7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Lâm Đồng
Để có thể thực hiện các giải pháp trên tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với UBND tỉnh như sau:
- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tỉnh nên có cơ chế ưu đãi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, điện nước và chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp trong việc tạo điều kiện cho đơn vị để có thể mở rộng sản xuất nhanh chóng.
- Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển các ngành nghề có thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu của tỉnh
- Xây dựng phát triển làng nghề, hỗ trợ vốn, công nghệ và cán bộ cho các làng nghề từng bước phát triển công nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong sản xuất và bảo quản hàng hóa.
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường... cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ chốt của tỉnh.
Tóm lại: Nội dung Chương 3 tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động TDXK tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng. Trong chương này trước tiên nêu lên định hướng hoạt động TDXK của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng trong thời gian tới. Kế đến là đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TDXK tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng gồm các giải pháp cơ bản: Đa dạng hóa các hình thức TDXK, quảng bá hình ảnh, vị thế và vai trò của NHPT, nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường công tác huy động vốn, công tác kiểm tra kiểm soát, nâng cao đội ngũ cán bộ, thực hiện cải cách thủ tục hành chính... Sau cùng là kiến nghị với NHPT Việt Nam, kiến nghị với UBND tỉnh Lâm Đồng những vấn đề liên quan đến TDXK.
KẾT LUẬN
TDXK là một trong hai mảng nghiệp vụ quan trọng của NHPT trong việc thực thi chính sách tín dụng của Nhà nước. Chi nhánh NHPT Lâm Đồng là một đơn vị trực thuộc vì thế vấn đề đặt ra đối với Chi nhánh là làm sao để hoạt động này ngày càng mở rộng góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.
Qua quá trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tế tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng tác giả đã trình bày trong bản luận văn những nội dung cơ bản sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về TDXK của NHPT đồng thời phân tích sự cần thiết của TDXK đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Từ đó đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDXK.
2. Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động của một số Ngân hàng xuất nhập khẩu Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, luận văn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho hoạt động TDXK của NHPT Việt Nam.
3. Phân tích thực trạng hoạt động TDXK của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng, đánh giá những thành công, hạn chế và đã chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế để tìm giải pháp khắc phục.
4. Bằng phương pháp thống kê, so sánh tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng, xu hướng phát triển của NHPT luận văn đã chỉ ra được những điều kiện thuận lợi để Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có thể mở rộng hoạt động TDXK trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
5. Luận văn đã đưa ra các giải pháp giải quyết định hướng, hạn chế đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị đối với ngành, UBND tỉnh Lâm Đồng để thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TDXK tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 về hướng dẫn xử lý rủi ro vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước.
2. Chi nhánh NHPT Lâm Đồng (2012), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 “Về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước”.
4. Chính phủ (2001), Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 09 năm 2001 “Về TDXK của Nhà nước”.
5. Chính phủ (2008), Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ- CP ngày 20 tháng 12 năm 2006”.
6. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 “Về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước”.
7. Đinh Thị Hương (2008), Mở rộng TDXK tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
8. Trần Thị Hương Lâm (2012), Phân tích hiệu quả của nông hộ sản xuất cây chè tại huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trương Văn Minh (2010), “Chính sách TDXK của Nhà nước nhìn từ góc độ kích cầu của Chính phủ”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 43, tr24.
10. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
11. NHPT Việt Nam (2011), Kỷ yếu 5 năm trưởng thành cùng đất nước.
12. NHPT Việt Nam, Sổ tay nghiệp vụ TDXK của Nhà Nước.
13. Trần Thị Khánh Phương (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Sở Giao dịch II, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Ngọc Quân (2010), “TDXK-Những tồn tại nhìn từ Sở Giao dịch II”,
Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 51, tr28.
15. Tôn Thiện Thanh Tâm (2012), Đánh giá lợi thế so sánh của cây cà phê tại tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 “V/v thành lập NHPT Việt Nam”.
17. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 “Về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT Việt Nam”.
18. Nguyễn Văn Trung (2009), “Định hướng công tác TDXK tại Bình Thuận đến năm 2015”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 39, tr22.
19. UBND tỉnh Lâm Đồng (2010), Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 về Ban hành kế hoạch xuất khẩu đến 2015.
20. Võ Thanh Phong (2008), Giải pháp hoàn thiện hoạt động TDXK tại NHPT, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Võ Thanh Phong (2011), “Giải pháp nhỏ, hiệu quả lớn trong quản lý cho vay TDXK”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 55, tr14.
22. Website:
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠN
QUY MÔ I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhóm A, B
2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề.
Nhóm A, B
3
Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm A, B và C
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm A, B
5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Nhóm A, B
II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp. Nhóm A, B 2 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp. Nhóm A, B 3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công
nghiệp Nhóm A, B
QUY MÔ III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.
Nhóm A, B
2
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.
Nhóm A, B
3
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.
Nhóm A, B
4
Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhóm A, B và C 5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B và C 6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, B và C
IV
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; DỰ ÁN TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ ME SINH SỐNG TẬP TRUNG, CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CÁC XÃ BIÊN GIỚI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 120, CÁC XÃ VÙNG BÃI NGANG (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt).
Nhóm A, B và C
V
CÁC DỰ ÁN CHO VAY THEO HIỆP ĐỊNH CHÍNH PHỦ; CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CÁC DỰ ÁN CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC MẶT HÀNG VAY VỐN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)
STT DANH MỤC MẶT HÀNG
I NHÓM HÀNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN
1 Chè 2 Hạt tiêu
3 Hạt điều đã qua chế biến
4 Rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả) 5 Đường
6 Thịt gia súc, gia cầm 7 Cà phê
8 Thủy sản
II NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1 Hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các loại nguyên liệu khác 2 Hàng gốm, sứ mỹ nghệ
3 Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
III NHÓM SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
1 Cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ 2 Động cơ điện, động cơ diezen
3 Máy biến thế điện các loại
4 Sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng 5 Sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước 6 Tàu biển
7 Bóng đèn