7. Bố cục của luận văn
1.4.4. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam
Qua tìm hiểu cơ chế hoạt động và một số hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu của các nước trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện chính sách TDXK như sau:
- Chính phủ các nước đều coi trọng chính sách tài trợ cho xuất khẩu, trong đó công cụ tín dụng tài trợ xuất khẩu được sử dụng như một biện pháp quan trọng trong tay Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và bền vững. Tín dụng tài trợ xuất khẩu ở các nước được thực hiện hoặc thông qua một tổ chức Ngân hàng xuất nhập khẩu hoặc qua nhiều tổ chức như Ngân hàng Trung ương, NHTM, các công ty bảo lãnh, các công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng... Nhưng hầu hết ở các nước đều thành lập một tổ chức chuyên biệt về tài trợ xuất khẩu dưới dạng ngân hàng xuất nhập khẩu, công ty bảo hiểm... Tổ chức này do Chính phủ trực tiếp thành lập, hoạt động với tư cách là một thể chế chính sách, hoạt động theo luật riêng. Một tổ chức tài trợ xuất khẩu có thể thực hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau hoặc thực hiện một dịch vụ chuyên biệt. Mô hình này giúp Chính phủ thực hiện các chính sách một cách tập trung vào mục tiêu cao hơn, sự tham gia trực tiếp của Chính phủ và tác
động của các chính sách nhanh chóng. Từ đó cho thấy việc thành lập một tổ chức tài chính chuyên thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu là phù hợp với Việt Nam trong gia đoạn hiện nay.
- Hình thức thực hiện: Tùy theo điều kiện, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và các cam kết quốc tế của mỗi quốc gia mà việc tài trợ tài chính cho xuất khẩu lựa chọn các hình thức tài trợ cho phù hợp. Thông qua tìm hiểu các hình thức thực hiện của các Ngân hàng xuất nhập khẩu tại các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc thì trong giai đoạn hiện nay Việt Nam nên tập trung ở một số hình thức sau:
+ Đầu tư trung và dài hạn cho các dự án xuất khẩu.
+ Tài trợ vốn lưu động và các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu như thu mua nguyên vật liệu, tiền công, vận chuyển...
+ Tín dụng dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài để mua hàng hóa của nước mình.
+ Bảo lãnh vay vốn TDXK.
Với hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu đa dạng, tài trợ ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đến khâu cuối cùng của tiêu thụ sản phẩm đã mang lại những hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho các nhà xuất khẩu, tăng cường giao thương giữa các quốc gia. Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thế giới, cam kết quốc tế ngày càng yêu cầu sự hỗ trợ của Chính phủ của các nước dành cho hoạt động xuất khẩu không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp nước khác. Theo đó, chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đang chuyển biến nhanh theo xu hướng chuyển từ việc tập trung tài trợ cho người cung cấp sang tập trung tài trợ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, lấy việc đảm bảo cho khâu tiêu thụ sản phẩm quốc nội, nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế làm mục tiêu chủ yếu cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu.
- Các yếu tố đảm bảo hiệu quả: Qua nghiên cứu mô hình hoạt động của một số quốc gia, sự thành công trong việc tài trợ xuất khẩu là do thực hiện tốt một số tiêu chí sau:
+ Các tổ chức tài trợ được hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức hoạt động của mình trên cơ sở thực thi theo luật định và đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra.
+ Việc tài trợ mang tính đầy đủ và đồng bộ. Các bên tham gia trong giao dịch xuất khẩu được ưu tiên khuyến khích tài trợ dựa vào kết quả xuất khẩu của chính họ bao gồm xuất khẩu những mặt hàng mới, hàm lượng giá trị nội địa trong xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, các cơ chế hỗ trợ được thực hiện một cách linh hoạt mà vẫn dựa vào yếu tố cơ bản là sự nỗ lực của các doanh nghiệp.
+ Các tổ chức tài trợ đều có một bộ phận chuyên biệt về nghiên cứu thị trường xuất khẩu và các rủi ro có thể xảy ra và các cơ chế, biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất thông qua các chuyên gia của tổ chức và các tổ chức tư vấn khác. Từ đó có thể tư vấn cho doanh nghiệp được tài trợ và có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài trợ cho người mua, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và cung cấp hỗ trợ phát triển cho nước khác một cách có hiệu quả.
+ Các tổ chức tham gia tài trợ doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp được tài trợ đều có sự ràng buộc trách nhiệm và lợi ích.
Tóm lại: Chương 1 của luận văn đã được trình bày những vấn đề cơ bản về TDXK của Nhà nước. Trong đó nêu được khái niệm, đặc trưng và hoạt động của NHPT, nội dung hoạt động TDXK của NHPT, nói lên vai trò của TDXK đối với nền kinh tế, giới thiệu những nét cơ bản về TDXK của Nhà
nước, và đưa ra các quy tắc quốc tế cần phải tuân thủ trong hoạt động TDXK, cuối cùng là trình bày kinh nghiệm hoạt động TDXK tại một số quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng để phát triển hoạt động TDXK tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2007-2011
2.1. HOẠT ĐỘNG TDXK TẠI CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2007-2011