Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

a. Công tác tuyên truyền còn hạn chế

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiệu quả của công tác TGXH đối với NKT chƣa cao là do công tác tuyên truyền còn hạn chế. Hiện nay trên địa bàn quận Thanh Khê công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về NKT còn chƣa thƣờng xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền chƣa đa dạng. Công tác tuyên truyền, giáo dục tâm lý nhằm nâng cao nhận thức của mọi ngƣời, bản thân NKT và gia đình có NKT còn ít. Hình thức chủ yếu là phổ biến chính sách trợ giúp đối với NKT thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị và thông qua họp tổ dân phố định kỳ. Tuy

nhiên, cách tuyên truyền này vẫn chƣa đạt hiệu quả cao vì nhiều ngƣời dân, đặc biệt gia đình có NKT phần lớn là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt nên thƣờng không hoặc rất ít tham dự họp.

b. Các chính sách trợ giúp chưa đáp ứng đúng nhu cầu của từng đối tượng cụ thể

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tác động chính sách chƣa cao là do chƣa chạm đến nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng cụ thể. Ngoài nhu cầu TCXH hàng tháng, các nhu cầu trợ giúp về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ làm nhà, tham gia cộng đồng,… cũng là các nhu cầu cơ bản và có số đông NKT đang mong muốn đƣợc trợ giúp. Tuy nhiên, đối tƣợng NKT bao gồm nhiều dạng tật, mức độ khuyết tật với các đặc điểm, nhu cầu trợ giúp khác nhau. Sự khác nhau về nhu cầu này cho thấy rằng cần theo dõi và đề xuất các chính sách trợ giúp đặc thù riêng, phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể.

c. Mức chuẩn trợ cấp của thành phố còn thấp, chưa có sự điều chỉnh kịp thời

Nguyên nhân của việc tác động của chính sách chƣa cao lên đối tƣợng hƣởng lợi và chƣa đảm bảo tính công bằng của chính sách khi đặt trong hệ thống ASXH là do mức trợ cấp còn thấp và chƣa có sự điều chỉnh kịp thời theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì mức chuẩn trợ cấp là 270 ngàn đồng/ tháng sẽ đƣợc thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Tuy nhiên, đến nay thành phố Đà Nẵng vẫn chƣa triển khai thực hiện việc điều chỉnh mức trợ cấp. Qua khảo sát các cán bộ thực hiện chính sách trên địa bàn có 63,6% ý kiến cho rằng mức chuẩn trợ cấp 270 ngàn đồng /tháng vẫn còn thấp, chƣa đảm bảo nhu cầu tối thiểu của NKT .

Bảng 2.13. Ý kiến của cán bộ thực hiện chính sách về sự phù hợp của mức chuẩn trợ cấp so với tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

Mức 270.000 là phù hợp 4 36,4 Mức 270.000 thấp chƣa bảo đảm nhu cầu tối thiểu 7 63,6 Không có ý kiến

Tổng cộng 11 100

(Nguồn: Tính toán từ kết quả lấy ý kiến của cán bộ thực hiện chính sách)

d. Còn lỗ hổng và điểm chưa hợp lý trong chính sách

Công tác triển khai thực hiện chính sách TGXH đối với NKT vào thực tế gặp nhiều khó khăn, bất cập là do còn những lỗ hổng và điểm chƣa hợp lý trong các văn bản hƣớng dẫn nhƣ:

- Quy định giao việc giám định khuyết tật về hội đồng giám định của phƣờng xã, trong khi hội đồng này bao gồm nhiều ngƣời không có chuyên môn, đánh giá bằng mắt thƣờng và dựa trên bộ câu hỏi nên rất dễ dẫn đến việc xác định không đúng mức độ khuyết tật, đặc biệt là đối với những ngƣời bị bệnh thần kinh, tâm thần. Đây chính là lỗ hổng rất dễ phát sinh gian lận, tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Bảng 2.14. Ý kiến của cán bộ thực hiện chính sách về quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định khuyết tật phường đánh giá

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

Hợp lý, thuận lợi trong tổ chức thực hiện 1 9,1 Còn một số trƣờng hợp gặp khó khăn trong việc

xác định mức độ khuyết tật 8 72,7

Không hợp lý 2 18,2

Tổng cộng 11 100

- Các quy định về công tác xác định đối tƣợng, quản lý đối tƣợng, cắt giảm TCXH khi hết điều kiện đƣợc hƣởng cũng gặp nhiều khó khăn dễ sai sót do chính sách vẫn còn nhiều lỗ hổng chƣa lƣờng trƣớc, phát sinh trong thực tế.

