Các nguyên tắc cơ bản của trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết

Mục tiêu tổng quát của TGXH là hƣớng vào phát triển con ngƣời, thực hiện công bằng xã hội, ổn định và phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, sự phát triển của chính sách TGXH phải hƣớng tới góp phần duy trì sự ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể của TGXH đối với NKT là giúp cho NKT bảo đảm các điều kiện sống ổn định, tự mình vƣơn lên trong cuộc sống, hòa nhập, tham gia đóng góp tích cực vào quá trình phát triển xã hội.

1.1.4. Các nguyên tắc cơ bản của trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật khuyết tật

a. NKT có quyền được hưởng TGXH không có sự phân biệt theo tiêu chí nào

Nguyên tắc thực hiện quyền hƣởng TGXH đối với NKT không có sự phân biệt theo tiêu chí nào cũng chính là nội dung nguyên tắc cơ bản của Luật NKT. Nội dung nguyên tắc thể hiện ở việc quy định phạm vi và đối tƣợng áp dụng. Theo đó, mọi thành viên xã hội bị khuyết tật đều có quyền hƣởng TGXH mà không có sự phân biệt về địa vị, kinh tế, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội,… Nói các khác, rủi ro khuyết tật không loại trừ ai với tƣ cách là thành viên trong cộng đồng bất kể họ có sức khỏe, kinh tế hay công việc vì vậy sự phân biệt theo tiêu chí nào để loại bỏ quyền hƣởng TGXH của NKT đều là bất hợp lý. Mặc dù vậy, đảm bảo thực hiện quyền này còn phụ thuộc nhiều

vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, thậm chí phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của từng quốc gia. Hơn nữa, cũng không thể coi trợ cấp xã hội là sự ban ơn đơn thuần hay sự cào bằng bình quân chủ nghĩa mà cần đảm bảo công bằng với đối tƣợng thụ hƣởng có tính đến mức độ rủi ro khuyết tật. Vì vậy, pháp luật quy định cụ thể về điều kiện hƣởng, mức hƣởng các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật đảm bảo công bằng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định. Điều này lý giải cho thực tế là mặc dù quyền hƣởng TGXH cho NKT đƣợc áp dụng cho tất cả mọi đối tƣợng, không có sự phân biệt theo tiêu chí nào nhƣng để đƣợc hƣởng các khoản trợ cấp, hỗ trợ thì NKT còn phải đảm bảo các điều kiện hƣởng cụ thể.

b. Mức TGXH đối với NKT không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống của họ mà chủ yếu vào mức độ khuyết tật và nhu cầu thực tế của đối tượng

Xuất phát từ nguyên nhân rủi ro là những khiếm khuyết về sức khỏe khiến NKT có những hạn chế nhất định so với những đối tƣợng khác trong cộng đồng, thậm chí họ còn khó khăn trong việc đảm bảo sự tồn tại. Những rủi ro này có thể xuất hiện ngay từ khi con ngƣời sinh ra hoặc trong quá trình sống vì vậy đòi hỏi một khoản tích lũy đóng góp hay nghĩa vụ tài chính nào cho phần thụ hƣởng trợ giúp sẽ khiến khoản trợ cấp, hỗ trợ này không còn vai trò “lƣới đỡ” cuối cùng của ngƣời dân cho sự tồn tại và không còn ý nghĩa đảm bảo quyền sống của con ngƣời, đảm bảo phân phối lại lợi ích xã hội. Chỉ trong trƣờng hợp cuộc sống thƣờng nhật của họ bị đe dọa, hoặc cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ để tồn tại vấn đề trợ giúp mới đƣợc đặt ra.

Với mục đích nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho đối tƣợng thoát khỏi tình trạng cuộc sống thƣờng nhật bị đe dọa, tạo cơ hội cho họ vƣơn lên khắc phục rủi ro, hòa nhập cộng đồng do vậy TGXH đối với NKT không gắn với bất cứ yêu cầu gì về nghĩa vụ tài chính cho việc thụ hƣởng. Nói cách khác, để đƣợc

hƣởng TGXH thì NKT không phải đóng góp tài chính đồng thời mức thu nhập, mức sống của họ trƣớc khi bị khuyết tật cũng không phải là tiêu chí xác định mức hƣởng. Không phải trƣớc khi bị khuyết tật đối tƣợng nào có thu nhập cao, mức sống cao hơn thì hƣởng trợ cấp cao hơn và ngƣợc lại. Tiêu chí quan trọng để xác định mức hƣởng trợ cấp cho NKT chính là mức độ của rủi ro khuyết tật và hoàn cảnh sống thực tế của NKT. Chẳng hạn, với những mức độ khuyết tật khác nhau từ nặng, đặc biệt nặng, khuyết tật trẻ em, ngƣời cao tuổi, phụ nữ khuyết tật mang thai…. hay thậm chí có cùng mức độ khuyết tật nhƣng hoàn cảnh sống có sự khác nhau nhất định nhƣ có ngƣời chăm sóc, kinh tế gia đình khá giả hay không cũng là những căn cứ quan trọng để xác định mức trợ cấp, hỗ trợ cho phù hợp. Tức là mức hƣởng trợ giúp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tƣợng, mức độ khuyết tật mà không tính đến sự đóng góp của đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng. Điều này phù hợp với ý nghĩa, mục đích của trợ cấp và đảm bảo công bằng cho ngƣời thụ hƣởng.

