Trợ giúp về tiếp cận văn hóa, thể thao, giải trí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Trợ giúp về tiếp cận văn hóa, thể thao, giải trí

Vui chơi giải trí là một trong những chính sách rất hữu ích đối với NKT. Nhờ có hoạt động vui chơi giải trí mà NKT có thể phát triển kỹ năng vận động, trí tuệ, nhận thức xã hội tốt. Thông qua hoạt động vui chơi, thể dục thể thao NKT đƣợc vận động, sức khỏe đƣợc tăng cƣờng. Đặc biệt là trẻ em khuyết tật rất hữu ích vì vậy trẻ em khuyết tật có cơ hội tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp tăng cƣờng hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm sống….Khi NKT tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí sẽ tạo nên thái độ tốt của NKT đối với gia đình và xã hội. Vì khi tham gia vào các cuộc thi đấu, ngày hội thể thao NKT đƣợc thể hiện hết năng lực của bản thân, khiến mọi ngƣời hiểu thêm về NKT. Từ đó tạo đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng.

Nhà nƣớc hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của NKT; tạo điều kiện để NKT đƣợc hƣởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. NKT đặc biệt nặng đƣợc miễn, NKT nặng đƣợc giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ. Nhà nƣớc và xã hội tạo điều kiện cho NKT phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

1.2.6. Tiêu chí đánh giá công tác trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật

Mục đích đánh giá là làm rõ kết quả và các tác động tích cực, tác động tiêu cực của công tác TGXH đối với NKT. Đồng thời cũng phát hiện những nội dung chính sách không phù hợp, dự kiến xu hƣớng kết quả và tác động tiếp theo của chính sách. Kết quả đánh giá là căn cứ khoa học và thực tiễn đƣa

ra kiến nghị bổ sung, sửa đổi một bộ phận chính sách hoặc toàn bộ chính sách hoặc các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách.

Nội dung của đánh giá chính là việc xem xét mục tiêu, kết quả, hiệu quả của công tác TGXH đối với NKT thông qua các chỉ tiêu nhƣ sau:

a. Quy mô đối tượng được hưởng TGXH và mức độ bao phủ của TGXH đối với NKT - Tổng số đối tƣợng hƣởng trợ giúp (MTGXH) 1 n TGXH i i M m    (1.1) Trong đó: mi là số lƣợng đối tƣợng nhóm i

Chỉ tiêu này cho biết quy mô NKT đƣợc hƣởng TGXH, đồng thời là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu đánh giá khác và đánh giá mức độ biến động đối tƣợng hƣởng trợ giúp theo thời gian.

- Tỷ lệ bao phủ so với dân số (RDS)

1 n i i DS m R DS    (1.2) Trong đó: mi là số lƣợng đối tƣợng nhóm i

DS là tổng dân số của địa bàn nghiên cứu

-Tỷ lệ bao phủ so với số NKT cần TGXH (RTGXH)

(1.3) Trong đó: mi là số lƣợng đối tƣợng nhóm i

DTGXH là số NKT cần TGXH của địa bàn nghiên cứu

b. Mức độ tác động của công tác TGXH đối với NKT

1 1 n i i t n i i t m t m      (1.4) Trong đó: ti là mức trợ cấp đối với nhóm đối tƣợng i

mi là số đối tƣợng thuộc diện hƣởng chính sách nhóm i

Sở dĩ cần xem xét mức trợ cấp, trợ giúp bình quân là vì quy định hiện hành mức tối thiểu và mỗi nhóm đối tƣợng có mức khác nhau. Nên mức chuẩn trợ cấp chƣa phản ánh thực chất mức hỗ trợ hàng tháng, mà phải là mức trợ cấp bình quân.

- Bên cạnh đó, còn nhiều chỉ tiêu đƣợc thực hiện thông qua khảo sát nhƣ: tỷ lệ đối tƣợng thay đổi cuộc sống sau hƣởng chính sách, mức độ hài lòng của ngƣời hƣởng chính sách. Các chỉ tiêu này càng cao thì công tác thực hiện chính sách càng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá cần tính đến chất lƣợng của sự thay đổi sau bao lâu kể từ khi NKT đƣợc hƣởng chính sách.

c. Tính công bằng của TGXH đối với NKT

Tính công bằng đƣợc đánh giá trên hai mặt: bình đẳng chế độ giữa các nhóm NKT đƣợc hƣởng chính sách dựa trên cách phân chia hệ số hoặc mức trợ cấp cụ thể giữa các nhóm đối tƣợng và sự phù hợp chính sách trợ cấp xã hội với các chính sách khác trong hệ thống ASXH dựa trên đánh giá khoảng cách giữa mức trợ cấp thƣờng xuyên và các chính sách khác, với chuẩn nghèo, thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất, hay mức lƣơng cơ sở…

- Khoảng cách bình quân mức trợ cấp xã hội (r):

(1.5) Trong đó: ti là hệ số trợ cấp đối với nhóm đối tƣợng i

Hƣớng ƣu tiên của chính sách TGXH đối với NKT là hƣớng đến đảm bảo đƣợc mức sống tối thiểu cho đối tƣợng. Mức cụ thể càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu mà khoảng cách bình quân lớn thì dẫn đến sự bất bình đẳng ngay trong thiết kế chính sách. Thông thƣờng chỉ tiêu này dƣới 0,3 là hợp lý, nếu trên 0,3 thì cần xem xét điều chỉnh lại hệ số trợ cấp [37].

- Mức độ tƣơng quan với các chính sách khác (rtq):

(1.6) Trong đó: tCSXH là mức các chính sách khác trong hệ thống ASXH

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ thì các chính sách xã hội cần hƣớng tới việc đảm bảo tƣơng quan giữa các mức chính sách trong mặt bằng chung. Vì chính sách TGXH đối với NKT là hỗ trợ một phần, do vậy mức trợ cấp này thƣờng thấp hơn các mức chính sách khác. Tuy nhiên, không quá chênh lệch và thông thƣờng phải đảm bảo tổi thiểu 60% mức chính sách khác [37].

d. Tính kinh tế của công tác TGXH đối với NKT

Tính kinh tế đƣợc xem xét trên phƣơng diện tổng chi phí thực hiện trợ giúp, chi phí này phải đƣợc xem xét với tổng chi ngân sách nhà nƣớc, so sánh với tổng thu nhập quốc dân. Có nhiều tiêu chí để đánh giá, nhƣng có thể lựa chọn một số chỉ tiêu nhƣ: Tổng kinh phí thực hiện trợ giúp, tỷ lệ chi phí so với tổng chi ngân sách, so với GDP, tốc độ tăng tỷ lệ chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 48)