy chuẩn mực phong kiến: Tĩnh Đô vương, Quỳnh Hoa quận chúa, Tuyên phi, Quốc cữu, chàng - nàng, Hộ thành binh mã sứ, Ngô thị lang, Quần anh hội, văn nhân, thi lễ, chủ nhân, liệt vị, Thiên tử… Cùng với đó là cung cách sinh hoạt, ứng xử, suy nghĩ của từng nhân vật tương ứng với vị trí, vai vế của họ trong xã hội… Trong đoạn đối thoại giữa Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm với Nguyễn Mại sau khi vị tướng trẻ lập được công lớn trong trận đánh thành Phú Xuân đã được Chúa Trịnh mời đến gặp mặt. Trong khi lối nói chuyện của Trịnh Sâm khoan thai, bề trên, thì cách nói của Nguyễn Mại ngắn gọn, giản dị theo kiểu con nhà võ, lại có phần pha chút lúng túng của người ít có cơ hội tiếp xúc với bậc vương tôn: “Nguyễn Mại nhận ra ngay là Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm mà chàng mới biết mặt trong đêm hội Long Trì. Sát vào sập có kê một chiếc ghế lớn, một vị đại thần ngồi. Nguyễn Mại tiến đến chỗ treo đèn, chàng phủ phục và hô:

- Thiên tuế!

Và chàng nằm rạp xuống chờ lệnh. Một lúc lâu Tĩnh Vương phán: - Cho phép ngươi bình thân.

83

- Đại vương truyền cho ngươi lại gần để Ngài hỏi chuyện

Mại tuân lệnh. Chúa chỉ một cái đôn cách sập độ sáu thước, chéo với ghế của vị đại thần và truyền:

- Cho ngồi.

Nguyễn Mại luống cuống:

- Tâu Vương gia, lệnh trên cho phép, nhưng tiểu tướng xin được đứng

hầu” [43, tr.34-35].

Trong tiểu thuyết, hệ thống từ Hán Việt được tác giả sử dụng rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn học thời kỳ trung đại do sự tác động, ảnh hưởng của văn hóa và văn học Trung Hoa. Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo vận dụng từ Hán Việt để tạo nên không khí sử thi, sắc màu lịch sử và thời đại cho tác phẩm, đồng thời làm nổi bật phẩm chất, tính cách nhân vật. Đặc trưng của lớp từ Hán Việt là các sắc thái: trang trọng; tao nhã; khái quát và trìu tượng; và sắc thái cổ, với thế mạnh là tính gợi hình, tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu văn. Trong đoạn trích sau khi nhận lời cha vâng lệnh lấy Đặng Lân, Quỳnh Hoa quyết định từ bỏ mối tình với Bảo Kim, nàng gom hết tâm tư viết một bài bát cú rồi lại tả một bức thư tâm tình gửi cho Bảo Kim, “Đọc thư Quận chúa, Bảo Kim bất giác rưng rưng hàng lệ. Nàng đã tỏ hết lòng ngưỡng mộ đối với chàng, nói rõ cảnh ngộ mình, xin vĩnh biệt cùng chàng và trả lại thơ, phú mà nàng không có quyền giữ. Cuối cùng, nàng khuyên chàng nên quyết chí tu thân để ra giúp nước. Bài thơ bát cú của nàng lâm ly sâu sắc, trách duyên tủi phận, mỗi chữ là một giọt lệ, mỗi câu là một tiếng thở dài”

[43, tr.84]. Lớp từ Hán Việt khiến toàn bộ cuốn tiểu thuyết ngập tràn một không khí cổ kính. Trong đó, cảm hứng xót xa, nuối tiếc những giá trị đạo đức, giá trị văn hóa và tình yêu bị chà đạp do cái ác lộng hành được tạo nên bởi lớp từ Hán Việt, vừa mang màu sắc hoài cổ, tiếc thương, vừa ngầm ý phê phán, trách móc nhà Chúa vì mê đắm tửu sắc, chiều lòng người đẹp mà cơ đồ, triều chính náo loạn, rối ren.

