Quan điểm định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 70 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Quan điểm định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất khẩu

tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều tiềm năng xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu nông sản, lâm sản và hàng thủ công mỹ nghệ. Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển nhất định trên nhiều mặt, kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng, thị trường xuất khẩu, và số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng.

3.1.2.1. Những lợi thế để phát triển xuất khẩu

- Vị trí địa lý: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2;

+ Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận + Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

+ Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận + Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông

- Địa hình: Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật... cho Lâm Đồng.

- Thổ nhưỡng: Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có

200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao...

- Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thuận lợi cho phát triển phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.

- Tài nguyên thiên nhiên: Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt đủ điều kiện để khai thác ở qui mô công nghiệp. Nguồn nguyên liệu nông lâm sản phong phú về chủng loại, có thể tổ chức sản xuất thành những vùng chuyên canh về qui mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu.

+ Nguyên liệu nông sản: Tài nguyên đất đai của Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm, rau hoa,… Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phục để xuất khẩu. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản xuất chè và có năng suất cao hơn hẳn năng suất trung bình toàn quốc. Diện tích chè toàn Tỉnh đạt 25.447 ha, có khả năng phát triển lên đến 28.000 ha, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2 cả nước về sản xuất cà phê; chiếm tỷ trọng đáng kể về các sản phẩm như dâu tằm tơ, hạt điều, bò thịt sữa, mía đường, dược liệu…

Một số nguồn nguyên liệu chính như sau:

o Cà phê: Là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có thế mạnh phát triển của địa phương. Diện tích càphê ổn định lâu dài đạt khoảng 120.000 ha, đặc biệt là giống cà phê Arabica tại Đà Lạt, Lâm Hà và Đức Trọng là loại có chất lượng cao.

o Chè: Với điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, cây chè ở Lâm Đồng phát triển mạnh mẽ từ hơn 70 năm qua. Lâm Đồng cũng thích hợp để trồng các loại giống chè quý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…

o Dâu tằm: khí hậu của Lâm Đồng thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm. Diện tích ổn định lâu dài đạt khoảng 8 – 10 ngàn ha, sản lượng dâu khoảng 100 – 120 ngàn tấn, sản lượng kén tằm đạt khoảng 6,5 – 8 ngàn tấn.

o Điều: Diện tích điều toàn Tỉnh đạt 7.300ha và có khả năng phát triển lên 8.300 ha. Hàng năm Lâm Đồng có thể thu hoạch khoảng 2.300 tấn nhân.

+ Lâm sản: Lâm Đồng có 617.815 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357 ha rừng gỗ, 80.446 ha rừng tre nứa, 27.326 ha rừng trồng… Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Lâm Đồng. Các sản phẩm như mây tre đan, thêu lụa, dệt thổ cẩm, hoa khô, đan len,

chạm khắc, cưa lọng, gỗ mỹ nghệ, hàng lưu niệm… Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề truyền thống, tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

3.1.2.2. Định hướng, mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Lâm Đồng

- Quan điểm:

+ Khai thác và huy động tối đa các mặt hàng có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh để xuất khấu, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới. Phấn đấu tăng tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ nguyên, nhiên vật liệu Sản xuất trong nước trong giá trị sản phẩm xuất khẩu.

+ Phát triển xuất khẩu phải gắn với phát triển sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo các yêu cầu xã hội như tạo thêm việc làm cho người lao động, ổn định cuộc sống của đồng bào các dân tộc, bảo vệ tốt môi trường, giữ vững an ninh, chính trị. Xuất khẩu gắn với nhập khẩu phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống nhân dân.

+ Phát triển xuất khẩu trên cơ sở khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Chủ động hội nhập thị trường khu vực và quốc tế; thực hiện đa phương hóa quan hệ thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khấu, tập trung củng cố thị trường truyền thống, xác lập thị trường trọng điểm và phát triển thị trường mới.

+ Phấn đấu đưa hoạt động xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng có mức tăng trường cao và ổn định

- Định hướng cơ cấu mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu:

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế trong thời gian qua, tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh có thể xác định các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong thời gian tới là: Nông sản chế biến, thủ công mỹ nghệ, lâm sản và vật liệu xây dựng...

+ Nhóm hàng rau quả: Trên cơ sở những tiềm năng của tỉnh, sau khi xem xét nhu cầu thị trường thế giới, có thể đặt ra mục tiêu xuất khẩu đối với nhóm hàng rau quả.

+ Nhóm hàng nông sản như chè, cà phê, điều: đây là những mặt hàng có khối lượng sản xuất rất lớn, Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sàn xuất chè, đứng thứ hai cả nước về sản xuất Cà phê và sản xuất điều cũng chiếm tỷ trọng rất lớn so với cả nước.

+ Hàng may mặc: Đây là mặt hàng tỉnh Lâm Đồng có nhiều lợi thế về lực lượng lao động với tay nghề khá, giá nhân công thấp. Bên cạnh đó do giá nhân công ở các thành phố và đô thị lớn sẽ tăng tương đối so với các tỉnh, khu vực có mức đô thị hóa thấp. Vì vậy, tỉnh cần tập trung đầu tư đặc biệt vào việc nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng này.

+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Do điều kiện địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và khéo tay nên ngành này cần được ưu tiên phát triển. Các sản phẩm tập trung chủ yếu là các sản phẩm thêu ren và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như gỗ mỹ nghệ,...

Mặt hàng xuất khẩu: Từng bước củng cố vị thế các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tính trên thị trường quốc tế, dự kiến năm 2015 khối lượng xuẩt khấu của các mặt hàng như sau: cà phê nhân 285.000 tấn, cà phê chế biến 5.000 tấn, chè chế biến 23.000 tấn, rau các loại 26.500 tấn, hoa cắt cành 280

triệu cành, hạt điều nhân 2.800 tấn, tơ tằm 450 tấn, lụa tơ tằm 3,5 triệu mét, hàng may mặc 28 triệu sản phẩm.

Thị trường xuất khẩu: Giữ vững và củng cố thị trường truyền thống như: các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nga, các nước EU (Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Pháp, Bungary, Hy Lạp, Thụy Điển), New Zealand, Trung Đông (A rập Saudi, Oman),...

Tăng cường công tác xúc tiến mở rộng và phát triển thị trường mới: Slovenia, Ấn Độ, một số nước Đông Âu, Nam Phi, các nước Trung Đông.

- Kế hoạch phát triển xuất khẩu: Tập trung phát triển một số mặt hàng chủ lực:

+ Các mặt hàng nông sản (chè, cà phê, điều, rau, hoa,. . .): Lập quy hoạch chi tiết cho từng vùng nguyên liệu; đầu tư tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất,...

+ Hàng dệt may: Thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển ngành dệt, may và sản xuất phụ liệu ngành may, tận dụng nguyên liệu sẵn có như tơ tằm.

+ Lâm sản: Đầu tư trồng rừng nguyên liệu, phát triển cơ sở chế biến. + Gỗ xuất khẩu và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Khuyến khích phát triển các làng nghề; ...

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển lâm đồng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w