Kinh nghiệm thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu đƣờng biển bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần vinafreigh giai đoạn 2017 2020​ (Trang 26 - 29)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

1.4. Kinh nghiệm thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khẩu đƣờng biển bằng

bằng container của một số nƣớc trên thế giới.

Hà Lan là đất nƣớc Tây Âu đã du nhập xu hƣớng container hóa bằng cách tập trung phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông và thiết bị xếp dỡ đồng bộ, đồng thời nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Nhờ vậy, Hà Lan đã chiếm giữ vị trí quan trọng trong tuyến vận tải đƣờng biển và trở thành cửa ngõ châu Âu với mạng lƣới vận tải đa phƣơng thức hoàn chỉnh. Từ cảng Rotterdam, có thể dễ dàng đi đến các khu công nghiệp về hóa dầu, luyện kim, sản xuất thiết bị công nghệ cao…… hoặc đến các trung tâm kinh tế lớn ở Tây Âu nhƣ: Đức, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ……

Trong khi đó, Singapore còn chú trọng đầu tƣ công trình kết cấu hạ tầng nhƣ hệ thống cảng biển, thiết bị xếp dỡ có quy mô với 204 cầu trục, cẩu giàn, kho lƣu trữ, hệ thống thông tin hiện đại.…phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các cảng chuyên dụng. Singapore nỗ lực không ngừng trong việc tận dụng tối đa thế mạnh vốn có cùng những chính sách, chiến lƣợc đầu tƣ, đổi mới hiệu quả đã giúp Singapore khẳng định đƣợc vị thế của mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải.

Đối với Việt nam chúng ta, vận tải container cũng đã xuất hiện từ những năm 70 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng ta tiếp nhận 45.000 container. Năm 1988 vận chuyển container bắt đầu phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh, giao nhận vận chuyển nhƣ Saigonship, Vicouship, Transimer…… Hiện nay cả nƣớc có 60 công ty đƣợc cấp phép làm đại lý tàu và hàng trục cạc đại gia trong làng vận chuyển của thế giới. EGM, Hanjin, K-line, Neddland, P&O, chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải phòng và Sài gòn. Trong những năm gần đây vận chuyển bằng container của Việt nam đã có sự phát triển đột biến. Theo thống kê, hiện nay trên thị trƣờng Việt nam có khoảng 40 công ty trong nƣớc và 50 công ty nƣớc ngoài (cả liên doanh) và hơn 30 hãng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Họ cạnh tranh rất khốc liệt với nhau để giành, giữ khách hàng và các bản hợp đồng giao nhận vận tải với các nhà xuất nhập khẩu. Với sự phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì Việt Nam đang từng bƣớc sánh ngôi với bạn bè trên thế giới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà cụ thể hơn là trong giao nhận vận tải.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Nội dung trong chƣơng 1 chủ yếu trình bày những kiến thức cơ bản về dịch vụ giao nhận và khái quát chung về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đƣờng biển. Đó là những cơ sở lý luận, khái niệm về giao nhận, ngƣời giao nhận, phạm vi dịch vụ, cơ sở pháp lý, vai trò của dịch vụ giao nhận trong thƣơng mại quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với các nguyên tắc và quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao nhận, ngƣời giao nhận phải không ngừng hoàn thiện kiến thức, tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững và vận dụng tốt các quy định của pháp luật, thông hiểu các tập quán quốc tế có liên quan đến hàng hóa đƣợc luân chuyển một cách an toàn, nhanh chóng với chi phí thấp nhất là điều rất cần thiết.

Trên đây là cơ sở lý luận để ta có cái nhìn tổng quát chung trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đƣờng biển, tiếp đến chƣơng 2 ta sẽ phân tích thực trạng của hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển tại công ty cổ phẩn VinaFreight.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƢỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY

VINAFREIGHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty cổ phần vinafreigh giai đoạn 2017 2020​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)