7. Bố cục của luận văn
3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức TDXK
Tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhà xuất khẩu trước khi giao hàng, mở rộng hình thức cho vay sau khi giao hàng, đồng thời đẩy mạnh hình thức cho vay theo hạn mức.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì vấn đề chính sách ưu đãi về tín dụng đối với các nước thành viên là như nhau. Do đó vấn đề đặt ra cần phải phát triển các hình thức TDXK như cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay, bảo lãnh TDXK.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng từ thực tiễn cho vay xuất khẩu của NHPT và kinh nghiệm của một số nước đi trước cho thấy, việc hoàn thiện công tác TDXK tại NHPT không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần phải có những bước đi thích hợp trong từng thời kỳ theo phương châm vừa học vừa làm trên cơ sở tận dụng kiến thức kinh nghiệm và cơ sở vật chất sẵn có.
Để thực hiện được giải pháp này, bản thân Chi nhánh phải chủ động nghiên cứu các hình thức cho vay, học tập các NHTM đã thực hiện các nghiệp vụ này, tham gia ý kiến với các Ban nghiệp vụ Trung ương sửa đổi những quy định chưa phù hợp để các hình thức TDXK trên có thể sớm thực hiện được.
Hơn thế nữa để phù hợp với thông lệ quốc tế, TDXK ngoài thực hiện các hình thức như trên thì TDXK của Nhà nước phải hỗ trợ cho xuất khẩu theo hướng đầu tư (trung, dài hạn và ngắn hạn) để xây dựng các vùng nguyên liệu (cho dân phát triển vùng nguyên liệu), xây dựng cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu, ở những hình thức này có thể Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho xuất khẩu được mà không vi phạm các cam kết quốc tế.
Hiện tại theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ “về TDĐT và TDXK của Nhà nước” thì TDXK chỉ bao gồm các hình thức cho vay xuất khẩu ngắn hạn, đối với đầu tư trung và dài hạn cho dự án
xuất khẩu thì không quy định cụ thể, mà nằm trong đối tượng là các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng đầu tư. Như vậy phần lớn các dự án đầu tư cho xuất khẩu bị loại khỏi đối tượng vay vốn TDXK.