Phân tích môi trường huy động vốn của NHTMCP Phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 58 - 61)

8. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Phân tích môi trường huy động vốn của NHTMCP Phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh

a. Tình hình chung về kinh tế xã hội

Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt, mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển. Từ những yếu tố không thuận lợi ở thị trường thế giới đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết đã gây áp lực lớn cho việc sản xuất kinh doanh như lượng hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng quan ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể….

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đến 30/6/2015 nền kinh tế xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực, sức mua trên thị trường thấp, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp…Trong đó, quá trình tái cơ

cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả.

b. Thực trạng cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực Tây Nguyên, là nơi tập trung của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh về khách hàng, về nguồn nhân lực, công nghệ… Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã là địa điểm tập trung của 28 chi nhánh TCTD và hàng trăm phòng giao dịch, điểm giao dịch của các Ngân hàng thương mại lớn, nhỏ ở trong nước nên mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Đăk Lăk là rất lớn. Điều đó thúc đẩy các ngân hàng phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện hơn về mọi mặt như mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh để tiếp cận ngày càng gần hơn với khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong sự cạnh tranh đó, mỗi ngân hàng đều có những ưu điểm và lợi thế khác nhau nhưng NHTM quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ chốt trên địa bàn và là đối thủ chính của các NHTM Cổ phần.

Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh khác ngành tạo ra các sản phẩm thay thế như là các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm ở trong nước và sự xuất hiện của các công ty bảo hiêm ở nước ngoài; các công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Vì thế khi các công ty này phát triển thì đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng sẽ bị thu hẹp bởi vì thay vì gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn như đầu từ vào chứng khoán, mua bảo hiểm, ủy thác đầu tư,…

c. Đặc điểm của khách hàng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Việc lựa chọn đối tượng khách hàng và xác định phân khúc thị trường tiềm năng, phù hợp để tập trung nguồn lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng, là một khâu rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh. Với ưu thế về thời gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh toán rộng, HDBank Đăk Lăk luôn cố gắng gia tăng lợi ích của khách hàng, phục vụ nhiệt thành, tận tâm chu đào, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm phục vụ đa dạng và phong phú phù hợp với từng đối tượng khách hàng và xu thế thị trường. Bên cạnh là những khách hàng là doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… thì những đối tượng khách hàng được chi nhánh rất quan tâm nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn là hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cá nhân.

2.2.2. Những giải pháp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Đăk Lăk đã áp dụng nhằm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP phát triển thành phố hồ chí minh, chi nhánh đăk lăk (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)