Thực trạng công tác trợ giúp về y tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng công tác trợ giúp về y tế

Với chủ trƣơng giúp những ngƣời yếu thế trong xã hội tiếp cận với dịch vụ y tế, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, chính sách này tập trung vào hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, phục hồi chức năng và khuyến khích các tổ chức thực hiện hình thức khám chữa bệnh nhân đạo. 100% NKT đang đƣợc hƣởng TCXH hàng tháng đều đƣợc Nhà nƣớc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để đi khám chữa bệnh và khi NKT chết thì gia đình đƣợc tiền hỗ trợ mai tang phí. Thực hiện theo Luật bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nƣớc cấp để mua thẻ BHYT cho NKT với mệnh giá bằng 4,5% mức lƣơng cơ sở; đồng thời áp dụng cơ chế đồng chi trả, đối tƣợng phải trả 5% chi phí khám, chữa bệnh, nhƣng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh sẽ thanh toán 100% chi phí khi NKT sử

dụng dịch vụ khám chữa bệnh thông thƣờng. Bên cạnh đó, NKT đã đƣợc lập hồ sơ quản lý khám định kỳ để đƣợc khám, chữa bệnh tại trạm y tế phƣờng.

Bản thân NKT đa số là có sức khỏe không đƣợc tốt do vậy khi thời tiết thay đổi thì sức khỏe của họ giảm sút và buộc họ phải đến các cơ sở y tế để thăm khám. Trạm y tế phƣờng là cở sở đăng ký chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho NKT. Hầu hết NKT đi lại khó khăn nên khám ở đó sẽ gần, đỡ tốn chi phí đi lại hoặc vất vả cho ngƣời thân khi đƣa NKT đi khám. Tuy nhiên khi khám ở cơ sở trạm thì NKT cũng gặp không ít khó khăn nhƣ: phải chờ đợi lâu để khám, đội ngũ nhân viên y tế đa phần trình độ tay nghề thấp, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, nghèo nàn, thô sơ… Trƣờng hợp muốn vƣợt tuyến thì NKT phải qua trạm xin giấy giới thiệu chuyển viện hoặc phải đƣợc sự đồng ý của trạm trƣởng trạm y tế thì họ mới đƣợc khám ở các tuyến cao hơn, khi đó họ mới đƣợc miễn giảm tỷ lệ viện phí ở mức cao nhất.

Mặt khác, quận Thanh Khê còn thƣờng xuyên tìm kiếm, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, giúp NKT cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt. Kết quả trong những năm qua đã hỗ trợ phƣơng tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình nhƣ xe lăn, xe bại não, xe lắc, máy trợ thính, chân tay giả…; trợ giúp phẩu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 180 NKT. Tập phục hồi chức năng tại nhà cho 124 NKT, sau đó hƣớng dẫn, chuyển giao kỹ thuật tập phục hồi chức năng cho phụ huynh/ngƣời chăm sóc NKT tại nhà. Nhờ đó đã giúp NKT cải thiện điều kiện về sức khỏe, đi lại và sinh hoạt.

Nguồn lực để hỗ trợ phƣơng tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phẩu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng chủ yếu dựa vào sự ủng hộ đóng góp của cộng đồng và từ các chƣơng trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Trong thời gian qua công tác tìm kiếm, kết nối nguồn lực để trợ giúp về y tế đối với NKT ở quận Thanh Khê còn hạn chế, nên số NKT đƣợc tiếp cận trợ giúp còn ít.

Bảng 2.9. Tình hình thực hiện trợ giúp về y tế đối với NKT

Đơn vị tính: người

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cấp thẻ BHYT miễn phí 1.047 1.291 1.429 1.468 1.623 Hỗ trợ phƣơng tiện trợ giúp và

dụng cụ chỉnh hình 32 23 29 36 28 Trợ giúp phẩu thuật chỉnh hình,

phục hồi chức năng 6 7 5 9 5 Tập phục hồi chức năng tại nhà 21 28 26 25 24

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận Thanh Khê)

Ngoài ra, nhằm có thể phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và đƣợc can thiệp sớm các dạng khuyết tật, quận thƣờng xuyên tổ chức khám sàng lọc khuyết tật cho trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn. Bình quân mỗi năm tổ chức khám sàng lọc đƣợc cho hơn 200 em. Công tác khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm, can thiệp sớm có ý nghĩa rất lớn góp phần giảm thiểu tình trạng khuyết tật. Trong thời gian qua, do nguồn lực có hạn nên quận Thanh Khê tuy thƣờng xuyên tổ chức khám sàng lọc khuyết tật nhƣng còn hạn chế về số lƣợng và đối tƣợng đƣợc khám.

Nhìn chung công tác trợ giúp về y tế đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Số liệu khảo sát cho thấy trợ giúp về y tế đã có tác động rất lớn, làm thay đổi cuộc sống của NKT về tình hình sức khỏe, có đến 91% NKT đƣợc hỏi khẳng định tình trạng sức khỏe đƣợc cải thiện, trong đó có 20% cho rằng tình trạng sức khỏe đƣợc nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 68 - 70)