Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 62 - 68)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.1. Hạn chế

- Doanh số cho vay TDXK của Chi nhánh còn rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Số lượng đơn vị được tiếp cận và hưởng ưu đãi từ chính sách TDXK có 3 đơn vị là rất ít.

- Một số doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng như Tơ, Hoa, May mặt dệt len,... có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng do không thuộc đối tượng được vay vốn nên không tiếp cận được nguồn vốn TDXK của Nhà nước.

- Các đơn vị vay vốn có lượng hàng xuất đủ điều kiện vay vốn còn ít, không thường xuyên nên thực hiện cho vay chủ yếu theo phương thức từng lần. Hiện tại mới triển khai cho vay được một đơn vị theo phương thức hạn mức đó là Công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng.

- Các hình thức TDXK còn đơn điệu. Nghiệp vụ cho vay sau khi giao hàng đến nay vẫn chưa thực hiện, chưa thực hiện cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay, chưa thực hiện bảo lãnh cho Doanh nghiệp vay vốn NHTM để thực hiện xuất khẩu, mặc dù các điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các nhà nhập khẩu nước ngoài được hưởng từ các nghiệp vụ trên rất ưu đãi.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn hạn chế. Hầu hết các khoản vay vốn TDXK mới dừng lại ở công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các cán bộ nghiệp vụ với nhau, và kiểm tra nội bộ. Công tác phúc tra có thực hiện nhưng chưa hiệu quả.

- Doanh số cho vay là rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có thể được vay vốn TDXK tại Chi nhánh, chưa khai thác được hết các khách hàng vay vốn trên địa bàn.

2.2.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Một số quy định chưa phù hợp trong thực tế, làm giảm hiệu quả của hoạt động như: các quy định về hồ sơ cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay yêu cầu có bảo lãnh của Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương, quy định này rất khó thực hiện đối với các nhà nhập khẩu có quy mô nhỏ. Phương thức thanh toán quốc tế TTR được áp dụng rất phổ biến vì bản thân phương thức thanh toán này có chi phí dịch vụ thanh toán tương đối rẻ, những nhà xuất khẩu khi áp dụng phương thức thanh toán này cũng chỉ áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, có uy tín nên độ an toàn tương đối cao. Nhưng theo điều kiện của NHPT thì các hợp đồng xuất khẩu có phương thức này không được vay vốn. Điều này cũng hạn chế khả năng mở rộng TDXK của toàn ngành nói chung và của Chi nhánh nói riêng.

+ NHPT chưa thực hiện được thanh toán quốc tế, tên tuổi và vị thế của NHPT còn yếu trên thị trường quốc tế nên không chỉ Chi nhánh NHPT Lâm Đồng mà ngay cả NHPT cũng không thực hiện được nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn đối với nhà nhập khẩu nước ngoài vay vốn tại nước sở tại.

+ Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu trực tiếp với các khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới thông qua khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm. Hơn nữa, các mặt hàng có giá trị nhỏ, hay biến động như hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ ... thay vì bảo lãnh để ràng buộc trách nhiệm giao hàng hóa theo đúng số lượng và chất lượng của hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu thường quy định trong các hợp đồng điều khoản phạt, từ chối nhận hàng và thanh toán khi chưa thực hiện các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Nên để tránh rủi ro, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, khả năng tài chính yếu phải giữ uy tín của mình thông qua việc thực hiện một cách tốt nhất các điều khoản trong hợp đồng đã thoả thuận.

+ Lãi suất cho vay mặc dù đã được điều chỉnh tiệm cận theo lãi suất thị trường nhưng vẫn thấp so với các NHTM, thậm chí lãi suất quá hạn có thời kỳ còn thấp hơn lãi suất trong hạn của các NHTM đã phần nào khiến cho một số doanh nghiệp xuất khẩu cố tình chiếm dụng vốn, trong điều kiện NHPT khó theo dõi nguồn tiền về do chưa có hệ thống thanh toán quốc tế trực tiếp. Điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro tín dụng cho hoạt động cho vay TDXK.

+ Đối với những hợp đồng xuất khẩu có thời gian thanh toán ngắn vượt phân cấp của Chi nhánh thì NHPT cũng khó có thể thẩm định nhanh hồ sơ để giải ngân đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp do yêu cầu về hồ sơ và thủ tục còn phức tạp, thời gian thẩm định dài.

+ NHPT chưa thực hiện thanh toán quốc tế. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thường gắn liền với các dịch vụ thanh toán quốc tế. Thông

thường các doanh nghiệp khi vay vốn tại các ngân hàng thường xuất trình chứng từ nhờ ngân hàng thanh toán kiểm tra chứng từ và đòi tiền hộ, chiết khấu bộ chứng từ đó. Đến nay, nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn chưa triển khai được cũng gây khó khăn cho NHPT khi muốn triển khai các hoạt động TDXK một cách chủ động và đồng bộ, khó khăn trong việc phục vụ khách hàng, hoạt động kiểm soát luồng tiền thanh toán và thu hồi nợ vay.

