4. Kết quả thực tập theo đề tà
3.3.2 Đối với Ngân hàng Trung Ƣơng:
NHTW cần điều chỉnh linh hoạt tỉ giá, kiểm soát lãi suất, tỉ lệ lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tài chính - tín dụng và chất lƣợng của nó. Hành lang pháp lý phải chặt chẽ, bổ sung và ban hành các bộ luật cụ thể, chi tiết.
NHTW nâng cao vị thế và hợp tác với các tổ chức tiền tệ trên thế giới nhƣ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Đề ra các chính sách sao cho hợp lí đối với ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động ở Việt Nam. Khuyến khích các ngân hàng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ của mình và triển khai các triết lí marketing dịch vụ vào chính sách kinh doanh.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Từ những thực trạng đã phân tích ở chƣơng 2 và những khó khăn trong chiến lƣợc marketing mà Sacombank CN Long An gặp phải, cũng nhƣ là nhƣợc điểm ở từng chính sách để có thể đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện đƣợc những điểm yếu đó. Từng bƣớc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Sacombank CN Long An. Đồng thời, đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHTW để đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, ổn định kinh tế - xã hội, giúp Sacombank nói riêng và các ngân hàng khác nói chung, phát
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và vô cùng khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng nhƣ hiện nay thì khách hàng luôn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là tài sản vô giá trong mọi hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Để có thể thu hút thật nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình cũng nhƣ giữ chân đƣợc khách hàng cũ thì đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải thƣờng xuyên thay đổi và điều chỉnh chính sách marketing của mình sao cho phù hợp với thời thế và thị hiếu của từng đối tƣợng khách hàng.
Có thể nói rằng, khách hàng là một tài sản quý báu, nó quý giá hơn cả bất cứ tài sản hữu hình nào trên bảng cân đối lỗ lãi vì khi có khách hàng doanh nghiệp mới có thể tồn tại đƣợc. Quan điểm dịch vụ “lấy khách hàng làm gốc” phải trở thành lẻ sống của ngân hàng. Khách hàng là những ngƣời đầy đòi hỏi, họ luôn đặt ra những yêu cầu và mong muốn nhiều hơn ở sản phẩm – dịch vụ của mình. Do đó, để có thể đáp ứng điều này, đòi hỏi các ngân hàng phải áp dụng chiến lƣợc marketing của mình vào quá trình kinh doanh theo một trình tự và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu ở từng giai đoạn do ngân hàng đề ra. Thế nên, mọi sự phát triển và tăng trƣởng của ngân hàng đều quyết định bởi chính sách marketing có đúng đắn hay không.
Vì vậy, áp dụng các chiến lƣợc marketing phải luôn luôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nó vừa giúp thƣơng hiệu của ngân hàng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, tạo niềm tin và uy tín, nâng cao chất lƣợng sản phẩm - dịch vụ, mang lại lợi ích cho toàn xã hội, phát triển bền vững, …
Tóm lại, luận văn này đã nêu ra đƣợc: các vấn đề cơ bản trong hoạt động ngân hàng, cơ sở của chiến lƣợc marketing để thu hút khách hàng, giới thiệu sơ lƣợc về Sacombank CN Long An, phân tích đƣợc thực trạng marketing mix 7p để đƣa ra ƣu nhƣợc điểm của từng chính sách, từ đó đƣa ra các giải pháp và đề xuất cụ thể cũng nhƣ những kiến nghị đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng Trung Ƣơng. Kết quả của đề tài nghiên cứu cũng nhƣ những đề xuất, giải pháp có thể giúp Sacombank CN Long An tham khảo và vận dụng vào hoạt động marketing của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tham khảo thông tin: sacombank.com.vn, cafef.vn, … (kể cả nguồn nội bộ)
PGS.TS.Nguyễn Xuân Quang - Marketing Thƣơng Mại Dịch Vụ TS.Lƣu Đan Thọ - Quản Trị Marketing – Nhà Xuất Bản Tài Chính TS.Nguyễn Kim Định - Quản Trị Chất Lƣợng
PGS.TS.Nguyễn Đình Chiến - Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng-CRM TS.Bùi Văn Danh - Quản Trị Bán Hàng