84

Bên cạnh lớp từ Hán Việt là lớp từ ngữ đời thường, giản dị, được sử dụng nhuần nhuyễn, hài hòa, tạo nên sắc thái đời thường, mộc mạc. Viết về lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng luôn chú trọng đưa ngôn ngữ thuần Việt, ngôn ngữ hàng ngày vào trong tác phẩm, giúp người đọc trở lại gần với những trang sử nước nhà. Là người có vốn Hán học sâu sắc, lại thành thạo tiếng Pháp, song đối với Nguyễn Huy Tưởng, chữ quốc ngữ vẫn là phương tiện tuyệt vời nhất để ông thể hiện tình yêu sục sôi với đất nước, với cách mạng, với văn chương: “Phận sự một người tầm thường như tôi, muốn tỏ lòng yêu nước, chỉ có một việc là viết

văn quốc ngữ mà thôi” [69]. Chính bởi lẽ đó, những trang văn của ông dẫu trang

trọng, song vẫn rất gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận. Việc đưa nhiều từ thuần Việt, thậm chí là những câu nói suồng sã, khẩu ngữ, ngôn ngữ giao tiếp đời thường làm cho tác phẩm trở nên sinh động, chân thực, biểu cảm. Điều này được hình thành từ cách tiếp cận lịch sử của tác giả. Ta có thể thấy khi miêu tả, khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử, tác giả luôn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ đa chiều, để qua ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật với các nhân vật khác sẽ bộc lộ tính cách, phẩm chất. Nhà văn quan tâm chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, tầng lớp xuất thân của nhân vật, cũng như đối tượng giao tiếp để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp. Trở lại với nhân vật Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, trong đoạn trích cuộc gặp với Nguyễn Mại ở trên, ngôn ngữ giao tiếp của Trịnh Sâm dẫu đã thể hiện sự gần gũi với viên tướng trẻ, song vẫn toát lên vẻ khách khí, bề trên. Nhưng ngược lại, khi ở bên Tuyên phi Đặng Thị Huệ, là sự say đắm trong những lời có cánh của Trịnh Sâm trước vẻ đẹp yêu kiều của Tuyên phi: “Chúa Tĩnh Đô nghiện trà và rất sành thưởng thức. Nội những phi tần không ai pha trà vừa ý Chúa. Duy Tuyên phi có cái nghệ thuật tuyệt vời về nghề này. Chúa chỉ có những lời bái phục.

Chúa tiếp lấy chén trà và nói:

- Ái phi cùng ta uống. Sắc đẹp của ái phi là sắc đẹp thần tiên, kẻ tục tử này đâu dám vô lễ mà uống trà trước.

85

Nàng quỳ xuống nói:

- Chúa thượng, tuy là rộng lượng nhưng tiện thiếp đâu dám tiếm vượt? - Ái phi không được khách sáo.

Và Chúa đỡ nàng dậy, chính tay rót một chén trà đưa cho. Tuyên phi cung kính đỡ lấy. Chúa uống xong nói:

- Chua bao giờ ái phi đẹp như hôm nay, mà cũng không bao giờ trà của

ái phi ngon như hôm nay” [43, tr.59].

Còn trong những đoạn trích giữa Trịnh Sâm với Quận chúa Quỳnh Hoa là tâm trạng và những lời yêu thương, lo lắng của nhà Chúa dành cho con gái. Đối với Quỳnh Hoa, ông luôn là một người cha nhất mực thương con, mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Vậy nhưng chỉ vì cả nể và chiều lòng người đẹp, Trịnh Sâm đã đồng ý gả con gái yêu cho Đặng Lân để rồi luôn dằn vặt, ân hận: “Quỳnh Hoa vẫn định tâm nếu gặp cha thì hỏi cho ra nhẽ, và hơn nữa, định vượt cả bổn phận làm con, nói cha cho bõ giận. Nhưng trước mặt cha, bao nhiêu ý định của nàng đều tiêu tan đi. Nàng không dám, và cùng một lúc, nàng thấy yêu cha rất mực và thương cha vô cùng.

Nghe cha hỏi, nàng thưa:

- Phụ vương vào, con không biết. - Con nghe trong mình có khỏe không? - Tâu phụ vương con khỏe.

