Hoàn thiện công tác triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối vớ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Hoàn thiện công tác triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối vớ

với ngƣời khuyết tật

a. Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách

Công tác truyền thông các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với NKT có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác TGXH đối với NKT. Truyền thông là để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhận thức của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi chính sách, nhận thức của chính NKT và gia đình của họ nhằm bảo đảm thực hiện các chính sách đạt kết quả cao nhất và đạt hiệu quả nhất. Đồng thời, cũng để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, trách nhiệm của cá nhân để huy động nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các hoạt động chính sách.

- Một mặt, nhằm truyền thông các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NKT.

Đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi ngƣời dân đều biết đƣợc các văn bản luật, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn đối với NKT nhƣ: Luật ngƣời khuyết tật, Luật giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chế độ việc làm đối với ngƣời khuyết tật... Mục đích, giúp bản thân NKT hiểu rõ đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc dành cho chính bản thân họ là rất lớn. Từ đó, họ biết đƣợc quyền và nghĩa vụ của bản thân mình là gì, làm động lực cho họ biết vƣợt qua những khó khăn, khiếm khuyết của bản thân để có thể hòa nhập vào xã hội đƣợc tốt.

Ngoài ra, ngƣời dân và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi chính sách trên địa bàn hiểu đúng các chính sách, chủ trƣơng đối với NKT, biết đƣợc trách nhiệm của họ là gì. Từ đó, nghiêm chỉnh chấp hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NKT có thể phát triển đƣợc. Đẩy mạnh truyền thông, giúp ngƣời dân nhận thức đầy đủ, đúng đối với NKT. Tránh tình trạng do không có sự hiểu biết dẫn đến kỳ thị hay có những lời lẽ nhục mạ NKT. Từ đó, mọi ngƣời hiểu rõ đƣợc trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giúp đỡ NKT.

- Mặt khác, truyền thông nhằm thay đổi nhận thức sai lệch của mọi người đối với NKT và nâng cao nhận thức trợ giúp NKT.

Trƣớc hết là nhận thức của chính bản thân NKT: truyền thông có vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức sai lệch của NKT về chính bản thân họ đó là: mặc cảm, tự ti, coi mình là ngƣời không có giá trị, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, dù họ có cố gắng đến đâu thì cũng không đƣợc nhìn nhận giống nhƣ ngƣời bình thƣờng. Chính những suy nghĩ tiêu cực trên của NKT phần nào làm cản trở quá trình thực hiện chức năng cũng nhƣ hòa nhập vào cộng đồng của NKT. Vì vậy, cần xóa bỏ mặc cảm, tự ti của họ bằng cách cung cấp những thông tin, kiến thức, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của từng

NKT. Khơi gợi niềm tin, động lực từ NKT giúp họ có niềm tin và phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân. Ngoài ra, còn có thể cung cấp, đƣa ra một vài tấm gƣơng của ngƣời có cùng hoàn cảnh giống họ đã vƣợt qua khó khăn, rào cản từ chính bản thân, gia đình và xã hội để trở thành những ngƣời thành đạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đã khiến cho ngƣời bình thƣờng phải nể phục. Từ đó, để thấy đƣợc không phải NKT là ngƣời không có giá trị, không làm đƣợc gì cho cuộc sống; mà điều quan trọng là NKT phải có thái độ lạc quan, tin yêu vào cuộc sống và tin vào khả năng mà mình làm đƣợc dù có khó khăn, vất vả đến đâu.

Tiếp đó là nhận thức của cộng đồng và gia đình NKT: Truyền thông giúp cộng đồng nhận thức đúng về khuyết tật, về khả năng của NKT, về vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng, họ sẽ tích cực hỗ trợ NKT. Cộng đồng có nhận thức đúng về NKT nghĩa là không giúp đỡ NKT quá mức nếu không cần. Thậm chí NKT có thể giúp đỡ ngƣời khác không bị khuyết tật nếu có khả năng. Nhận thức đúng của NKT và cộng đồng sẽ tạo đƣợc mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Ngoài ra, truyền thông còn khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết yêu thƣơng lẫn nhau trong mỗi con ngƣời và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, trách nhiệm của cá nhân trong việc huy động nguồn lực xã hội để trợ giúp NKT.

Công tác tuyên truyền chính sách về NKT nên áp dụng phƣơng châm “mƣa dầm, thấm lâu”, không nên xem nặng tính thời điểm triển khai mà bỏ qua tính thƣờng xuyên cũng nhƣ phƣơng pháp, cách thức tuyên truyền của mỗi giai đoạn…, cần mở rộng quan hệ phối hợp thông tin, tuyên truyền với các cơ quan hữu quan, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Vì vậy, phải xây dựng và lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền một cách phù hợp. Nội dung tuyên truyền có thể tập trung vào các nội dung nhƣ: Tuyên truyền về những chính sách, pháp luật có liên quan