e. Quá trình triển khai thực hiện chính sách của các Bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ so với thời điểm chính sách có hiệu lực thi hành

Nguyên nhân nữa dẫn đến hiệu quả của công tác TGXH đối với NKT chƣa cao là do quá trình triển khai thực hiện chính sách của các Bộ, ngành, địa phƣơng còn chậm trễ. Các nghị định của Chính phủ thƣờng có hiệu lực rất lâu mới có văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Và sau khi văn bản hƣớng dẫn thực hiện có hiệu lực thì các sở, ban ngành của địa phƣơng cũng phải mất một thời gian dài nữa để tham mƣu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định về chính sách. Nhƣ vậy, thời gian để các cấp cơ sở triển khai thực hiện chính sách đến đối tƣợng thƣờng rất chậm so với thời điểm chính sách có hiệu lực thi hành. Với số lƣợng đối tƣợng cần hƣớng dẫn, triển khai thực hiện chính sách lớn, thời gian thực hiện thƣờng gấp rút nên công tác thực hiện chính sách tại các cấp cơ sở không thể tránh khỏi sai sót.

f. Nhiều chương trình, kế hoạch triển khai cùng lúc dẫn đến chồng chéo mục tiêu, đối tượng, phạm vi và gây lãng phí nguồn lực, khó khăn trong tổ chức thực hiện

Hiện nay, có rất nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau có chức năng, nhiệm vụ thực hiện TGXH đối với NKT hoặc có chức năng kết nối nguồn lực trợ giúp với NKT nhƣ Phòng Lao động – thƣơng binh và xã hội, các đơn vị thuộc ngành giáo dục – đào tạo, ngành y tế, ngân hàng Chính sách xã hội, Hội NKT, Hội ngƣời mù, Hội nạn nhân chất độc màu da cam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Hàng năm, mỗi cơ quan đơn vị đều có kế hoạch chƣơng trình hành động đối với NKT riêng. Do vậy, khi các cơ quan, đơn vị này triển khai

chƣơng trình, kế hoạch cùng lúc thì rất dễ dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi. Nhƣ vậy, có thể dẫn đến việc có những đối tƣợng cùng một lúc đƣợc hƣởng lợi ở nhiều chƣơng trình, dự án, trong khi còn nhiều NKT khác cũng có nhu cầu nhƣng chƣa đƣợc hƣởng trợ giúp. Do đó, sẽ gây lãng phí nguồn lực và hiệu quả trợ giúp không cao.

g. Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc thù phục vụ cho công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe NKT

Hiện nay, số trẻ em khuyết tật tham gia học hòa nhập chƣa cao là do cơ sở vật chất của các trƣờng Tiểu học, Trung học cơ sở và Mầm non chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của NKT khi sử dụng; các trƣờng chƣa đƣợc trang bị các trang thiết bị đặc thù để phục vụ công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật; các lớp có học sinh khuyết tật tham gia học hầu nhƣ không giảm đƣợc sỉ số. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến công tác chăm sóc, giáo dục đối với trẻ khuyết tật có mặt hạn chế, hiệu quả chƣa cao.

Trạm y tế phƣờng là nơi chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho NKT. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng nhƣ đội ngũ nhân lực trạm y tế phƣờng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của NKT.

Cơ sở hạ tầng về giao thông, công trình công cộng của địa phƣơng còn chƣa đáp ứng phù hợp, khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ này của NKT gặp khó khăn. Các văn bản liên quan đến việc thiết kế các công trình công cộng, công trình giao thông theo hƣớng tiếp cận đối với NKT vẫn chƣa đƣợc áp dụng nhiều vào thực tiễn, mới chỉ nằm trên giấy tờ.

h. Tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh đáp ứng với yêu cầu thực tiễn

Trong những năm qua, hệ thống các đơn vị sự nghiệp chăm sóc NKT ở cộng đồng và ở cấp cơ sở chƣa đƣợc quan tâm. Cán bộ lao động - thƣơng binh và xã hội là ngƣời trực tiếp triển khai, thực hiện chính sách TGXH đến từng đối tƣợng. Tuy nhiên, ở mỗi phƣờng chỉ có biên chế một ngƣời, nhƣng phải

phụ trách rất nhiều mảng và nhiều công việc nhƣ: ngƣời có công, cung cầu lao động, bảo trợ xã hội… Ngoài ra, đội ngũ cộng tác viên ở địa phƣơng còn mỏng. Mặt khác, hầu hết cán bộ làm công tác TGXH đối với NKT chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn về công tác xã hội, về NKT. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức thực hiện chính sách đạt hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trợ giúp của từng NKT cụ thể .

i. Chưa có thiết tài xử lý nghiêm đối với các công ty, doanh nghiệp không nhận NKT vào làm

Hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp không mặn mà với việc tiếp nhận NKT vào làm việc, họ tìm nhiều lý do để từ chối. Vì vậy, nhiều NKT dù đã tốt nghiệp nhƣng rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, việc xử lý các công ty, doanh nghiệp không nhận NKT vào làm đa phần mới chỉ dừng lại ở bƣớc xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp có hành vi từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT.

k. Công tác khảo sát nhu cầu trợ giúp của NKT và vận động, kết nối nguồn lực trợ giúp còn hạn chế

Để công tác TGXH đối với NKT đạt hiệu quả cao thì trợ giúp phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của từng đối tƣợng cụ thể. Tuy nhiên, công tác khảo sát, phân loại đối tƣợng và nhu cầu trợ giúp của NKT trên địa bàn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Công tác vận động, tìm kiếm, kết nối nguồn lực từ cộng đồng, từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc để trợ giúp NKT còn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào các chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai, chứ chƣa vận động đƣợc nhiều cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn ủng hộ, tài trợ hoặc trực tiếp tham gia trợ giúp NKT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 nêu khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội của quận Thanh Khê. Nội dung chính của chƣơng là phân tích, đánh giá thực trạng công tác TGXH đối với NKT ở quận Thanh Khê trong thời gian qua. Đã sử dụng các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát để phân tích đánh giá về thực trạng và kết quả đạt đƣợc của công tác triển khai thực hiện chính sách TGXH đối với NKT ở quận và tập trung vào 5 nhóm chính sách trợ giúp chính: TCXH hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp giáo dục, trợ giúp học nghề và việc làm, trợ giúp vui chơi giải trí. Từ đó làm rõ những thành công đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Kết quả đánh giá của Chƣơng 2 làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác TGXH đối với NKT trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT Ở QUẬN THANH KHÊ 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.1.1. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội về NKT hiện nay hội về NKT hiện nay

Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc, NKT luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ “từng bƣớc xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những ngƣời có công với cách mạng và những ngƣời gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. Quan điểm của Đảng nêu trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng đến các đối tƣợng bảo trợ xã hội, trong đó có ngƣời khuyết tật.

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng khung pháp luật, chính sách, môi trƣờng xã hội thuận lợi về NKT, thông qua các chƣơng trình mục tiêu ở cấp quốc gia và chƣơng trình hành động riêng để hỗ trợ NKT. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua các văn bản luật sau đây:

- Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “ Nhà nƣớc tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hƣởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời nghèo và ngƣời có hoàn cảnh khó khăn khác.” và “tạo điều kiện để ngƣời khuyết tật và ngƣời nghèo đƣợc học văn hoá và học nghề”.

con liệt sỹ, thƣơng binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nƣơng tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đƣợc Nhà nƣớc và xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học”.

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 – sửa đổi năm 2004, Điều 34: “Nhà nƣớc có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng các quyền của trẻ em. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc thực hiện chủ yếu ở gia đình và cộng đồng. ”

Điều 35: “Nội dung dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: tƣ vấn, khám chữa bệnh, chữa trị, điều trị, giải độc, phục hồi chức năng, sức khỏe, tinh thần, đạo đức, giáo dục hòa nhập, dạy nghề, tổ chức các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Điều 39: “Trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV/AIDS đƣợc gia đình, nhà nƣớc và xã hội giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, đƣợc tạo điều kiện để chữa bệnh, phục hồi chức năng, đƣợc học văn hóa, đƣợc học nghề và tham gia hoạt động xã hội để hòa nhập với gia đình, cộng đồng.”

- Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về ngƣời tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chƣơng và 35 điều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội.

- Luật ngƣời khuyết tật đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành từ ngày 17 tháng 10 năm 2010 và bắt đầu có hiệu lực từ

ngày 01/01/2011. Luật ngƣời khuyết tật bao gồm 10 chƣơng 53 điều. Luật này quy định tƣơng đối đầy đủ, toàn diện về NKT, về quyền và nghĩa vụ của NKT; trách nhiệm của Nhà nƣớc, gia đình và xã hội đối với NKT, từng bƣớc hoàn thiện hệ thống chính sách về NKT.

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp quy về trợ giúp NKT do các cơ quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng ban hành tƣơng đối đầy đủ. Đặc biệt là sự ra đời của Luật NKT đã thể chế hoá hầu nhƣ các quan hệ chính trị, tƣ pháp, kinh tế, văn hoá - xã hội có liên quan đến NKT vào hệ thống pháp luật. Điều này đã tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để NKT hoà nhập cộng đồng và các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 84)