8. Tổng quan tài liệu
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Thành
a. Khái quát hoạt động kinh doanh
- Về hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động của HDBank Đăk Lăk chủ yếu là từ các cá nhân và tổ chức kinh tế, và để có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức trên địa bàn, HDBank Đăk Lăk đã phát huy tối đa việc kết hợp các sản phẩm dịch vụ tiện ích của HDBank với các sản phẩm tiền gửi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng
Trong công tác huy động vốn, HDBank Đăk Lăk rất chú trọng tới việc huy động tiền gửi từ dân cư, đây là một cấu phần giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là nguồn vốn có kỳ hạn thực gửi thường cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn danh nghĩa. Thực tế, tại HDBank Đăk Lăk thông qua việc huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân, HDBank triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng
cá nhân và đang nhận được sự tin tưởng ngày càng cao từ đối tượng khách hàng này.
Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn từ năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2013/2012 2014/2013 Số tiền (+) (-) (%) Số tiền (+) (-) (%) 1. Vốn huy động 516 41,58 708 47,90 748 45,84 192 37,21 40 5,65 2. Vốn chủ sở hữu 0,015 0,00 0,34 0,02 0,23 0,01 1 2166,67 0 -32,35
3. Nguồn đi vay 533 42,91 601 40,65 775 47,5 69 12,86 174 28,95
4. Nguồn khác 193 15,51 169 11,43 109 6,65 - 24 -12,21 - 61 -35,80
Tổng nguồn vốn 1.241 100 1.478 100 1.632 100 237 19,12 153 10,38
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của HDbank Đắk Lắk)
Tổng nguồn của HDBank Đắk Lắk tăng dần qua các năm từ năm 2012 - 2014. Năm 2012, tổng nguồn vốn của HDBank Đắk Lắk đạt 1.241 tỷ đồng thì đến năm 2013 con số này là 1.478 tỷ đồng, tăng 237 tỷ đồng (tỷ lệ tăng khoảng 19,12%) so với năm 2012. Tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên chủ yếu từ các TCKT và dân cư, tăng 192 tỷ đồng (tăng khoảng 37,21%); tăng từ vốn vay Hội sở 69 tỷ đồng (tăng khoảng 12,86%).
Đến năm 2014, tổng nguồn vốn của HDBank Đắk Lắk là 1.632 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng (tỷ lệ tăng khoảng 10,4%) so với năm 2013. Trong đó, vốn huy động tăng 40 tỷ (tăng khoảng 5,65%), vốn vay Hội sở tăng 174 tỷ đồng (tăng khoảng 28,95%).
Như vậy, tổng nguồn vốn của HDBank Đắk Lắk tăng chủ yếu là huy động vốn từ các thành phần kinh tế và vay vốn từ Hội sở. Với mục tiêu tập
trung đẩy mạnh tăng trưởng thị trường bán lẻ, ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác huy động vốn, tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngày càng tăng qua các năm.
- Về hoạt động tín dụng
HDBank Đăk Lăk luôn coi việc tăng trưởng và phát triển quy mô dư nợ tín dụng phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng.
Công tác tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2012 - 2014 cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, tín dụng bị thắt chặt, giới hạn tín dụng được Hội sở chính kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở phân giao theo từng tuần, từng tháng nhằm tránh thanh khoản. Đứng trước bối cảnh đó, HDBank Đăk Lăk đã tuân thủ tuyệt đối các chủ trương, chính sách của NHNN cũng như của HDBank để chỉ đạo điều hành công tác tín dụng, tập trung phân loại khách hàng chính xác, khách quan nhằm có chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp, thực hiện tăng, giảm lãi suất kịp thời nhằm chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.
HDBank Đăk Lăk đáp ứng tất cả các nhu cầu đối với các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức như cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; cho vay trung hạn và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng sản xuất, đầu tư tài sản cố định; cho vay tiêu dùng; vay tín chấp trả bằng lương v.v... Đặc biệt HDBank Đăk Lăk tham gia tài trợ vốn hoặc đồng tài trợ cho nhiều công trình kinh tế, dân sinh trọng điểm trên địa bàn cho các khách hàng là Tổng Công ty, các doanh nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk.
Bảng 2.2. Tình hình cho vay từ năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2013/2012 2014/2013 Số tiền (+) (-) (%) Số tiền (+) (-) (%) 1. Cho vay ngắn hạn 745 62,96 958 67,61 1.146 72,92 214 28,68 188 19,62 2. Cho vay trung, dài hạn 438 37,04 459 32,39 426 27,08 21 4,79 - 34 -7,30 Dư nợ cho vay 1.183 100 1.41 7 100 1.572 100 235 19,83 155 10,90
(Nguồn: Báo cáo tổng kêt của HDBank Đăk Lăk)
Đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay của HDBank Đắk Lắk là 1.417 tỷ đồng, tăng 235 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 19,83%) so với năm 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 958 tỷ đồng (chiếm 67,61% tổng dư nợ), cho vay trung dài hạn là 459 tỷ đồng (chiếm 32,39% tổng dư nợ).
Đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 10,9%) so với năm 2013. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 1.146 tỷ đồng (chiếm 72,92% tổng dư nợ), cho vay trung dài hạn là 426 tỷ đồng (chiếm 27,08% tổng dư nợ).