c. Thực hiện TGXH cân đối giữa nhu cầu thực tế của NKT và phù hợp với khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế xã hội

Nhu cầu TGXH của NKT và khả năng đáp ứng của điều kiện KT-XH là một bài toán mà hầu hết các quốc gia phải cân đối trong tƣơng quan đảm bảo quyền của NKT và giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy với những đặc điểm riêng khác nhau mà số lƣợng và nhu cầu TGXH của NKT ở các quốc gia khác nhau có sự khác nhau nhất định. Ở Việt Nam, với tỷ lệ đối tƣợng NKT chiếm tới 7,5% dân số cả nƣớc [38], cộng với điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn khiến nhu cầu TGXH cho NKT là rất lớn. Để đảm bảo thực hiện TGXH đối với NKT có hiệu quả cần phải xác định đƣợc cụ thể nhu cầu của NKT và đƣợc chuyển tải bằng điều kiện hƣởng trong các khoản trợ cấp, hỗ trợ. Nhu cầu này phải đƣợc đặt trong tƣơng quan chung của điều kiện KT-XH với mức sống của ngƣời dân.

Việc đáp ứng nhu cầu trợ giúp của NKT phải đƣợc tính toán cân đối với khả năng đáp ứng và điều kiện KT-XH của quốc gia trong từng giai đoạn, nếu không sẽ không đạt đƣợc mục đích của TGXH và ảnh hƣởng đến các chính sách KT-XH khác. Nếu trợ cấp quá cao so với khả năng đáp ứng thì thiếu tính khả thi, khó đảm bảo duy trì thực hiện và nếu thực hiện đƣợc có thể sẽ tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn tài chính trợ giúp làm cản trở ý thức vƣơn lên, phát huy nội lực và kìm hãm sức phát triển của các cơ chế bảo vệ khác. Ngƣợc lại nếu mức trợ cấp, hỗ trợ cho NKT quá thấp sẽ không đảm bảo đƣợc ý nghĩa và mục đích của TGXH bởi xét cho cùng đây là lƣới đỡ kinh tế cận kề nhất với cuộc sống của NKT và cũng thể hiện rõ nét nhất thái độ của nhà nƣớc đối với nhóm ngƣời “yếu thế” trong xã hội. Mặc dù vậy, về cơ bản việc cân đối giữa nhu cầu của NKT và khả năng đáp ứng của điều kiện kinh tế cũng phải hƣớng tới yêu cầu đảm bảo nhu cầu tối cần thiết nhằm duy trì cuộc sống cho NKT trƣớc những khó khăn của cuộc sống. Tính chất của TGXH mang tính linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc, phụ thuộc vào sự ủng hộ và quyên góp của cộng đồng.

d. Đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động TGXH đối với NKT, phát huy khả năng vươn lên hòa nhập với cộng đồng

Nguyên nhân rủi ro dẫn đễn tình trạng khuyết tật của con ngƣời là đa dạng vì vậy việc thực hiện TGXH đối với họ cũng cần phải xem xét đến mức độ, hình thức và biện pháp hợp lý. Ở phạm vi hẹp, TGXH cho NKT đƣợc thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống, song cần hƣớng tới phát huy đa dạng các hình thức, biện pháp trợ giúp nâng đỡ tinh thần, tâm lý, chăm sóc sức khỏe,… Thông qua những hoạt động trợ giúp này đối tƣợng xóa đi mặc cảm, tạo cơ hội tự tin cho họ hòa nhập cộng động, phát huy những khả năng vƣơn lên đảm bảo cuộc sống.

huy động sự tham gia của cả cộng đồng và bản thân NKT. Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có trách nhiệm với các thành viên khác và với chính mình trên cơ sở thƣơng yêu, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Đây trở thành nền tảng của xã hội hóa hoạt động TGXH đối với NKT. Trong điều kiện hiện nay, việc xã hội hóa thực hiện TGXH đối với NKT đƣợc nhìn nhận theo hƣớng tiến bộ. Không phải TGXH đối với NKT chỉ dừng lại ở những khoản trợ cấp do nhà nƣớc thực hiện mang tính ban phát, bao cấp mà hƣớng tới việc huy động nguồn lực và sự quan tâm của cả cộng đồng nhằm đƣa đến sự bảo vệ cao nhất cho NKT. Điều này thể hiện rõ trong những quy định mang tính tùy nghi, điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội từ thiện, các trung tâm bảo trợ, chăm sóc NKT… và cả những mô hình chăm sóc thay thế hiện đang thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)