Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 53 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng; gắn với sự ra đời của quận Thanh Khê theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây - Bắc thành phố Đà nẵng, phía Đông và Nam giáp quận Hải Châu, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng, với bờ biển dài 4,3km. Là quận nằm trung tâm thành phố, lại nằm trên đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế, nằm kề sân bay Đà Nẵng, có nhà ga đƣờng sắt, đƣờng quốc lộ 1A, nên quận Thanh Khê có nhiều lợi thế trong giao lƣu kinh tế với bên ngoài, tạo cơ hội để Thanh Khê phát triển thƣơng mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển. Tuy nhiên trƣớc 1975, sân bay quân sự Đà Nẵng, nằm trên địa bàn Thanh Khê, là căn cứ quân sự quan trọng nhất ở khu vực miền Trung của Đế quốc Mỹ, đồng thời đây cũng là kho chứa chất độc hóa học lớn nhất, chiếm 35% tổng số lƣợng chất dioxin đƣợc sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Do lƣợng chất độc dioxin tiềm tàng cao dẫn đến nguy cơ bệnh tật gây ra khuyết tật của nhiều thế hệ.

Nhìn chung quận Thanh Khê có địa hình bằng phẳng, tƣơng đối thấp về phía Bắc, tập trung nhiều dân cƣ. Vùng trung tâm quận có một số ao hồ đóng vai trò điều tiết lƣợng nƣớc mặn cho toàn quận. Với chiều dài bờ biển 4,3 km là một trong những bãi tắm đẹp của thành phố Đà Nẵng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng. Ngoài ra, đây còn là môi trƣờng để phát

triển kinh tế thuỷ hải sản và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, nhờ sự năng động của chính quyền và nhân dân, quận Thanh Khê đã và đang đô thị hoá với tốc độ cao đã cải tạo hệ thống giao thông, xây dựng tuyến đƣờng Nguyễn Tất Thành chạy song song với bờ biển tạo nên cảnh quan hài hoà, tạo nên vẻ đẹp riêng và đã có sức thu hút khách du lịch đến địa bàn quận.

Phần lớn diện tích đất quận Thanh Khê là đất cát pha sét, một số diện tích đất ven biển thuộc nhóm đất mặn do có sự xâm nhập của thuỷ triều gây mặn ở bề mặt hay mạch ngầm. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng dày từ 50 –100cm. Hiện nay, do tình trạng đô thị hoá với tốc độ cao, việc san ủi giải phóng mặt bằng lấy đất đồi núi để đắp đất trũng thấp diễn ra khá nhiều nên dẫn đến tính chất đất bị thay đổi, thành phần cơ giới cũng bị biến đổi không còn tính chất ban đầu.

Quận Thanh Khê có diện tích tự nhiên là 9,44 km2, bằng 0,74% diện tích thành phố Đà Nẵng, đƣợc chia thành 10 phƣờng. Qua quá trình đô thị hóa mà diện tích đất để sản xuất nông nghiệp dần dần thu hẹp và đến nay thì không còn, nên diện tích đất nông nghiệp đƣợc thống kê chỉ bao gồm đất vƣờn trong hộ dân cƣ và đất nông nghiệp nhƣng đến nay không thể sản xuất đƣợc. Nhìn chung, diện tích đất của quận Thanh Khê chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng, điều đó đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất quận Thanh Khê năm 2014

Nội dung Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

1. Đất nông nghiệp 19,11 2,02 2. Đất chuyên dùng 473,89 50,21

3. Đất ở 434,62 46,05

4. Đất chƣa sử dụng 16,27 1,72 Tổng số 904,78 100

Quận Thanh Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài. Thanh Khê thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thƣờng có một cơn bão lớn.

Có thể khẳng định, với các điều kiện tự nhiên nhƣ trên là một trong những yếu tố thuận lợi quan trọng để quận Thanh Khê đƣa ra nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm phát triển KT-XH để nâng cao đời sống nhân dân. Ngƣời dân trong địa bàn có điều kiện giao lƣu, học hỏi và phát huy sức mạnh trên mọi lĩnh vực đời sống, KT-XH để làm giàu cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 53 - 55)