7. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
Văn học phản ánh cuộc sống và con người bằng hình tượng nhân vật cụ thể, sống động. Nhân vật vừa là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong tác phẩm, vừa thể hiện sự sống động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, đồng thời cũng đánh giá được cá tính sáng tạo của tác giả. Nó chuyển tải quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống. Nhân vật văn học là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm văn học.
Trong Lý luận nghiên cứu văn học do Phương Lựu chủ biên, các tác giả đã định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học và bằng phương tiện văn học” [21, tr.227].
Lại Nguyên Ân trong cuốn Thuật ngữ văn học có viết: “Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người” [2, tr.24].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Trần Đình Sử: “Nhân vật văn học là những con người cụ thể được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúc Sinh, Kim Trọng... đó là những nhân vật không có tên như: thằng bán tơ, một mụ nào ở trong Truyện Kiều... đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang đặc điểm và tính cách con người” [10, tr.115].
Các nhà văn, các nhà nghiên cứu cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này. Thứ nhất: đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai: đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ con người. Thứ ba: đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng.
Dựa vào vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm, chia ra ba loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
“Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình” [21, tr.283].
Nhân vật trung tâm cũng là những nhân vật chính nhưng có vai trò “là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm” và là nơi “thể hiện các vấn đề trung tâm của tác phẩm” [21, tr.283].
Ngoài các nhân vật chính ra còn lại đều là các nhân vật phụ. Nhân vật phụ nhiều khi chỉ là một cái tên xuất hiện thoáng qua, song cũng có khi chứa đựng những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
Dựa vào hệ tư tưởng xã hội, chia ra nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. “Sự phân biệt chính diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng” [21, tr.284]. Nhân vật chính diện theo quan điểm đạo đức của tác giả và thời đại, phải mang trong mình những phẩm chất lý tưởng, quan niệm tốt đẹp của thời đại mình. Đối lập với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện mang những nét tính cách xấu xa.
Tuy nhiên, văn học càng phát triển, sự khám phá con người càng tinh vi, toàn diện. Con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, trong đó ẩn chứa cả “rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Vì thế, nhiều khi không dễ dàng tách bạch nhân vật chính diện và nhân vật phản diện” [21, tr.287]. Phân biệt này chỉ có tính tương đối. Dựa vào cấu trúc nhân vật, ta có thể chia ra một số kiểu loại khác nhau như: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng...
Như vậy, nhân vật văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm, nó là hình ảnh nhỏ của con người. Qua cái nhìn của nhà văn, tính cách nhân vật được nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng. Hình tượng được hiểu là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát về nghệ thuật dưới hình thức, hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Hình tượng trong tác phẩm văn học luôn là phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình. Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu, đặc sắc.
Không phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học, không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở thành hình tượng nhân vật thì nhân vật ấy phải có tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật ấy phải có sức tập trung khái quát cao, phải mang
đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp… mà mình đại diện và bối cảnh xã hội của nhân vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi nào trong một thời điểm nhất định.
2.1.2. Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore
Dù sống ở hai quốc gia có văn hóa khác nhau, nhưng Thạch Lam và R.Tagore đều trải qua thời gian dài chứng kiến những biến đổi của xã hội thuộc địa. Ở xã hội đó, người dân mất tự do và những người thiệt thòi nhất là tầng lớp lao động nghèo. Hai tác giả đã quan tâm phản ánh đời sống của họ, đặc biệt là hai đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hoàn cảnh đất nước mất tự do là phụ nữ, trẻ em. Để làm rõ được ý nghĩa của hình tượng phụ nữ, trẻ em, trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm để thấy được diện mạo bề ngoài của hai kiểu nhân vật này.
