7. Bố cục của luận văn
3.2.8. Nâng cao hiệu quả tư vấn cho các doanh nghiệp
Tư vấn là một dịch vụ mà các khách hàng mong đợi khi tiếp cận vay vốn tại các Ngân hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu thì dịch vụ tư vấn cho khách hàng càng được đánh giá cao. Vì trong thực tế, không phải doanh
nghiệp nào xuất khẩu cũng có đầy đủ năng lực, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, sự hiểu biết về luật lệ, điều ước quốc tế, quy định UCP, Incoterm... đặc biệt là những doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu, vì thế trong quá trình tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi các cán bộ nghiệp vụ phải phân tích cho khách hàng thấy được những thuận lợi và bất lợi trong đàm phán ký kết hợp đồng, những kỹ năng khi đàm phán hợp đồng hoặc chỉ ra được những vấn đề trong các hợp đồng xuất khẩu như nhà nhập khẩu thị trường nhập khẩu, điều khoản thanh toán, điều kiện giao hàng, điều kiện về bộ chứng từ hàng xuất, yêu cầu về hàng hóa... để tư vấn cho khách hàng nên đàm phán sửa đổi như thế nào để vừa có thể ký kết được hợp đồng xuất khẩu vừa tránh được những rủi ro trong thương mại quốc tế. Nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại về kinh tế ở mức thấp nhất cho khách hàng từ đó tạo lòng tin cho khách hàng vay vốn, gắn kết quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng bền vững. Việc hạn chế rủi ro cho khách hàng cũng chính là hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 3.3.1. Kiến nghị với NHPT Việt Nam
Thứ nhất: Bổ sung một số hoạt động nhằm từng bước chuẩn hóa công tác tín dụng nói chung và TDXK nói riêng của NHPT.
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Thiết lập hệ thống quản trị thông tin tín dụng đầy đủ, kịp thời và chính xác. Xây dựng hệ thống thông tin liên tục cập nhật về nhà nhập khẩu, thị trường nhập khẩu.
- Thiết lập hệ thống quản lý nợ có vấn đề và phân loại nợ, phân loại khách hàng để phòng ngừa kiểm tra, phát hiện, xử lý, thu hồi nợ nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Trước mắt thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ vay.
Thứ hai: Từng bước triển khai và chuẩn hóa các nghiệp vụ tạo hành lang pháp lý cho các Chi nhánh trong việc mở rộng TDXK.
Để thực hiện mục tiên phát triển bền vững của ngành và tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể mở rộng TDXK đề nghị NHPT Việt Nam nhanh chóng triển khai và hoàn thiện công tác chuẩn hóa nghiệp vụ:
- Cho vay sau khi giao hàng
- Nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay - Cho vay theo hạn mức
- Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay người bán và đẩy mạnh cho vay người mua
- Thanh toán chuyển trả tiền từ nước ngoài cho các hợp đồng xuất khẩu - Thực hiện giao dịch mở, thanh toán L/C
Điều chỉnh các quy định nghiệp vụ phù hợp với Nghị định của Chính phủ về TDXK và pháp luật hiện hành.
Thêm vào đó đề nghị NHPT nghiên cứu đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ “về TDĐT và TDXK của Nhà nước” bổ sung thêm đối tượng vay vốn TDXK hình thức cho vay đầu tư trung và dài hạn.
Thứ ba: Thực hiện công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng và các ngân hàng trên toàn quốc.
Do hệ thống thanh toán còn hạn chế nên hoạt động TDXK trong thời gian qua đã gây ra sự bất tiện cho khách hàng; tăng chi phí sử dụng vốn; đồng thời công tác theo dõi kiểm tra giám sát vốn vay và công tác thu hồi nợ vay của hệ thống NHPT còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy NHPT cần khẩn trương thực hiện công tác này.
Thứ tư: Tăng cường hoạt động trao đổi và hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế
- Trong các hoạt động TDXK Việt Nam còn ít nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc triển khai thực hiện nghiệp vụ mới còn khó khăn nhất là nghiệp vụ cho vay bên mua, (các NHTM trong nước chưa làm). Do đó, việc hợp tác và học tập kinh nghiệm của các Ngân hàng xuất nhập khẩu là cần thiết. Đặc biệt là các tổ chức tài chính tín dụng có hoạt động tương đồng và hoạt động như công cụ của Chính phủ trong thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu trong khu vực và trên thế giới.
- Mở văn phòng đại diện ở nước người mua là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu nước ngoài vay.
Thứ năm: Bổ sung đối tượng được hưởng chính sách TDXK và chuẩn hóa các điều kiện được cung cấp TDXK.
Do năng lực về xuất khẩu trực tiếp của một số đơn vị còn thấp, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn hạn chế, việc tìm kiếm các khách hàng ngoại còn gặp nhiều khó khăn... nên các đơn vị này chỉ sản xuất và bán lại cho một đơn vị khác để xuất khẩu. Tuy nhiên, theo quy định, để được vay vốn TDXK tại NHPT, yêu cầu đơn vị khi vay vốn phải xuất trình ngoài hợp đồng uỷ thác xuất khẩu còn phải có HĐXK của bên nhận uỷ thác ký với nhà nhập khẩu. Và sau khi xuất hàng phải có đầy đủ bộ chứng từ hàng xuất chứng minh mục đích xuất khẩu. Nhưng thực tế các đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu không tiết lộ thông tin về khách hàng, thị trường nhập khẩu cũng như giá bán hàng hóa ... nên từ chối cung cấp hợp đồng xuất khẩu, bộ chứng từ hàng xuất cho người sản xuất. Trong trường hợp này các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa để xuất khẩu (các mặt hàng thuộc đối tượng vay vốn TDXK) là người thực sự cần vốn lại không tiếp cận được nguồn vốn TDXK.
Để hỗ trợ vốn cho các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn, đề nghị NHPT Việt Nam nghiên cứu cách thức quản lý để có thể mở rộng cho vay vốn TDXK đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng trên.
Thứ sáu: Cải tiến phương thức đào tạo nghiệp vụ
Để công tác đào tạo thực sự chất lượng đề nghị NHPT cần phải:
- Thay đổi cách thức đào tạo từ thụ động giảng viên nói học viên nghe sang phương thức trao đổi thảo luận, trao đổi thực tế, học tập kinh nghiệm giữa các Chi nhánh, Trung ương.
- Mở rộng đối tượng đào tạo tới các cán bộ nghiệp vụ, thời gian đào tạo phù hợp, thường xuyên tránh tình trạng đào tạo theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Đặc biệt đối với các nghiệp vụ TDXK thì cách thức đào tạo như thế nào để đạt hiệu quả nhất vì đây hoàn toàn là các nghiệp vụ mới trừ nghiệp vụ cho vay nhà xuất khẩu.
Thứ bảy: Cải cách thủ tục hành chính
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội, do đó
Cải cách hành chính cần được triển khai đồng bộ từ trên xuống và cả từ dưới lên, coi trọng, khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của cơ sở, xác định được khâu phá trong từng giai đoạn, nêu rõ những công việc cần làm trước, làm ngay, đồng thời phải tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các đơn vị cùng ngành, cùng lĩnh vực hoạt động về tổ chức và hoạt động quản lý để vận dụng thích hợp.
Rà soát và hệ thống các văn bản theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp. Đồng thời xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rờm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp qua đó hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện. Không nên có quá nhiều quy định về cảnh báo, giám sát làm mất đi tính chủ động trong cho vay TDXK của Chi nhánh.