Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ TDXK

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 45 - 49)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ TDXK

Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ “V/v Ban hành quy chế TDXK” đến Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ “Về TDĐT và TDXK” và đến nay là Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ “Về TDĐT và TDXK của Nhà nước” đã tập trung việc thực hiện hoạt động TDXK ưu đãi từ nhiều kênh về một đầu mối là NHPT, giúp tách bạch tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại.

Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ TDXK hiện hành tại hệ thống NHPT Việt Nam là Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ. So với chính sách TDXK trước đây thì những quy định hiện nay có một số điểm khác biệt như sau:

2.1.1.1. Về hình thức cho vay: có hai hình thức cho vay.

- Cho nhà xuất khẩu vay: bao gồm cả cho vay trước khi giao hàng và cho vay sau khi giao hàng.

- Cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay.

So với trước đây quy định chỉ cho vay đối với nhà xuất khẩu thì quy định hình thức cho vay hiện nay bổ sung thêm hình thức cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay. Như vậy hình thức cho vay đã đa dạng hơn và phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.

2.1.1.2.Về đối tượng vay vốn

Theo quy định tại Nghị định 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 thì danh mục các mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn TDXK được Thủ tướng Chính phủ quy định hàng năm. Quy định như vậy gây tâm lý không ổn định lâu dài cho các khách hàng vay vốn, hiện nay theo quy định tại Nghị định Số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 “Về TDĐT và TDXK của Nhà nước” thì danh mục mặt hàng thuộc đối tượng ổn định hơn (Xem Phụ lục số 02).

Nếu theo quy định trước đây các mặt hàng được ưu đãi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ bao gồm các sản phẩm rau quả đóng hộp, hàng thủ công mỹ nghệ, thịt gia súc nhưng đến nay danh mục mặt hàng đã mở rộng hơn. Hơn nữa quy định mới trong Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 theo nhóm mặt hàng nên kể cả các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng được hưởng TDXK mà thực hiện gia công cũng được vay vốn TDXK tại NHPT, đây cũng là điểm thuận lợi cho Chi nhánh NHPT Lâm Đồng.

2.1.1.3.Về điều kiện cho vay

- Thuộc đối tượng vay vốn theo danh mục mặt hàng xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ.

- Có hợp đồng xuất khẩu đối với nhà xuất khẩu hoặc có hợp đồng nhập khẩu đối với nhà nhập khẩu nước ngoài.

- Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay.

- Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.

- Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng Trung ương của nước nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.

2.1.1.4. Lãi suất cho vay

- Trước đây lãi suất cho vay được ấn định bằng 80% lãi suất TDĐT phát triển hiện nay mức lãi suất đã quy định tiệm cận với lãi suất thị trường.

- Lãi suất cho vay xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.

- Lãi suất đối với các khoản vay theo chỉ định hoặc theo hiệp định Chính phủ thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2.1.1.5. Các phương thức cho vay

Trước đây quy định chỉ cho vay từng lần đối với nhà xuất khẩu cho từng hợp đồng xuất khẩu, L/C hoặc bộ chứng từ hàng xuất, điều này rất hạn chế đối với những mặt hàng mang tính mùa vụ phải sản xuất dự trữ trong thời gian chưa ký được hợp đồng xuất khẩu nên quy định này cũng hạn chế khả năng tăng trưởng doanh số cho vay của toàn hệ thống NHPT nói chung và của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay theo quy định mới trong cho vay nhà xuất khẩu và nhập khẩu có cả phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức, điều này đã giải quyết được hạn chế của quy định trước đây và tạo điều kiện để hệ thống NHPT nói chung và Chi nhánh NHPT Lâm Đồng nói riêng có thể mở rộng được TDXK đặc biệt đối với các hàng nông sản mang tính mùa vụ như các sản phẩm về điều, cà phê..., đây là các nguyên liệu mang tính mùa vụ rõ rệt.

2.1.1.6. Về bảo đảm tiền vay

Trước đây yêu cầu về tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu là 30% giá trị khoản vay đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng và 100% đối với tài sản của bên thứ ba tuy nhiên hiện nay quy định mở hơn, NHPT có thể quy định mức bảo đảm tiền vay, được sử dụng tài sản hình thành từ vốn

vay bảo đảm, được sử dụng hình thức không có tài sản bảo đảm, tùy thuộc vào uy tín của người đi vay vốn.

2.1.1.7. Mức vốn cho vay

Trước đây quy định mức cho vay là 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu, 80% giá trị L/C và 90% giá trị bộ chứng từ hàng xuất nhưng hiện nay quy định mức vốn cho vay là 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với vay sau khi giao hàng đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài nhất thiết phải vay với mức cao hơn tối đa theo quy định nêu trên, NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Điều này giúp các doanh nghiệp được hưởng vốn TDXK nhiều hơn vì trước đây các đơn vị đang vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu vay vốn ở hình thức vay vốn ngay khi ký kết được các hợp đồng xuất khẩu.

2.1.1.8. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài nhưng thời hạn cho vay của từng khoản vay không quá 12 tháng. Riêng thời hạn cho vay đối với mặt hàng tàu biển xuất khẩu tối đa là 24 tháng. Các trường hợp khác cho vay vượt thời gian nêu trên NHPT Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2.1.1.9. Đồng tiền cho vay

Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rủi ro được xem xét xử lý nợ TDXK bao gồm:

+ Rủi ro bất khả kháng: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc nhà xuất khẩu; chủ đầu tư, nhà xuất khẩu bị phá sản, giải thể;

+ Khó khăn về tài chính của các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình đa sở hữu;

+ Các trường hợp rủi ro khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng gồm: gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ.

- Thẩm quyền xử lý rủi ro :

+ Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và TDXK.

+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ cho chủ đầu tư và nhà xuất khẩu trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam.

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ do Bộ Tài chính trình, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT Việt Nam và ý kiến thẩm định của liên Bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 45 - 49)