- Các hoạt động dịch vụ
Với định hướng đẩy mạnh phát triển bán lẻ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tăng tiện ích cho khách hàng từ đó tăng tỷ trọng thu dịch vụ ròng, HDBank Đăk Lăk đã xác định rõ bên cạnh việc tiếp tục phát huy các sản phẩm dịch vụ truyền thống là thế mạnh của chi nhánh như: thanh toán, bảo lãnh. HDBank Đăk Lăk liên tục phát động các phong trào thi đua phát
triển sản phẩm dịch vụ mới như giao dịch cà phê tương lai, giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS), trả lương qua thẻ ATM, BSMS…
+ Thanh toán và tài trợ thương mại: Đây là sản phẩm dịch vụ truyền thống, tuy có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng luôn ổn định qua các năm trong đó chủ yếu là dịch vụ thanh toán trong nước
+ Kinh doanh ngoại tệ: Với lợi thế đóng trên địa bàn chủ yếu là xuất khẩu nông sản nên nguồn thu của một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cao su chủ yếu là ngoại tệ (USD) vì vậy gần 100% phí thu từ dịch vụ này là mua USD của doanh nghiệp và bán lại cho Hội sở chính, doanh số mua bán và phí có xu hướng giảm dần qua các năm; nguồn thu từ dịch vụ này rất bấp bênh vì phụ thuộc vào cung cầu USD từng thời điểm
+ Sản phẩm phái sinh: Là chi nhánh tiên phong đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro về giá cho các loại nông sản chủ yếu là cà phê. Vì vậy HDBank Đăk Lăk triển khai nhận lệnh giao dịch hợp đồng tương lai trên các sàn giao dịch cà phê trong và ngoải nước. Và sản phẩm phái sinh hàng năm cũng đã mang về một nguồn thu đáng kể, ổn định
+ Các sản phẩm dịch vụ khác: thẻ ATM; nhắn tin qua điện thoại di động (BSMS); bảo hiểm; chứng khoán, phí tín dụng, VNTopup, POS, DirectBanking, Bancassurance, đổ lương tự động, thanh toán hóa đơn Viettel, VNPT, thanh toán tiền điện,… Đặc biệt HDBank Đăk Lăk nhanh chóng triển khai Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh toán lương qua tài khoản Ngân hàng đối với những đơn vị hành chính sự nghiệp nên nhờ đó mà số lượng thẻ ATM tăng mạnh.
b. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh của HDBank Đắk Lắk vẫn giữ được đà phát triển ổn định. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu 2.1:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2013/2012 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Tổng thu nhập 309 100 309 100 244 100 0 -0,02 -65 -21,13 1. Thu từ lãi tiền gửi 100 32,45 107 34,74 73 30,10 7 7,04 -34 -31,66 2. Thu từ lãi cho vay 192 62,03 182 58,95 153 62,72 -10 -4,99 -29 -16,08 3. Thu từ dịch vụ và thu khác 17 5,52 19 6,31 17 7,18 2 14,25 -2 -10,30 II. Tổng chi phí 284 100 282 100 218 100 -2 -0,70 -64 -22,71 1. Chi phí về huy động vốn 59 20,72 62 21,93 44 20,14 3 5,08 -18 -29,03 2. Chi phí trả lãi tiền vay
178 62,52 174 61,72 132 60,64 -4 -1,97 -42 -24,07
3. Chi phí khác
47 16,76 46 16,35 42 19,22 -1 -3,14 -4 -9,12
Lợi nhuận 25 - 27 - 26 - 2 7,72 -1 -4,46
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của HDBank Đắk Lắk)
Chênh lệch thu chi năm 2012 đạt 25 tỷ đồng, năm 2013 tăng 2 tỷ đồng (tăng 7,72%). Tổng thu nhập đạt 309 tỷ đồng và tổng chi phí là 284 tỷ đồng.
Tổng thu nhập thực hiện năm 2013 đạt 309 tỷ đồng, không tăng so với năm 2012. Trong đó, chủ yếu là từ thu lãi cho vay 182 tỷ đồng, chiếm 58,95% tổng thu nhập; giảm sút 10 tỷ (giảm 4,99%) so với năm 2012. Nguyên nhân,
những tháng giữa năm 2013 NHNN bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 15% xuống 12%; năm trước khi chưa có điều chỉnh, lãi suất cho vay ở mức rất cao có khi trên 20%. Đồng thời chi phí phải trả cho tiền vay cũng giảm theo từ 178 tỷ đồng xuống 174 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng (giảm 1,97%).
Thu nhập từ lãi tiền gửi năm 2013 đạt 107 tỷ đồng tăng 7 tỷ đồng (tăng 7,04%), chi phí về huy động vốn cũng tăng 3 tỷ đồng (tăng 5,08%) so với năm 2012.
Chênh lệch thu chi năm 2014 đạt 26 tỷ đồng, có sự sụt giảm 4,46% so với năm 2013. Tổng thu nhập năm 2013 đạt 309 tỷ đồng và tổng chi phí là 282 tỷ đồng.
Tổng thu nhập thực hiện năm 2014 giảm 65 tỷ đồng (giảm 21,13%) so với năm 2013. Trong đó, thu nhập từ lãi tiền gửi và lãi cho vay giảm đáng kể; thu nhập từ lãi tiền gửi giảm 34 tỷ đồng (giảm 31,66%) và thu nhập từ lãi cho vay giảm 29 tỷ đồng (giảm 16,08%). Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tiền vay giảm đáng kể 42 tỷ đồng (giảm 24,07%), chi phí về huy động vốn cũng giảm 18 tỷ đồng (giảm 29,03%). Nguyên nhân, NHNN khống chế và điều chỉnh trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngắn hạn từ năm 2013 đến 2014; đến giữa năm 2014, lãi suất huy động dưới 6 tháng ở mức 7%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn là 9%/năm.