đến bảo vệ, chăm sóc NKT; Tuyên truyền về trách nhiệm đối với NKT của các ngành, các cấp, các cá nhân trong cộng đồng; Nêu gƣơng những ngƣời tốt, việc tốt có vai trò trong công tác, bảo vệ chăm sóc NKT hay những tấm gƣơng NKT đã vƣợt khó vƣơn lên, làm giàu chính đáng; đồng thời cần phê phán, lên án những hành vi, những biểu hiện phi đạo đức xâm phạm đến tính mạng, danh dự hay bóc lột sức lao động NKT… Ngoài ra, nội dung tuyên truyền cần hƣớng đến việc làm thay đổi nhận thức sai lệch của chính bản thân NKT, gia đình NKT, cộng đồng trong việc nhìn nhận vai trò của NKT. Tổ chức đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền để phù hợp với khả năng nhận thức khác nhau của từng đối tƣợng, hạn chế tính chủ quan hình thức và đơn điệu, khô khan, sơ cứng trong tuyên truyền. Có nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau nhƣ:

+ Tổ chức các cuộc thi về bảo vệ chăm sóc NKT, tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, toạ đàm với chủ đề chăm sóc, bảo vệ NKT.

+ Hình thành các chuyên mục trên báo, website, truyền hình của phƣờng, quận và thành phố để chuyển tải thông tin về chính sách, nội dung chính sách.

+ Xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chính sách theo hƣớng gọn nhẹ, có thể bỏ túi phát cho ngƣời dân.

+ Phát huy vai trò của các cộng tác viên trong công tác truyền thông, tƣ vấn và cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho NKT.

+ Thiết lập kênh thông tin đa chiều để tiếp cận và phản hồi ý kiến của ngƣời dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và việc tổ chức thực hiện các chính sách.

Ngoài ra các ngành, các hội, đoàn thể cần có hình thức tuyên truyền khác phù hợp với từng điều kiện riêng.

b. Tăng cường công tác khám sàng lọc, khảo sát, phân loại đối tượng, nhu cầu trợ giúp của NKT

Việc tổ chức khám sàng lọc ở trẻ em và những ngƣời nghi ngờ khuyết tật nhằm phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và đƣợc tiến hành các hoạt động can thiệp sớm các dạng tật, phục hồi chức năng kịp thời sẽ góp phần tích cực giảm thiểu số NKT trên địa bàn.

Dựa trên số liệu khảo sát NKT năm 2011, tiếp tục khảo sát bổ sung, cập nhật theo dõi, đánh giá, phân loại số NKT theo dạng tật, theo khả năng lao động, theo nhu cầu trợ giúp,… để giúp công tác thực hiện trợ giúp, kết nối nguồn lực trợ giúp đúng đối tƣợng, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của NKT một cách nhanh chóng, kịp thời.

Chính vì vậy, thƣờng xuyên tăng cƣờng thực hiện phối hợp có hiệu quả việc khám sàng lọc, khảo sát, phân loại đối tƣợng, nhu cầu trợ giúp của NKT sẽ giúp công tác thực hiện chính sách trợ giúp đúng, đủ và kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp.

c. Tăng cường huy động, kết nối nguồn lực thực hiện trợ giúp đối với NKT

Thực tế cho thấy, số NKT trên tỷ lệ dân số của mỗi quốc gia đang ngày một tăng cao hơn. Ở Việt Nam, nguy cơ từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh, thiên tai, nghèo khó... khiến số lƣợng NKT có xu hƣớng gia tăng, kéo theo nhu cầu TGXH ngày càng tăng. Trong khi đó nguồn lực nhà nƣớc lại có hạn. Do đó, cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của cộng đồng, vận động thực hiện các hoạt động nhân đạo, xã hội, từ thiện, đóng góp xây dựng quỹ an sinh xã hội. Tăng cƣờng công tác huy động, kêu gọi, kết nối các nguồn lực đến với NKT thông qua các chƣơng trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ, các nguồn tài chính, có sự giám sát của đơn vị tài trợ,

ủng hộ của Mặt trận và các tổ chức thành viên và cộng đồng.

d. Có chương trình đào tạo và sử dụng cán bộ

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách TGXH. Cán bộ giữ một vai trò quan trọng, là điều kiện cần và đủ để thực hiện chính sách. Vì vậy, việc tuyển dụng mới và bồi dƣỡng nâng cao mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi chính sách theo hƣớng giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, chính trị tƣ tƣởng phẩm chất đạo đức tốt là cần thiết.

Ngoài ra, cần tăng cƣờng đội ngũ cộng tác viên trong việc trợ giúp cho NKT. Đội ngũ cộng tác viên là những ngƣời thƣờng xuyên làm việc trực tiếp với NKT, nắm bắt nhu cầu trợ giúp của NKT và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nguồn lực đến với NKT. Hiện nay, đội ngũ công tác viên ở địa phƣơng còn mỏng. Vì vậy, việc tăng cƣờng đội ngũ này cả về mặt số lƣợng và về nâng cao kiến thức, năng lực, nghiệp vụ là cần thiết để công tác TGXH đối với NKT đạt hiệu quả cao hơn.

e. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát

Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực thi chính sách, qua đó tránh hiện tƣợng tiêu cực, tham ô, lãng phí, móc ngoặc gây thất thoát kinh phí; thực hiện chi trả đúng đối tƣợng và đúng định mức theo quy định, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp của NKT và bản thân NKT sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các trợ giúp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 96 - 101)