Đẩy mạnh công tác trợ giúp về giáo dục cho trẻ em khuyết tật

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Đẩy mạnh công tác trợ giúp về giáo dục cho trẻ em khuyết tật

Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của NKT và gia đình có NKT về lợi ích của giáo dục đối với bản thân NKT, gia đình và lợi ích xã hội.

Cần tăng cƣờng cơ sở vật chất phù hợp, trang thiết bị dạy học đặc thù để hỗ trợ công tác giáo dục hòa nhập để phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật. Dựa trên những dạng tật cũng nhƣ mức độ khuyết tật cần có các phƣơng tiện hỗ trợ các em khuyết tật học sao cho phù hợp.

Các giáo viên phụ trách lớp mà trong lớp có học sinh khuyết tật cần đƣợc tăng cƣờng kiến thức, kỹ năng liên quan đến trẻ khuyết tật. Ngoài ra, các giáo viên cần đƣợc tham gia những khóa học ngắn hạn liên quan đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng. Mục đích, giúp các thầy, cô giáo có đƣợc những kiến thức nền tảng trong làm việc với trẻ khuyết tật.

Cơ sở hạ tầng của trƣờng, lớp khi xây dựng cần phải tính đến đáp ứng đƣợc nhu cầu của trẻ KT, giúp trẻ KT có thể đáp ứng dễ dàng những nguyện vọng, nhu cầu của bản thân trong quá trình học tập.

Ngoài ra, để công tác trợ giúp giáo dục cho trẻ em khuyết tật đƣợc tốt, chúng ta cần phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau:

+ Trên cơ sở xác định dạng tật, mức độ khuyết tật, thực hiện thống kê về quy mô, độ tuổi, giới tính, cơ cấu dạng tật của trẻ làm cơ sở thiết kế các chƣơng trình giáo dục phù hợp.

+ Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật theo vùng địa lý, đảm bảo phân bố hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời khuyết tật theo vùng, miền khác nhau trên cả nƣớc.

+ Phát triển các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập + Tăng ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục hòa nhập

+ Đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục ngƣời khuyết tật. Tăng cƣờng công tác đào tạo giáo viên, mở thêm mã ngành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật cho các trƣờng sƣ phạm.

3.2.5. Tăng cường công tác trợ giúp về dạy nghề và việc làm cho

ngƣời khuyết tật

giá, phân loại số NKT theo mức độ, dạng tật theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tƣơng lai. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, gia đình NKT về lợi ích của dạy nghề và việc là đối với NKT.

Nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình đào tạo nghề phù hợp với khả năng của NKT và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động. Xã hội hóa công tác dạy nghề cho NKT và có các chính sách ƣu đãi với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc tham gia dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho NKT. Tăng cƣờng chính sách hỗ trợ, khuyến khích dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho NKT. Đồng thời, tạo điều kiện cho NKT tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất kinh doanh của NKT, hỗ trợ vốn, phƣơng tiện sinh kế để NKT và gia đình họ tự tạo việc làm tại chỗ; cũng nhƣ hỗ trợ tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm do họ sản xuất ra.

Tăng cƣờng công tác giám sát và chế tài đối với doanh nghiệp về thực hiện quy định nhận NKT vào làm việc. Khuyến khích các đơn vị dịch vụ việc làm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, và tăng cƣờng sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong việc cung cấp, kết nối các dịch vụ việc làm cho NKT.

Tăng cƣờng kêu gọi và tranh thủ sự đóng góp hỗ trợ về vật chất, tri thức, kinh nghiệm và tinh thần từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực thi chính sách về hỗ trợ NKT giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn vốn cho quỹ việc làm cho NKT. Đồng thời, tăng cƣờng tìm kiếm, kết nối NKT qua các chƣơng trình đào tạo nghề, học nghề và phát triển nghề, để NKT có thêm thu nhập từ đó có thể ổn định đƣợc đời sống và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Hoặc thực hiện kết nối NKT qua các chƣơng trình giới thiệu việc làm, qua các đoạn video clip để NKT có thể tự khẳng định đƣợc vai trò, vị thế của bản thân đúng nhƣ câu nói: “tàn nhƣng không phế”.

3.2.6. Đẩy mạnh công tác trợ giúp về vui chơi, giải trí cho ngƣời khuyết tật khuyết tật

Tăng cƣờng vận động, khuyến khích NKT tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao trên địa bàn nhƣ: khuyến khích tham gia các tiết mục văn nghệ, đóng kịch do NKT tự biểu diễn trong những dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn của Đất nƣớc; tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Trong quá trình tham gia các hoạt động này, NKT sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe; phần nào cảm thấy mình sống có ích hơn cho gia đình và xã hội; xóa đi cảm giác mặc cảm, tự ti coi mình là ngƣời không có giá trị…

Thúc đẩy việc thành lập câu lạc bộ thể dục, thể thao, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật NKT, nhóm tự lực tại địa phƣơng. Ở đây, các thành viên trong nhóm có sự tƣơng tác, hỗ trợ nhau, vì đến với các câu lạc bộ, các nhóm họ đều là những ngƣời yếu thế trong xã hội nên họ rất dễ có sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau.