Bảng 2.1: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ 1 Đứa con đầu lòng 5 (Tân, bà đỡ, vú em, vợ
Tân, đứa con) 3/5 60% 1/5 20%
2 Nhà mẹ Lê 5 (Mẹ Lê, con Tý, con
Phún, thằng Hy, cậu Phúc) 1/5 20% 3/5 60% 3 Một cơn giận
7 (Thanh, “Tôi” , Người phu xe Dư, đội xếp Tây, bà cụ nhà trọ, vợ Dư, con Dư
2/7 28,6% 1/7 14,3%
4 Trở về 4 (Tâm, vợ Tâm, mẹ Tâm,
Trinh) 3/4 75% 0 0
5 Tiếng chim kêu
3 (Ba chị em trong gia
đình) 1/3 33,3% 2/3 66,7%
6 Người bạn trẻ 5 (Bình, Bào, bà chủ nhà
trọ, hai cậu bé em Bào) 1/5 20% 2/5 40% 7 Cái chân què 3 (Tôi, Minh, Thầy Khán
hộ 0 0 0 0
8 Đói 3 (Sinh, Mai, Bà Hiếu) 2/3 66,7% 0 0
9 Một đời người
6 (Liên, Sinh, Tâm, chồng Liên, mẹ Chồng, đứa con nhỏ)
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ
10 Người lính cũ 4 (Tôi, Người bạn, người
lính già, bà cụ bán nước) 1/4 25% 0 0 11 Người bạn cũ 4 (Tôi, Khanh, bà vú, Lệ
Minh) 3/4 75% 0 0
12 Hai lần chết
6 (Dung, cha Dung, mẹ Dung, u già, chồng Dung, mẹ chồng Dung)
4/6 66,7% 0 0
13 Gió lạnh đầu mùa
12 (Sơn, Lan, Duyên, mẹ Lan và sơn, vú già, Cúc, Xuân, Tý, Túc, Hiên, Sinh, mẹ Hiên)
3/12 25% 9/12 75%
14 Người đầm 4 (Tôi, bà Đầm, đứa con,
đứa bé bán kẹo) 1/4 25% 2/4 50%
15 Hai đứa trẻ
8 (Liên, An, chị Tý, cụ Thi, bác phở Siêu, vợ chồng bác Xẩm, thằng con bác Xẩm)
3/8 37,5% 3/8 37,5%
16 Đứa con 5 (chị Sen, bà cả, ông Cả,
thầy u chị Sen, đứa con) 3/8 60% 1/8 20% 17 Trong bóng
tối buổi chiều
3 ( Diên, Mai, bà mối)
2/8 66,7% 0 0 18 Cuốn sách bỏ quên 3 (Thành, Xuân, thiếu nữ) 1/3 33,3% 0 0 19 Dưới bóng hoàng lan
3 (Thanh, bà Thanh, Nga)
2/3 66,7% 0 0
20 Tối ba mươi 3 (Liên, Huệ, người bồi
“săm” ) 2/3 66,7% 0 0
21 Cô Hàng xén
8 (Tâm, thằng Ái, thằng Lân, con Bé, bà Tú, ông Tú, Liên, Bài)
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ 22 Tình xưa
10 (ông Cả Vinh, Hòe, Bình, Lan, Huệ, bà Cả, Bích, Ngạc, Chi, Hoạt)
4/10 40% 0 0
23 Sợi tóc 5 (Thành, Bân, Tôi, Lan,
cô nhân tình của Bân 2/5 40% 0 0
24 Bắt đầu
9 (Nhung, Loan, Minh, Bình, bà phán, các cô Lan, Hồng, Thu, Bích phù dâu)
7/9 77,8% 0 0
25 Bên kia sông
5 (Tôi, Tiến, bà cụ bán hàng tạp hóa, Thúy, người lái đò)
2/5 40% 0 0
26 Bóng người xưa
3 (Vân, Mai, đứa con)
1/3 33,3% 1/3 33,3%
27 Buổi sớm 2 (Bính, mẹ Bính) 1/2 50% 0 0
28 Cô áo lụa hồng
2 (Hiệp, Lan)
1/2 50% 0 0
29 Duyên số 5 (Tôi, Bình, Vân, mẹ Vân,
Bảo) 2/5 40% 0 0
30 Đêm trăng sáng
3 (Tuân, Mai, mẹ Tuân)
2/3 66,7% 0 0
31 Nắng trong vườn
7 (Tôi (Bình), ông Ba, bà Ba,cậu bé con ông bà Ba, Hậu, em gái Hậu, con Hậu)
