Giọng điệu kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của thạch lam và rabindranath tagore (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Giọng điệu kể chuyện

“Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát, nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện” [10, tr.134]. Trong văn học, giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ thể hiện tài năng và khả năng sáng tạo của nhà văn. Nó có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng và được coi là “chìa khóa” để mở tác phẩm. Mỗi nhà văn khi đặt bút bao giờ cũng hết sức thận trọng tìm giọng điệu phù hợp cho văn phẩm của mình. Mặc dù trong tác phẩm luôn tồn tại những giọng điệu khác nhau tạo nên sự đa thanh, đa sắc thái, song mỗi tác phẩm bao giờ cũng có một giọng điệu chủ đạo để liên kết các yếu tố hình thức khác nhau trong văn bản làm cho tác phẩm cùng mang một âm hưởng, một khuynh hướng nhất định. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ xét giọng điệu trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore khi viết về hình tượng phụ nữ và trẻ em.

Thạch Lam là nhà văn của nội tâm và cảm giác vì vậy trữ tình là giọng điệu chủ đạo trong các truyện ngắn của ông. Còn R.Tagore trước khi là nhà văn ông đã là nhà thơ nổi tiếng, “một nhà thơ trữ tình tinh tế bậc nhất của Ấn Độ” (I.Erenbua), chất trữ tình trong thơ đã thấm đượm trong giọng điệu truyện ngắn R.Tagore. Vì thế, hai tác giả có sự gặp gỡ ở giọng điệu kể chuyện khi viết về phụ nữ và trẻ em, đó là giọng trữ tình được chia thành hai sắc thái: thương cảm và trân trọng, bên cạnh đó giọng điệu triết lý được mỗi nhà văn thể hiện ở các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của thạch lam và rabindranath tagore (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)