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng mới hạ tầng cơ sở thể dục thể thao đảm bảo phục vụ cho NKT đến tham gia tập luyện.

3.3. KIẾN NGHỊ

Chính sách TGXH đối với NKT đƣợc phân cấp từ Trung ƣơng cho đến địa phƣơng. Về phía quyền hạn, quận là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách theo đúng quy định của thành phố và Chính phủ nên nội dung và định hƣớng chính sách của thành phố tác động trực tiếp đến công tác trợ giúp xã hội tại quận. Chính vì vậy, thông qua quá trình nghiên cứu ở quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng, ngoài các giải pháp đƣợc đề xuất đảm bảo việc thực hiện tốt hơn chính sách tại quận Thanh Khê, luận văn còn xin đề xuất kiến nghị một số nội dung chính sách thuộc phạm vi quyền hạn của Chính phủ, thành phố dựa trên kết quả phân tích trên địa bàn quận.

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trợ giúp xã hội đối với ngƣời khuyết tật với ngƣời khuyết tật

- Việc tổ chức xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng phƣờng thực hiện nhằm giúp cho ngƣời dân đƣợc thuận lợi khi đi lại, nhƣng quy định hiện hành còn có rất nhiều những hạn chế, bất cập nên trong quá trình triển khai thực hiện dễ dẫn đến xảy ra việc xác định không đúng mức độ khuyết tật cả về mặt khách quan lẫn mặt chủ quan, cần phải khắc phục. Vì vậy, nên quy định Hội đồng phƣờng chỉ thực hiện xác định mức độ khuyết tật đối với một số dạng tật và ban hành bảng chuẩn để Hội đồng phƣờng có thể quan sát bằng mắt thƣờng để xác định nhƣ: cụt tay, cụt chân, liệt tay, liệt chân, mù mắt...; và tƣơng ứng với bảng chuẩn đó sẽ là mức độ khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng; ngoài những trƣờng hợp này thì chuyển Hội đồng giám định y khoa giám định.

- Điều chỉnh một số quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, không bỏ sót đối tƣợng hƣởng trợ giúp và phù hợp hơn với thực tế nhƣ: Nên có quy định thủ tục hồ sơ, cấp đổi lại giấy khuyết tật đối với trƣờng hợp NKT thay đổi nơi thƣờng trú mới; Nên có quy định trong một số trƣờng hợp Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội kiểm tra thực tế, mức độ khuyết tật chƣa phù hợp thì có đề nghị để điều chỉnh mức độ khuyết tật cho phù hợp với thực tế; Đối với những trƣờng hợp NKT tạm trú dài hạn ở địa phƣơng, cần có quy định cụ thể để những trƣờng hợp này không bị bỏ sót cũng nhƣ không bị trùng lắp chế độ.

- Quy định cụ thể tỷ lệ bắt buộc sử dụng lao động là NKT đối với các doanh nghiệp, đồng thời có thiết chế xử lý vi phạm cũng nhƣ mức khen thƣởng, hỗ trợ các doanh nghiệp làm tốt một cách cụ thể.

3.3.2. Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng theo hƣớng dần tiếp cận với nhu cầu mức sống tối thiểu cận với nhu cầu mức sống tối thiểu

Mức trợ cấp xã hội đối với NKT phải bảo đảm đủ để chi tối thiểu cho lƣơng thực – thực phẩm và phi lƣơng thực - thực phẩm.

Cần có lộ trình nâng mức trợ cấp xã hội cho các đối tƣợng gặp thiệt thòi trong xã hội khi điều kiện kinh tế của Đất nƣớc phát triển. Mục đích, giúp NKT có thể tự trang trải đƣợc cuộc sống cho bản thân và có cuộc sống không quá chênh lệch so với các hộ không có NKT.

3.3.3. Rút ngắn thời gian ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách

Việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện pháp luật của các cơ quan từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng còn chậm, ảnh hƣởng đến chế độ chính sách cho đối tƣợng hƣởng lợi, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện chính sách. Điển hình nhƣ: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014; nhƣng đến ngày 24 tháng 10 năm 2014 liên Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội và Bộ Tài chính mới ra Thông tƣ lien tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Và đến ngày 28 tháng 8 năm 2015, UBND thành phố Đà Nẵng mới triển khai và ban hành Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Do vậy, thời gian từ khi chính sách của nhà nƣớc đƣa ra đến khi triển khai thực hiện rất dài, nên đôi khi tính hiệu lực thực tế của chính sách không cao. Vì vậy, cần rút ngắn thời gian ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng để việc triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng hiệu lực thi hành của các chính sách đã ban hành.

