Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 110 - 112)

8. Tổng quan tài liệu

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

- Tạo môi trường kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ - ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của mọi chủ thể kinh tế, đặc biệt với mọi hoạt động ngân hàng. Sự ổn định nền kinh tế vĩ mô sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niêm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội của NHTM. Là điều kiện

quan trọng để các ngân hàng nâng cao hiệu quả huy động vốn. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế thường xuyên không ổn định, khách hàng muốn giữ tiền để chi trả cho những nhu cầu bât ngờ hoặc cất trữ bằng các hình thức an toàn như mua vàng hoặc ngoại tệ mạnh, khi đó chi phí huy động vốn sẽ tăng cao. Chỉ trong điêu kiện lạm phát được kiềm chế, tỷ giá được ổn định thì khách hàng mới yên tâm gửi tiền cũng như vay tiên tại ngân hàng để đầu tư vào sản xuât kinh doanh.

- Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào thị trường tài chính quốc tế, nhiều loại hình tổ chức tài chính quốc tế đã, đang và sẽ hiện diện, hoạt động tại Việt Nam làm gia tăng các loại hình hoạt động trên thị trường tài chính trong khi quy định của Chính phủ và NHNN còn chưa theo kịp. Chính phủ và NHNN cần kịp thời rà soát để bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy vê các loại nghiệp vụ của thị trường tiền tệ cho phù hợp với tình hình mới.

Việc NHNN ban hành thông tư quy định về trần lãi suất huy động và các chế tài xử phạt kèm theo trong những năm vừa qua nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, bình ổn mặt bằng lãi suất huy động. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế có những thay đổi thì việc linh hoạt trong quản lý lãi suất của ngân hàng là cần thiết.

- Tăng cường công tác thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa để cảnh báo cho các tổ chức tín dụng ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Hoạt động thanh tra, giám sát là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh của ngân hàng cũng như đối với chức năng quản lý của nhà nước. Thông qua công tác thanh tra trực tiếp và giám sát từ xa nhằm phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, chế độ; đồng thời xử lý nghiêm đối với TCTD vi phạm trong lĩnh

vực tiền tệ ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ đó đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi vào khuôn khổ, đúng pháp luật, thực hiện tốt chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

- Áp dụng ý kiến đóng góp từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản, chính sách hợp lý với tình hình thực tế. Thời gian vừa qua trước khi ban hành một số thông tư liên quan đến hoạt động của các TCTD như dự thảo thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng, NHNN đã triển khai lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo thông tư từ NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó, NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cũng đã tổ chức lấy ý kiến từ các TCTD trên địa bàn thông qua hội nghị trực tiếp; thấy được những điểm chưa phù hợp với thực tế các ngân hàng đang thực hiện và tình hình của địa phương. Từ đó, NHNN chi nhánh tỉnh có cơ sở góp ý đối với NHNN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)