4. Kết quả thực tập theo đề tà
2.1. Tổng quan tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng
bằng đƣờng biển tại Việt Nam.
Giao nhận hàng hóa là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy quá trình dịch chuyển hàng hóa từ ngƣời bán đến ngƣời mua diễn ra nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. Cho nên, tuy mới ra đời nhƣng nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đáng chú ý là từ năm 1990 trở lại đây, ngành nghề dịch vụ giao nhận nói chung cụ thể là giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container nói riêng đã phát triển mạnh cả về số lƣợng kim ngạch, quy mô hoạt động cũng nhƣ phạm vi thị trƣờng với nƣớc ngoài. Đây là một loại hình dịch vụ thƣơng mại không cần đầu tƣ nhiều vốn nhƣng lợi nhuận tƣơng đối ổn định. Có thể nhận định rằng phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận ở nƣớc ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Ngƣời làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác nƣớc ngoài, tổ chức các tuyến đƣờng vận tải, đƣa hàng hóa đi và đến đáp ứng yêu cầu của ngƣời XNK. Tuy nhiên, dù đạt đƣợc những thành quả đáng ghi nhận nhƣng hoạt động của ngành giao nhận Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển nên vẫn còn tồn tại không ít bất cập. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao hiểu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần phải đƣợc đƣa ra nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triền của ngành.