3.3.4. Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình cải tạo các công trình công cộng, phƣơng tiện giao thông tiếp cận

trình công cộng, giao thông... để NKT dễ tiếp cận còn rất chậm. NKT luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ: Đƣờng tiếp cận cho ngƣời dùng xe lăn, thiết bị hỗ trợ hƣớng dẫn bằng âm thanh cho ngƣời khiếm thị ở những nơi công cộng là không có hoặc rất ít; Hầu hết các công trình xây dựng trong cả tỉnh đều xây các bậc lên xuống cao mà không có đƣờng đi dành cho NKT; Một bộ phận trẻ em khuyết tật vẫn phải học chung với những trẻ em bình thƣờng nhƣng trƣờng học chƣa đƣợc cải tạo phù hợp với trẻ khuyết tật; Hay một số NKT sau khi nhận đƣợc quyết định có việc làm, đã không giấu nổi băn khoăn “Liệu ở đó có lối để mình đi đƣợc xe lăn và có nhà vệ sinh cho NKT không?”… Chính vì vậy, tăng cƣờng giám sát, thúc đẩy, cải tạo, xây mới các công trình công cộng đảm bảo NKT có khả năng tiếp cận sử dụng... là rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung chƣơng 3 trình bày cơ sở cho việc xây dựng giải pháp nhƣ: quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc và xã hội đối với NKT hiện nay; Chiến lƣợc phát triển KT-XH của quận Thanh Khê; và một số quan điểm định hƣớng khi xây dựng giải pháp. Trên cơ sở lý lận về công tác TGXH đối với NKT ở Chƣơng 1 và phân tích đánh giá thực trạng ở Chƣơng 2, Chƣơng 3 đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TGXH đối với NKT ở quận Thanh Khê trong thời gian tới. Trong đó các giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra nhằm hoàn thiện công tác triển khai thực hiện chính sách và tăng cƣờng, đẩy mạnh công tác trợ giúp trên 5 lĩnh vực: TCXH hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp giáo dục, trợ giúp học nghề và việc làm, trợ giúp vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, luận văn còn kiến nghị một số nội dung chính sách thuộc phạm vi quyền hạn của Chính phủ, của thành phố Đà Nẵng.

KẾT LUẬN

Hệ thống chính sách TGXH đối với NKT hiện hành đƣợc quy định tƣơng đối đồng bộ và đầy đủ. Từ việc bảo đảm về đời sống đến các điều kiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, vui chơi giải trí và các hỗ trợ khác. Đồng thời các chính sách cũng đã thiết kế theo quan điểm tổng thể, trong đó có ƣu tiên theo mức độ khuyết tật, tuổi, nhu cầu chăm sóc giúp đỡ của từng nhóm đối tƣợng cụ thể. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và đa dạng về nhu cầu trợ giúp đã dẫn đến những quy định chính sách vẫn còn những hạn chế nhất định.

Quận Thanh Khê đã và đang thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác TGXH đối với NKT trên địa bàn; tạo đƣợc niềm tin, niềm vui và chỗ dựa vững chắc giúp họ phát huy khả năng tự lực, trở nên mạnh mẽ và hòa nhập hơn với cộng đồng và góp phần đảm bảo sự phát triển KT-XH bền vững.

Trong thời gian tới, công tác TGXH đối với NKT hƣớng tới đạt mục tiêu không để bỏ sót đối tƣợng đƣợc hƣởng chính sách; NKT có thể nuôi sống đƣợc bản thân, tự ổn định đƣợc cuộc sống, tiếp cận đƣợc với y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí,… phát huy đƣợc thế mạnh của bản thân dựa trên nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong công tác chăm sóc, trợ giúp NKT . Để thực hiện đƣợc điều này đòi hỏi sự quyết tâm không chỉ của các cơ quan quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, với các giải pháp dựa trên một chiến lƣợc nhất quán, hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp và đội ngũ cán bộ thực thi có năng lực; mà còn phải dựa vào sự chung tay góp sức của toàn xã hội và sự nỗ lực vƣơn lên của chính bản thân NKT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Quốc Anh (2010), “Thực trạng Ngƣời khuyết tật và kết quả thực hiện chăm sóc Ngƣời khuyết tật”, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 1 (106).

[2] Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Ngƣời khuyết tật tại Việt Nam (2013),

Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp Người khuyết tật tại Việt Nam.

[3] Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội (2009), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan, Hà Nội.

[4] Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội (2012), Thông tư số 26/2012/TT- BLĐTBXH ngày 12/11/2012 hướng dẫn một số điều của nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Hà Nội.

[5] Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội (2013), Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. [6] Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo

dục và Đào tạo (2012), Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện, Hà Nội.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội - Bộ Tài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 102)