3/7 42,8% 2/7 28,6%
32 Những ngày mới
3 (Tân, cô gái thợ gặt, ông
cụ thợ gặt) 1/3 33,3% 0 0
33 Tiếng sáo 6 (Tôi, Tiến, mẹ Tiến,
Liên, bà Hàn, cô Thân) 4/6 66,7% 0 0
Bảng 2.2: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của R.Tagore TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật Phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ 1 Mây và mặt trời
8 (Giribala, Xasibusan, ông Harikuma, các anh trai của Giribala, viên chúa đất, Quan Xahip, viên Quan Anh, người hầu, các vị khất sư Visnu)
0 0 2/8 25%
2 Chiến thắng
5 (Hoàng hậu Ajita, Sê Kha (Nhà thơ cung đình triều vua Naranyan), Manjari (nữ tì của hoàng hậu), Đức Vua, Thi nhân Punđarik)
2/5 40% 0 0
3
Chúng tôi xin tôn anh lên làm
vua
8 (Nabenđu Sêkha, Arunlêkha, Pơnenđu Sêkha (bố Nabenđu), Pramathanat (anh con cả trong nhà), Lybanyalêkha (cô chị lớn nhất), Kiranlêkha (cô em thứ ba), Xaxankalêkha (cô thứ 4), Babu Niratan (chồng Nabanya)
4/8 50 0 0
4 Dàn hỏa thiêu
4 (Mahamaya, Rajib, Bavanicharan (anh trai Mahamaya), ông già Bàlamôn)
1/4 25% 0 0
5 Người láng giềng xinh đẹp
3 (Tôi, Nabin, người góa phụ
trẻ) 1/3 33,3% 0 0
6 Từ con
6 (Hêmanta, Kuxum, ông Hariha Miukơji (bố Hêmanta), bác Piri Xanka Gôxan, ông Biprada Chatơji (Bố Kuxum)
1/3 16,7% 0 0
7 Lá số tử vi
6 (Tôi, Xunêtơra, Aruna (con gái vợ chồng nv Tôi), Xailen (bạn trai Aruna), Ajit Kuma Battacharia (ông nhạc nhân vật tôi), Bahibati (bà nhạc)
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật Phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ
8 Đá đói 4 (Tôi, cụ Karimkhan, người hầu,
cô gái Ả Rập, mĩ nhân Ba Tư) 2/4 50% 0 0
9 Kho vàng bí mật
3 (Mritunjay, vị khất sư (Sanka), Hariha (ông nội Mritunjay)
0 0 0 0
10 Kẻ lang thang
5(Babu Môti (lãnh chúa vùng Katalia), Tara, Anapơcna (vợ babu), Saru (con gái Babu), Xônamani (con gái bà làm bếp)
1/5 20% 3/5 60%
11 Bộ xương
4 (Tôi, Bộ xương, anh trai của cô gái trong hình dạng bộ xương, Sê kha)
1/4 25% 0 0
12 Của phù vân
6 (Baiđiana, Xunđari (vợ Baiđiana), 2 con của Baiđiana, Vị khất sư, người hầu gái)
2/6 33,3% 2/6 33,3%
13 Cô dâu bé nhỏ
8 (Apơcbô, Mrinmayi, mẹ Apocbo, mẹ Mrinmayi, chú bé Rankan, bác Itxhan Mazunđa (bố Mrinmayi), chị gái và anh rể của Apơcbô)
4/8 50% 1/8 25%
14 Đứa trẻ bơ vơ 4 (Sarat, Kiran, mẹ chồng
Kiran, Xatit (em trai Sarat) 2/4 50% 2/4 50%
15 Bác hàng rong người Kabun
4 :Tôi, Mini, bác Ramun- (người bán hàng rong kabun), mẹ Mini.