- Cha nghe tin con khóc lóc, vội chạy lại. Nhưng có việc chi mà con phải khóc? Con gái cha mà lại hèn thế ư?

- Khiến phụ vương phải vất vả vì con, con thực mang tội!

- Cha tha tội cho con. Nhưng cha thấy con có ý cưỡng mệnh, làm sôi nổi cả chốn cung thì cha giận lắm. Con gái đâu lại cưỡng lời cha? Việc này, nhân dân biết, còn ra thể thống gì nữa.

86

Nàng cúi gằm mặt xuống, không nói một câu gì. Chúa ái ngại: - Hay con không thuận lấy Đặng Lân, cha cũng không ép.

Đấy là ý thực của Chúa, lúc ấy nếu Quỳnh Hoa có thái độ cương quyết

có lẽ Chúa cũng chiều nàng” [43, tr.76-77].

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Huy Tưởng sử dụng nhiều đoạn để miêu tả tâm trạng của Trịnh Sâm với đầy ưu tư và dằn vặt. Sự dằn vặt của Chúa Trịnh cũng thể hiện rõ nét qua qua đoạn trích sau khi Nguyễn Mại chém đầu Đặng Lân khiến ông ta rơi vào tình thế khó xử. Một bên là hành động dũng cảm, nghĩa khí của bậc trượng phu vì nước vì dân, một bên là cái chết của Quốc cữu, em trai ái phi… Qua lớp ngôn ngữ đối thoại chất chứa nhiều tâm trạng, nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật Tĩnh Đô Vương với những khối mâu thuẫn và nhiều cung bậc cảm xúc đan xen. Đó vừa là bậc quân vương đầy uy quyền, một người cha nhất mực thương con, song cũng là người đàn ông ủy mị trong ái tình. Thông qua những đoạn văn đặc tả tâm trạng, tác giả sử dụng ngôn ngữ có sức biểu cảm, phản ánh những diễn biến tinh tế trong đời sống nội tâm nhân vật, từ đó toát lên một nhân vật Tĩnh Đô Vương đời thường, cũng đầy những hỉ, nộ, ái, ố của một con người.

Một đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì là những câu văn nhiều thành phần, vế câu cân đối, nhịp nhàng của lối văn biền ngẫu - một thể loại quan trọng và thịnh hành của văn học cổ điển. Sự phối âm trầm bổng (bằng - trắc) hài hòa cùng những tính từ so sánh tạo nên chất trữ tình sâu lắng và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Không quá khó để tìm thấy trong các trang văn những câu biền ngẫu: “Dưới ánh trăng một đoàn thuyền rồng đang rẽ sóng

bơi đi. Tiếng tơ gẩy, tiếng trúc thổi, tiếng người hát họa” [43, tr.26]; “Mẹ đã

ngậm ngùi vì phải bỏ con, mẹ lại phải ân hận vì đã sinh một đứa con phận mỏng. Đời con đã sớm vô ích, có sao mẹ không cho con đi theo mẹ từ buổi sơ

87

trong tiểu thuyết Đêm hội Long Trì bị trì hoãn chậm lại và đơn điệu. Điều đó có được là do lối kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện của tiểu thuyết hiện đại phương Tây. Tác giả đã để cho nhân vật nói nhiều hơn, hành động nhiều hơn, kết hợp với các đoạn giải thích thêm cho rõ các tình tiết, diễn biến, hoặc giới thiệu thêm về nhân vật, đôi lúc chêm, xen những lời bình luận.

Có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng hội tụ đầy đủ phẩm chất của một nhà văn tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1945: giỏi Hán văn, rành tiếng Pháp, thông thạo chữ quốc ngữ, kịp thời đón bắt những đổi thay của đời sống xã hội và thị hiếu công chúng. Sự am hiểu về lịch sử và văn hóa, ngôn ngữ đã giúp ông kết hợp được các yếu tố cũ và mới, truyền thống và hiện đại để thể hiện trong ngôn ngữ tác phẩm Đêm hội Long Trì, tạo nên dấu ấn trong tiến trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết lịch sử trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đêm hội long trì từ tác phẩm văn học dến tác phẩm điện ảnh (Trang 90 - 95)