+ Công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ thiếu tính nhất quán, đã thực hiện xếp hạng doanh nghiệp, phân loại nợ và đánh giá chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, kiểm soát khoản vay có giá trị lớn nhưng chưa theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống NHPT chưa hoàn thiện, các hệ thống báo cáo cung cấp thông tin chưa được kết xuất trên cơ sở chương trình ổn định, công tác xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, thông tin thị trường, thông tin nhà nhập khẩu chưa được hoàn chỉnh và khoa học.

- Nguyên nhân chủ quan thuộc về Chi nhánh NHPT Lâm Đồng

+ Công tác khai thác và cung cấp thông tin còn yếu, thiếu nên chưa đóng vai trò tư vấn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và thiết thực, dẫn đến việc cảnh báo an toàn tín dụng chưa được thực hiện bài bản. Vấn đề này trong tương lai sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Không chỉ có Chi nhánh mà ngay cả NHPT cũng thiếu bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, tư vấn và đánh giá rủi ro trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng, về thị trường để đưa ra các giải pháp phòng ngừa .

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay đã thực hiện nhưng chưa sâu do những hạn chế về nghiệp vụ tài chính kế toán doanh nghiệp, ngoại thương... Công tác phối hợp hoạt động với các ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế chưa được chặt chẽ dẫn đến chưa hoàn toàn kiểm soát được quá trình lập và xuất trình chứng từ cũng như thời điểm tiền thanh

toán từ nước ngoài về tài khoản của Nhà xuất khẩu nên một số trường hợp NHPT không nắm được luồng tiền. Dẫn đến việc chủ đầu tư và nhà xuất khẩu lợi dụng vốn ưu đãi của Nhà nước sai mục đích.

+ Số lượng, năng lực và trình độ cán bộ đặc biệt là bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động TDXK đang thiếu và hạn chế. Hiện tại, Chi nhánh NHPT Lâm Đồng mới có 1 phòng tín dụng nên trưởng phòng tín dụng quản lý, kiểm soát chung; bộ phận TDXK mới có 1 cán bộ chuyên quản thực hiện chính thức và 01 cán bộ tập sự, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là trong thời gian tới khi mở rộng thêm các nghiệp vụ như cho vay sau khi giao hàng, cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay… như vậy vấn đề về nhân sự hiện nay cần phải bổ sung và đào tạo chuyên sâu đang là vấn đề đặt ra đối với Chi nhánh vì đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo nghiệp vụ ngân hàng, ngoại thương, tài chính doanh nghiệp, tiếng anh...

+ Về công tác kiểm tra nội bộ: Cán bộ làm công tác kiểm tra tại Chi nhánh chỉ có 02 cán bộ, việc đi sâu đi sát nghiên cứu kỹ các quy trình nghiệp vụ còn hạn chế. Thêm vào đó, nghiệp vụ TDXK đặc thù có liên quan đến ngoại ngữ, kiến thức ngoại thương, việc nghiên cứu các lĩnh vực này chưa được chuyên sâu nên việc kiểm tra, phúc tra sau kiểm tra của bộ phận kiểm tra nội bộ chưa phát huy được hiệu quả.

Nhìn chung, việc triển khai hoạt động TDXK là một chủ trương đúng đắn và cần thiết. Hoạt động này tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng đã thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong việc hội nhập quốc tế, khắc phục những bất cập về cơ chế chính sách và quá trình triển khai thực hiện đồng thời phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập. Hoạt động

TDXK tại NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Lâm Đồng nói riêng cần hoàn thiện, đổi mới trên cơ sở kế thừa phát triển công tác TDXK hiện tại có tham khảo kinh nghiệm của các NHTM trong nước và các tổ chức tài chính tín dụng với vai trò như một công cụ của Chính phủ trong thực hiện chính sách TDXK.

Tóm lại: Chương 2 của luận văn trình bày thực trạng hoạt động TDXK tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng. Trong đó giới thiệu về bộ máy tổ chức của Chi nhánh, các hoạt động nghiệp vụ chính của Chi nhánh, cơ sở pháp lý thực hiện TDXK, các hình thức cho vay TDXK và kết quả số liệu hoạt động TDXK tại Chi nhánh NHPT Lâm Đồng. Qua đó đánh giá được những mặt đã làm được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động TDXK tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TDXK TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong nền kinh tế thương mại toàn cầu, bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm tới vần đề xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu các nước đều xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách TDXK là một chính sách được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xuất khẩu chính là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Chính vì thế chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDXK của NHPT Việt Nam cũng như của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 62 - 68)