GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 31 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHPT LÂM ĐỒNG

Chi nhánh NHPT Lâm Đồng là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Lâm Đồng. Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có bảng cân đối, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật. Chi nhánh NHPT Lâm Đồng có trụ sở đặt tại Thành phố Đà Lạt, giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, tiếp nhận các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh để thực hiện chính sách TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

1.3.1. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, 02 Phó giám đốc giúp việc cho Giám Đốc và 05 phòng nghiệp vụ. Giám đốc và Phó giám đốc Chi nhánh do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ của NHPT Việt Nam. Tổng số cán bộ nhân viên trong Chi nhánh gồm 36 người (trong đó 04 hợp đồng khoán gọn, 04 cao học; 06 người đang theo học cao học, 14 đại học, 4 trung cấp và cao đẳng), được tổ chức

thành 05 phòng với chức năng và nhiệm vụ cơ bản được Giám đốc quy định tại quyết định số 34/QĐ-NHPT-LĐO ngày 29/11/2010 “Về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các phòng thuộc Chi nhánh NHPT Lâm Đồng”.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh NHPT Lâm Đồng

Nguồn: Chi nhánh NHPT Lâm Đồng

Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHPT Lâm Đồng với các chức năng nhiệm vụ rõ ràng như sau:

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực tổng hợp, tổ chức, thi đua, kiểm tra giám sát, các dự án vay vốn TDĐT, TDXK. Trực tiếp phụ trách Phòng hành chính - Quản lý nhân sự , Phòng Kiểm tra, Phòng Tín dụng.

+ Phó giám đốc Chi nhánh (1): Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm các lĩnh vực huy động vốn, Bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM, công tác nguồn vốn. Trực tiếp phụ trách Phòng Tổng hợp.

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Tài chính

kế toán

GIÁM ĐỐC

Phòng

Tín dụng Kiểm traPhòng

Phòng HC-QLNS Phòng

+ Phó giám đốc Chi nhánh (2): Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm các lĩnh vực tài chính - kế toán, hành chính, xây dựng cơ bản, Trực tiếp phụ trách Phòng Tài chính - Kế toán.

- Phòng Tổng hợp (TH):

+ Chủ trì cùng các phòng thực hiện công tác huy động vốn, tiếp nhận vốn, quản lý nguồn vốn; tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, thống kê.

+ Chủ trì công tác thẩm định dự án vay vốn TDĐT (kể cả thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay), công tác bảo lãnh dự án đầu tư.

+ Chủ trì và phối hợp với các phòng để thực hiện tổng hợp hoạt động của chi nhánh tháng, quý, năm hoặc đột xuất (các báo cáo, sơ, tổng kết). Qua báo cáo phân tích nguyên nhân, dự báo khả năng và đề xuất các giải pháp.

- Phòng Tài chính kế toán (TCKT):

+ Tổ chức và triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán của chi nhánh theo đúng qui định của NHPT Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

+ Tổ chức, thực hiện cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán theo quy định của NHPT Việt Nam.

+ Tổ chức triển khai và thực hiện nghiệp vụ quản lý kho quỹ theo quy định

+ Quản lý và thực hiện điều hành mạng thông tin của Chi nhánh (Bộ phận tin học thuộc phòng tài chính kế toán có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn công tác tin học trong toàn Chi nhánh; tổ chức trung tâm dữ liệu và thông tin phục vụ công tác quản lý cho Chi nhánh).

+ Phối hợp cùng Phòng Kiểm tra giám sát thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nghiệp vụ của phòng theo qui định.

+ Phối hợp cùng Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự thực hiện thanh toán các chế độ cho CBVC trong cơ quan, xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm phân bổ và tính toán tiền lương tại Chi nhánh.

+ Phối hợp cùng Phòng Tín dụng trong công tác thu nợ và cho vay. - Phòng Tín dụng (TD):

+ Tổ chức và triển khai thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư phát triển (gồm cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư); tín dụng xuất khẩu (gồm cho vay xuất khẩu); cấp phát vốn uỷ thác; cho vay vốn ODA; chủ trì công tác thẩm định và cho vay thí điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức và thực hiện công tác thu nợ (gốc + lãi) các dự án đã cho vay.

+ Tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ của phòng.

+ Cùng phối hợp với các phòng thực hiện công tác huy động vốn - Phòng Kiểm tra:

+ Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh theo các quy định, hướng dẫn đã được Tổng Giám đốc NHPT ban hành.

+Tổ chức thực hiện công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng, chống rửa tiền theo quy định của NHPT.

+ Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, hàng năm và đột xuất đối với tất cả các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

- Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự (HC-QLNS):

+ Tham mưu cho Lãnh đạo chi nhánh trong việc: Tuyển dụng, thôi việc, đề bạt, miễn nhiệm, nâng lương, qui hoạch cán bộ, khen thưởng, kỷ luật… đối với CBVC trong chi nhánh.

+ Chủ trì và phối hợp cùng Phòng Tài chính kế toán – kho quỹ thực hiện đúng đủ các chế độ cho CBVC trong cơ quan.

+ Chủ trì và phối hợp cùng các phòng trong Chi nhánh thực hiện công tác thi đua ngắn ngày.

+ Tổ chức và triển khai thực hiện công tác hành chính trong chi nhánh như: công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ, vệ sinh, văn phòng phẩm, vật phẩm…

+ Tổ chức và thực hiện quản lý toàn bộ tài sản của cơ quan và tài sản cơ quan giao cho phòng sử dụng có hiệu quả.

1.3.2. Các hoạt động nghiệp vụ chính

- Công tác huy động vốn. - Công tác TDĐT.

- Công tác TDXK. - Cho vay vốn ODA. - Cấp hỗ trợ sau đầu tư.

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 31 - 35)