Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 58 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận Thanh Khê diễn ra nhanh chóng, diện tích đất canh tác giảm mạnh. Diện tích đất nông nghiệp của Thanh Khê năm 1997 là 133,95 ha, nhƣng đến năm 2008 giảm còn lại 17,78 ha. Đến năm 2005, ngành trồng trọt trên địa bàn hầu nhƣ không còn, duy nhất chỉ còn chăn nuôi gia súc, nhƣng từ năm 2006 đến nay, thực hiện Chỉ thị 12/2006/CT- UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cấm chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, trên địa bàn quận chỉ còn một số hộ nông dân chuyển sang trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi cá nƣớc ngọt, ếch... với qui mô nhỏ lẻ, sản lƣợng và giá trị không đáng kể. Chính vì vậy, quận Thanh Khê đã từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế phù hợp qua từng giai đoạn, cụ thể là:

- Thời kỳ 1997 - 2000, cơ cấu kinh tế đƣợc xác định là “Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, thủy sản và nông nghiệp” [19].

- Thời kỳ 2000-2005, với cơ cấu “Thƣơng mại- dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và nông nghiệp” [20].

- Thời kỳ 2005-2010, phát triển theo hƣớng cơ cấu “Thƣơng mại- dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thủy sản” [21].

- Thời kỳ 2010-2015, tiếp tục phát triển theo hƣớng cơ cấu “Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” [22].

Nhờ đó, từ khi tái thành lập quận đến nay, giá trị sản xuất các ngành của quận Thanh Khê đều tăng nhanh, trong đó giá trị sản xuất ngành thƣơng mại dịch vụ tăng nhanh, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, nông nghiệp tăng chậm, giảm dần, đã tạo đà cho sự phát triển nhanh và bền vững, điều đó thể hiện qua bảng 2.4 nhƣ sau:

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân qua từng giai đoạn

Nội dung Tốc độ tăng trƣởng ( %) 1997- 2000 2000- 2005 2005- 2010 2010- 2015

Tổng giá trị sản xuất trong quận 11,13 12,3 15 6,65 Nông, lâm, thủy sản 10,3 12,2 10,1 0,12 Công nghiệp - xây dựng 9,2 10 11,57 4,23 Thƣơng mại - dịch vụ 12,3 13,8 20,14 8,77

(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ quận khoá VIII, IX, X, XI)

Trong giai đoạn 2010 – 2015, tình hình suy thoái kinh tế, điều kiện thời tiết, an ninh trên biển có lúc không thuận lợi, đã ảnh hƣởng lớn đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận. Nhƣng nhìn chung, giá trị sản xuất của quận Thanh Khê tăng đều qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành dịch vụ đạt 8,77%/năm, đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 60,49% cơ cấu kinh tế. Công nghiệp tăng trƣởng bình quân là 4,23%/năm, chiếm 31,51% cơ cấu. Nông nghiệp chỉ chiểm 8% cơ cấu kinh tế, tuy gặp nhiều khó khăn nhƣng cũng đã tăng bình quân 0,12%/năm [22, tr.29].

-Về phát triển thƣơng mại - dịch vụ: Những năm gần đây, cùng với mạng lƣới hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh, hạ tầng thƣơng mại đƣợc đầu tƣ lớn với hệ thống các siêu thị, ngân hàng, khách sạn, viễn thông, vận tải, hệ thống các chợ... cùng với chủ trƣơng ổn định thuế đã góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại – dịch vụ phát triển. Mạng lƣới kinh doanh du lịch trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, với số lƣợng khoảng 2.500 cái, chủ yếu có qui mô nhỏ. Lƣợng khách du lịch chủ yếu là khách nội địa và nghỉ qua đêm ở các khu vực ven biển, chƣa hình thành các tua du lịch trên địa bàn. Vì vậy chƣa thu hút nhiều khách đến tham quan nghỉ lại lâu ngày, các hình thức du lịch còn đơn điệu.

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Từ năm 2005 đến nay, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có xu hƣớng giảm dần do tốc độ đô thị hóa, việc di dời cơ sở sản xuất ra ngoài khu dân cƣ về khu qui hoạch tập trung. Song phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhờ mạnh dạn đầu tƣ thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, cùng với việc quận đã có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, giới thiệu thƣơng hiệu sản phẩm nên vẫn giữ đƣợc nhịp độ phát triển. Tuy nhiên, đặc điểm của công nghiệp quận Thanh Khê là qui mô nhỏ bé, không có ngành mũi nhọn, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu.

- Trên lĩnh vực nông nghiệp: Do diện tích đất canh tác không còn nên các hộ nông dân đã chuyển đổi ngành nghề, thành lập các hợp tác xã chuyên trồng nấm, nuôi cá, tròng cây cảnh, làm nghề mây tre,… để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Còn ngành thủy sản của Thanh Khê chủ yếu là đánh bắt hải sản tập trung ở 3 phƣờng Xuân Hà, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây. Từ năm 2005 đến nay, do hậu quả nặng nề của thiên tai, cùng với giá cả vật tƣ, nguyên liệu tăng cao trong thời gian dài, giá hải sản không ổn định, bị động

về lao động, tình hình an ninh an toàn trên biển gây lo ngại trong một bộ phận ngƣ dân đã ảnh hƣởng đến việc đánh bắt xa bờ, năng lực khai thác giảm sút, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành thủy sản giảm dần. Năm 2006, toàn quận có 188 tàu đánh cá các loại, đến cuối năm 2014 chỉ còn 99 tàu thuyền với tổng công suất 28.425 CV, công suất bình quân một tàu là 287 CV [14].

- Thu, chi ngân sách: Công tác thu ngân sách đƣợc đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu cho các phƣờng, có nhiều biện pháp tích cực để tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nuôi dƣỡng nguồn thu, tạo nguồn thu ổn định,… đã góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế. Kết quả thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc, bình quân tăng 7,78%/năm. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách đảm bảo tuân thủ pháp luật, đúng mục tiêu với tinh thần tiết kiệm. Hàng năm đều chi tích lũy cho đầu tƣ phát triển và đóng góp vào ngân sách thành phố.

Với tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển khá toàn diện, tƣơng đối đồng bộ, cảnh quan đô thị thay đổi theo hƣớng văn minh, môi trƣờng sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Có thể khẳng định, điều kiện kinh tế của Thanh Khê đã góp phần quan trọng tăng GDP và nâng cao đời sống của ngƣời dân. Nguồn lực tài chính thu đƣợc từ hoạt động kinh tế tăng nhanh là điều kiện quan trọng để quận đầu tƣ phát triển các lĩnh vực thuộc ASXH cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)