1/4 25% 1/4 25%
16 Xuba
7(Xubasini (xuba), hai cô chị Xuketsini, Xuhasini, ông Banikantha (bố Xuba), mẹ Xuba, Pratap (con trai út nhà Gôxên), chồng Xuba)
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật Phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ 17 Thầy ký bưu điện
2 (Thầy ký bưu điện, Rattan (cô bé
mồ côi giúp thầy những việc vặt) 0 0 1/2 50% 18 Những bậc bến
tắm bên sông
4 (Kuxum, Buban và Xoanô
(bạn của Kuxum), khất sư) 3/4 75% 0 0
19 Quan chánh án
3 (Khirôđa, đứa con trai mới lên ba, Môhít Môhan Đút (quan chánh án)
1/3 33,3% 1/3 33,3%
20 Ảo ảnh tan vỡ
4 (Tôi, Con gái tiểu vương Gôlam Kađe Khan, Kesáclan, nữ tì người Hinđu)
2/4 50% 0 0
21 Truyện vĩ đại 2 (Kumi, ông của Kimi) 0 0 1 50 22 Đắc đạo 4: Đạo sĩ, cô gái hái củi, vũ nữ
Mênêca, Ngọc hoàng 2/4 50 0 0
23 Bài hát cuối cùng
4 (Nhạc sư Acharia, Mađơvi(cô gái bị bỏ rơi trong rừng được nhạc sư mang về nuôi), Cumasen (người học trò giỏi nhất của Acharia), sứ giả của Vua
1/4 25% 0 0
24 Tiên nữ hiện hình
6: Hoàng tử, nhà Vua, Du khách, người con viên đại thần, sư thần, Cadôri (cô gái du mục)
1/6 16,7% 0 0
25 Nửa mờ nửa tỏ 3 (Banamali, người đàn bà đứng
tuổi, cô gái chừng đôi mươi) 2/4 66,7% 0 0 26 Người ăn mày
kỳ dị
2 (Tu sĩ (người ăn mày), một
người đàn bà) 1/2 50% 0 0
27 Con ngựa 2 (Ngọc hoàng, vị thần phù tá) 0 0 0 0 28 Hoàng tử 3 (Hoàng tử, em bé, mẹ em bé) 1/3 33,3% 1/3 33,3%
29 Những con búp bê mới và cũ
4 (Ông lão làm búp bê, Kisenlan (người thợ mới), con gái ông lão , cháu gái ông lão)
TT Tác phẩm Tổng số nhân vật Nhân vật Phụ nữ Nhân vật trẻ em Số nhân vật Tỷ lệ Số nhân vật Tỷ lệ
30 Minu 4 (Minu, Chồng Minu, Tu sĩ
Bàlamôn, đứa bé con nhà giàu) 1/4 25% 1/4 25% 31 Giải thoát 3 (Chị góa chồng, em bé, cụ
già) 1/3 33,3% 1/3 33,3%
32 Cứu đói
5 (Phật, Nhà triệu phú, vị tướng, lão địa chủ, Xuria (cô gái ăn mày))
1/5 20% 0 0
33 Hiền sĩ Naratam
3 (Quan hầu, Vua, Hiền sĩ
Naratam) 0 0 0 0
34 Em Ái Chân 4 (Thầy Gôtama, em Ái Chân,
mẹ em, bọn trẻ) 1/4 25% 1/4 25%
35 Cậu chủ nhỏ
6 (Raicharan, cậu chủ, mợ chủ, con trai cậu mợ, vợ Raichanran, Phailna (con trai Raicharan))
2/4 33,3% 2/4 33,3%
36
Ngày xửa ngày xưa có một ông
vua
3 (Tôi, mẹ nhân vật tôi, bà nhân
vật tôi) 2/3 66,7% 0 0
37 Người chủ bút 2 (Tôi, Prôba) 0 0 1/5 50%
Trung bình tỷ lệ 157 nhân vật 52/157 33,1% 22/157 14%
Căn cứ kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số nhận xét: Nhận xét 1: Về tỷ lệ tác phẩm có nhân vật phụ nữ và trẻ em:
Trong 33 tác phẩm của Thạch Lam có 32 truyện ngắn xuất hiện nhân vật phụ nữ và trẻ em, chiếm 96,7%. Trong 37 truyện ngắn của R.Tagore có 34 tác phẩm xuất hiện nhân vật phụ nữ và trẻ em, chiếm 91,2%. Tỷ lệ truyện ngắn có nhân vật phụ nữ và trẻ em của R.Tagore thấp hơn Thạch lam, nhưng cả hai tác giả đều có tỷ lệ trên 90%.
Kết quả này cho thấy: phụ nữ, trẻ em là những nhân vật được Thạch Lam và R.Tagore quan tâm thể hiện. Tuy sự xuất hiện của họ trong các tác phẩm không đồng đều và vai trò của họ khác nhau nhưng bản thân sự xuất hiện thường xuyên của phụ
nữ, trẻ em chứng tỏ cả hai nhà văn dành sự chú ý đặc biệt cho đối tượng này. Chắc chắn hai kiểu nhân vật này trở thành hình tượng để phản ánh những vấn đề sâu xa.
Nhận xét 2: Về tỷ lệ nhân vật phụ nữ và trẻ em so với nhân vật nam giới: