6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp xã hội đố
với ngƣời khuyết tật
- Việc tổ chức xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng phƣờng thực hiện nhằm giúp cho ngƣời dân đƣợc thuận lợi khi đi lại, nhƣng quy định hiện hành còn có rất nhiều những hạn chế, bất cập nên trong quá trình triển khai thực hiện dễ dẫn đến xảy ra việc xác định không đúng mức độ khuyết tật cả về mặt khách quan lẫn mặt chủ quan, cần phải khắc phục. Vì vậy, nên quy định Hội đồng phƣờng chỉ thực hiện xác định mức độ khuyết tật đối với một số dạng tật và ban hành bảng chuẩn để Hội đồng phƣờng có thể quan sát bằng mắt thƣờng để xác định nhƣ: cụt tay, cụt chân, liệt tay, liệt chân, mù mắt...; và tƣơng ứng với bảng chuẩn đó sẽ là mức độ khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng; ngoài những trƣờng hợp này thì chuyển Hội đồng giám định y khoa giám định.
- Điều chỉnh một số quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, không bỏ sót đối tƣợng hƣởng trợ giúp và phù hợp hơn với thực tế nhƣ: Nên có quy định thủ tục hồ sơ, cấp đổi lại giấy khuyết tật đối với trƣờng hợp NKT thay đổi nơi thƣờng trú mới; Nên có quy định trong một số trƣờng hợp Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội kiểm tra thực tế, mức độ khuyết tật chƣa phù hợp thì có đề nghị để điều chỉnh mức độ khuyết tật cho phù hợp với thực tế; Đối với những trƣờng hợp NKT tạm trú dài hạn ở địa phƣơng, cần có quy định cụ thể để những trƣờng hợp này không bị bỏ sót cũng nhƣ không bị trùng lắp chế độ.
- Quy định cụ thể tỷ lệ bắt buộc sử dụng lao động là NKT đối với các doanh nghiệp, đồng thời có thiết chế xử lý vi phạm cũng nhƣ mức khen thƣởng, hỗ trợ các doanh nghiệp làm tốt một cách cụ thể.