Nâng cao chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 78 - 79)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3.Nâng cao chất lượng thẩm định

Chất lượng khoản vay là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào vì thế người ta thường nói thẩm định có ý nghĩa vừa là “người gác cổng” vừa là “nhà tiên tri” của công tác tín dụng. Với ý nghĩa như vậy công tác thẩm định là một nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng.

Xuất phát từ tầm quan trọng trên, một trong các điều kiện vay vốn TDXK tại NHPT đó là phương án phải có hiệu quả được NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay. Quy định này nhằm đề cao vai trò của tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, quy định đó đặt Chi nhánh NHPT Lâm Đồng cũng như các đơn vị khác trong hệ thống trước một trách nhiệm rất lớn đòi hỏi Chi nhánh NHPT Lâm Đồng phải nâng cao năng lực thẩm định để công tác tín dụng xuất khẩu ngày càng nâng cao về chất.

Nếu như cho vay dài hạn thì kết quả thẩm định không thể hiện ngay mà chỉ được thể hiện sau một khoảng thời gian tương đối dài thậm chí khi dự án hoàn thành đi vào sử dụng thì với đặc thù thời hạn cho vay ngắn, chất lượng thẩm định được thể hiện ngay bằng chất lượng tín dụng thông qua khả năng trả nợ của khách hàng. Nội dung thẩm định dự án đầu tư và thẩm định khoản vay ngắn hạn tuy dựa trên các tiêu thức khác nhau nhưng đều có kết quả chung là phải đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế xã hội, có khả năng trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay. Trong thời gian qua, chất lượng thẩm định các khoản vay ngắn hạn tương đối tốt không có tình trạng nợ quá hạn khê đọng (ngoại trừ khoản vay của Công ty TNHH Trường Thọ đã lãm thủ tục xin xóa nợ). Tuy nhiên, tín dụng đi kèm với rủi ro vì thế trong thời gian tới Chi nhánh cần phải thực hiện thêm một số giải pháp sau:

- Căn cứ vào các chỉ tiêu hướng dẫn tại sổ tay nghiệp vụ TDXK cũng cần phải tìm hiểu thêm các thông tin thực tế về giá cả thị trường, thông tin các nhà cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng là yếu tố quan trọng đối với các bộ thẩm định. Vì nguyên tắc cơ bản của công tác thẩm định là so sánh đánh giá các thông số của khoản vay này so với khoản vay khác, các đơn vị cùng sản xuất một mặt hàng...

- Phải tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định gắn chặt trách nhiệm của cán bộ thẩm định với kết quả thẩm định. Điều này nhằm mục đích nâng cao chất lượng thẩm định tránh thẩm định sơ sài, thẩm định “cho xong chuyện”. Có chế tài đối với từng bộ phận tham gia thẩm định.

- Cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ tín dụng. Nghề tín dụng là ngành mang tính rủi ro cao vì vậy cần những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt. Thực tế đã chứng minh nhiều cán bộ tín dụng vì lợi ích riêng của bản thân đã cố ý làm sai, làm trái quy định Nhà nước đã phải trả giá rất đắt. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục đối với các cán bộ về đạo đức nghề nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

Việc đề xuất tháo gỡ khó khăn của chủ đầu tư phải đảm bảo mục tiêu nâng cao khả năng trả nợ của chủ đầu tư và khả năng thu hồi nợ vay của Chi nhánh do đó cần phân tích thấu đáo tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tránh tình trạng thoả hiệp với đơn vị gây thất thóat vốn và tài sản của Nhà nước.

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 78 - 79)