8. Tổng quan tài liệu
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại
a. Về quy mô huy động vốn
Quy mô nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng hoạt động, thanh khoản được cải thiện và nguồn vốn ngân hàng được ổn định. Quy mô nguồn vốn huy động được đánh giá qua hai chỉ tiêu:
- Tỷ trọng số dư huy động so với tổng nguồn vốn.
- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm (được tính bằng phương pháp chênh lệch số dư huy động tiền gửi kỳ hiện tại so với kỳ trước và chia cho số dư tiền gửi kỳ trước).
b. Về thị phần huy động vốn trên địa bàn
Thị phần được hiểu là phần thị trường mà các sản phẩm, dịch vụ của NHTM đã thâm nhập một cách thành công và mang lại phần lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Một NHTM được đánh giá có năng lực cạnh tranh thể hiện qua sự gia tăng thị phần huy động vốn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Ngân hàng đang nắm giữ thị phần cao tức là đã thu hút được một số lượng khách hàng lớn ưa thích sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Việc tăng trưởng huy động vốn đồng nghĩa với việc tăng trưởng thị phần cung cấp sản phẩm và các dịch vụ đi kèm trên thị trường huy động vốn.
Tiêu chí thị phần huy động vốn được đánh giá trên hai chỉ tiêu:
Tỷ trọng số dư huy động vốn của ngân hàng so với tổng số dư huy động vốn của các NHTM trên cùng địa bàn.
Tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng so với tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng khác và của toàn địa bàn.
c. Hợp lý hóa cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu vốn huy động là tỷ trọng mỗi nguồn vốn so với tổng nguồn vốn huy động tại mỗi NHTM tùy theo từng tiêu thức phân loại nguồn vốn nhất định.
Cơ cấu vốn huy động được xem là hợp lý nếu như giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Việc xác định cơ cấu huy động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng định hướng đâu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tương ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn huy động tương ứng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm khách hàng, chiến lược kinh doanh và hoạt động marketing của ngân hàng.
d. Đảm bảo chi phí huy động vốn hợp lý
bởi chi phí trả lãi và các khoản chi phí phi lãi phát sinh khác trong quá trình huy động vốn. Để hoạch định được chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ, NHTM phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có chính sách huy động vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh; đồng thời đảm bảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Việc tính chi phí cụ thể cho từng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ xác định được nguồn vốn nào rẻ hơn hoặc có nên thay đổi lãi suất hay không, phân thu nhập có bù đắp được chi phí hay không ... Từ đó, NHTM sẽ có quyết định lựa chọn nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn phù hợp.
e. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động vốn
Đại bộ phận tiền vốn mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho khách hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là việc ngân hàng nhận được nhiều hay ít tiền gửi đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro có thể phát sinh từ sự hình thành các nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng. Việc kiểm soát và quản lý nguồn vốn vượt khỏi tầm quản lý trực tiếp của ngân hàng do tiền ngân hàng đã chuyển cho khách hàng sử dụng. Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác tác động đến ngân hàng và khách hàng. Vì vậy việc kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho ngân hàng.
f. Chất lượng cung ứng dịch vụ
Chất lượng cung ứng dịch vụ hiện nay cũng là một yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng. Một ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thương hiệu ngân hàng. Nhờ đó, uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng được nâng
cao. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản: mức độ hài lòng của khách hàng, sự gia tăng về số lượng khách hàng qua các năm ... thông qua những câu hỏi trong phiếu điều tra hoặc nhận ý kiến đóng góp trực tiếp của khách hàng qua đường dây nóng.
Như vậy, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng, tùy theo chiến lược phát triển mà mỗi ngân hàng tập trung vào những dịch vụ ngân hàng khác nhau, quy mô phát triển khác nhau. Để thu hút khách hàng sử dụng đến các dịch vụ của mình thì ngân hàng vừa phải mở rộng, vừa phải nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ để tạo nên nét khác biệt nhất định, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng.