Kiến nghị với HDBank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 112 - 118)

8. Tổng quan tài liệu

3.3.2. Kiến nghị với HDBank

Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống, HDBank có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống. Với hoạt động huy động vốn ngày càng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, HDBank là đơn vị trực tiếp xây dựng chiến lược huy động vốn tiền gửi và triển khai các chiến lược này trên toàn hệ thống; chịu trách nhiệm nghiên cứu, hình thành và phát triển các sản phẩm tiền gửi cũng như các tiện ích đi kèm. Với vai trò quan trọng như vậy, HDBank cần có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho cả hệ thống. Cụ thể:

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động, đưa ra các sản phẩm mới mang tính đột phá nhằm làm tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

nhất định, ngân hàng cần xác định nhóm sản phẩm trọng tâm, chủ chốt để đẩy mạnh công tác phát triển. Phải có sự ưu tiên đối với các nhóm sản phẩm này nhằm đảm bảo thực hiện được các yêu cầu của chiến lược huy động vốn cụ thể trong từng thời kỳ của ngân hàng.

- Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý.

Bên cạnh tính an toàn và những tiện ích kèm theo khi gửi tiền vào ngân hàng thì lãi suất là một trong những vấn đề đầu tiên khiến khách hàng quan tâm. Hiện nay các ngân hàng phải đương đầu với vấn đề cạnh tranh lãi suất, nêu lãi suất không mang tính linh hoạt, hợp lý thì khách hàng sẽ quyết định gửi tiền ở ngân hàng khác ở mức lãi suất hấp dẫn hơn hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác có tỷ suất sinh lời cao hơn. Do đó, lãi suất trở thành một trong những công cụ quan trọng mà các ngân hàng sử dụng trong hoạt động huy động vốn.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn. Tổ chức các hội thảo để trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản, chính sách hợp lý với tình hình thực tế.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đang dần tiếp cận và hấp thu những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội phát triển tốt có được từ hội nhập thì cũng xuất hiện không ít những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Sự gia nhập của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng nước ngoài làm cho các tổ chức trong nước phải đối mặt với môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt đặc biệt là đối với ngành ngân hàng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay không chỉ trong nước mà cả toàn thế giới, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp vốn cho sự phát triển nền kinh tế, là “kênh dẫn vốn” từ nơi thừa đến nơi thiếu ngân hàng giúp cho các tổ chức kinh tế trong nước được tiếp tục duy trì và phát triển sản suất kinh doanh từ đó sẽ giúp cho nền kinh tế được phát triển bền vững. Qua đó chúng ta thấy được rằng vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoat động của hệ thống NHTM, có thể nói là huyết mạch của ngân hàng, khả năng quy mô huy động vốn quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Để tồn tại phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của mình đòi hỏi các ngân hàng không ngừng tìm tòi, cải thiện và đổi mới mình nhằm đưa ra được những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn nhàn rỗi của dân cư phục vụ cho nền kinh tế.

Đăk Lăk được mệnh danh là thủ phủ của Tây nguyên, các ngân hàng TMCP tham gia ngày càng nhiều vì thế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và khốc liệt đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Trong thời gian qua Chi nhánh ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk đã không ngừng đưa ra những giải pháp nhằm đạt được kết quả huy động vốn cao nhất và thực tế công tác huy động

vốn của chi nhánh cũng đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn chưa cao. Để phát triển thị phần huy động vốn của chi nhánh được cao hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó đưa vị thế, uy tín của HDBank ngày càng phát triển, đòi hỏi Chi nhánh ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk không ngừng đổi mới và đưa ra những giải pháp huy động vốn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời khắc phục được những hạn chế còn tồn tại hiện nay.

Trên cở sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ đặt ra:

- Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM. Trong đó trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về hoạt động huy động vốn, nội dung hoàn thiện công tác huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. - Đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn tại HDBank Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014, qua đó nêu ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn và có những định hướng trong tương lai để hoạt động huy động vốn hoàn thiện hơn.

- Từ thực trạng huy động vốn cùng với định hướng của ngân hàng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đối với HDBank Đắk Lắk. Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính Phủ, NHNN và HDBank để các giải pháp mang tính khả thi hơn.

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS Nguyễn Hòa Nhân trong suốt thời gian qua đã giúp tôi hoàn thành được luận văn này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Việt Anh (2009), “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội”

[2]. Trần Ba (2013), “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt – Chi nhánh tỉnh Đăk Lăk”

[3]. Nguyễn Thị Hương (2014), “Huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển tỉnh Đăk Lăk” – Học viên [4]. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản lao động xã hội, Hà Nội

[5]. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư 13

[6]. Ngân hàng Nhà nước (2009), Thông tư 15

[7]. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 17

[8]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đăk Lăk (2012-2014), Báo cáo tổng kết

[9]. Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh (2012), Quy định xử lý một số vấn đề pháp lý liên quan đến tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng

[10].Ngân hàng TMCP Phát triển Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đăk Lăk (2012 - 2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

[11].Ngân hàng TMCP Phát triển Hồ Chí Minh - Chi nhánh Đăk Lăk (2012 - 2014), Báo cáo quyết toán

[12].Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng

[13].Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước

[14].Lê Thanh Tâm - Dương Ngọc Diệp - Nguyễn Vân Anh - Vũ Phương Loan, “Chính sách lãi suất Việt Nam - Hai mươi năm nhìn lại”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng.

[15].Đặng Hồng Tâm (2014),Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh Đà Nẵng”

[16].Nguyễn Phương Thảo (2011), “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk”

Website:

http://www.hdbank.com.vn http://www.mof.gov.vn http://www.cafef.vn http://www.sbc.gov.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)