Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đắk lắk (Trang 40 - 93)

8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác huy động vốn của ngân

ngân hàng thƣơng mại

a. Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố dùng để đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu nhƣ một ngân hàng đƣợc đánh giá là một ngân hàng lớn hay không phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của nó, trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thực tế phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng huy động đƣợc khối lƣợng vốn lớn thì chắc hẳn nó sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo đƣợc khả năng kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo đƣợc khả năng tín dụng của ngân hàng.

Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng hoạt động, thanh khoản đƣợc cải thiện và nguồn vốn ngân hàng đƣợc ổn địnhĐể phân tích quy mô huy động vốn có thể sử dụng phƣơng pháp so sánh giữa các chỉ tiêu huy động, kỳ này so với kỳ trƣớc, ngân hàng này so với ngân hàng khác để thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng qua từng thời kỳ.Quy mô nguồn vốn huy động đƣợc đánh giá qua ba chỉ tiêu:

- Số dƣ tiền gửi huy động qua các năm. - Số lƣợng khách hàng gửi tiền.

31

b. Cơ cấu theo mục đích gửi tiền

Cơ cấu vốn huy động là tỷ trọng mỗi nguồn vốn so với tổng nguồn vốn huy động tại mỗi NHTM tùy theo từng tiêu thức phân loại nguồn vốn nhất định.

Cơ cấu vốn huy động đƣợc xem là hợp lý nếu nhƣ giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Việc xác định cơ cấu huy động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngân hàng định hƣớng đầu tƣ hoặc cho vay vào lĩnh vực nào, với quy mô tƣơng ứng bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn huy động tƣơng ứng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm khách hàng, chiến lƣợc kinh doanh và hoạt động marketing của ngân hàng.

Cơ cấu huy động vốn đƣợc phân tích theo các tiêu thức: - Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng

- Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn - Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

- Cơ cấu huy động vốn theo bản chất nghiệp vụ

c. Kiểm soát rủi ro trong công tác huy động vốn

Đại bộ phận tiền vốn mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho khách hàng đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là việc ngân hàng nhận đƣợc nhiều hay ít tiền gửi đều có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro có thể phát sinh từ sự hình thành các nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng. Việc kiểm soát và quản lý nguồn vốn vƣợt khỏi tầm quản lý trực tiếp của ngân hàng do tiền ngân hàng đã chuyển cho khách hàng sử dụng. Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng và khách hàng mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan

32

khác tác động đến ngân hàng và khách hàng. Vì vậy việc kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

Các rủi ro thƣờng gặp: rủi ro trong giao dịch, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp… Trong đó, rủi ro thƣờng xuyên xảy ra trong huy động vốn là rủi ro tác nghiệp, đƣợc đo lƣờng qua 2 chỉ tiêu:

- Số lỗi trong quá trình thực hiện - Mức độ thiệt hại

d. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn của ngân hàng là khoản chi phí đƣợc cấu thành bởi chi phí trả lãi và các khoản chi phí phi lãi phát sinh khác trong quá trình huy động vốn. Để hoạch định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh cho từng thời kỳ, NHTM phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có chính sách huy động vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh; đồng thời đảm bảo tài sản đƣợc định giá bù đắp đƣợc chi phí nguồn vốn và không ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán. Việc tính chi phí cụ thể cho từng nguồn vốn huy động, ngân hàng sẽ xác định đƣợc nguồn vốn nào rẻ hơn hoặc có nên thay đổi lãi suất hay không, phần thu nhập có bù đắp đƣợc chi phí hay không … Từ đó, NHTM sẽ có quyết định lựa chọn nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn phù hợp.

e. Chất lượng cung ứng dịch vụ

Chất lƣợng cung ứng dịch vụ hiện nay cũng là một yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng. Một ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng vào thƣơng hiệu ngân hàng. Nhờ đó uy tín, hình ảnh, vị thế và thị phần của ngân hàng đƣợc nâng cao. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản: mức độ hài lòng của khách hàng, sự gia tăng về số lƣợng khách hàng qua

33

các năm … thông qua những câu hỏi trong phiếu điều tra hoặc nhận ý kiến đóng góp trực tiếp của khách hàng qua đƣờng dây nóng.

Nhƣ vậy, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng, tùy theo chiến lƣợc phát triển mà mỗi ngân hàng tập trung vào những dịch vụ ngân hàng khác nhau, quy mô phát triển khác nhau. Để thu hút khách hàng sử dụng đến các dịch vụ của mình thì ngân hàng vừa phải mở rộng, vừa phải nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ để tạo nên nét khác biệt nhất định, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng.

Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ thể hiện trƣớc hết qua sự hài lòng của khách hàng trong quá trình giao dịch tại ngân hàng và đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức:

- Đánh giá bên trong: ngân hàng tự đánh giá thông qua báo cáo tổng kết - Đánh giá bên ngoài: thông qua phiếu khảo sát gửi khách hàng ( quy trình thủ tục, thời gian xử lí, không gian giao dịch, thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng…)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại. Trong đó, luận văn đã đƣa ra các khái niệm cơ bản về nguồn vốn, hoạt động huy động vốn, phân loại nguồn vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại. Đồng thời, luận văn đã nêu đƣợc vai trò của nguồn vốn huy động, nội dung phân tích tình hình huy động vốn, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại.

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮKLẮK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk

Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đắk Lắk đƣợc thành lập vào ngày 12/02/1999 theo quyết định số 021/QĐ – HĐQT – NHCT1 của chủ tịch hội đồng quản trị NHCT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 08/07/1999. Ngày 05/08/2009 đƣợc đổi tên thành NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk

Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Industry and Trade – Dak Lak Branch

Tên viết tắt: Vietinbank DakLak

Trụ sở chính: 35 Nguyễn Tất Thành, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, NHCT Đăk Lắk đã không ngừng lớn mạnh với mạng lƣới gồm 01 trụ sở chính, 06 phòng giao dịch phân bố đều trong khu vực tỉnh Đắk Lắk, là một trong các chi nhánh ngân hàng có quy mô lớn với hệ thống công nghệ hiện đại kết nối tất cả các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình, giúp chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại với chất lƣợng cao. Với những nỗ lực không ngừng, hoạt động kinh doanh của NHCT Đắk Lắk luôn tăng trƣởng mạnh mẽ và vững chắc,

35

hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

- Những hoạt động kinh doanh cơ bản

Ngân hàng Công Thƣơng chi nhánh Đắk Lắk là một NHTM quốc doanh, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và dịch vụ ngân hàng phục vụ cho các ngành nghề chủ yếu là công thƣơng, xây dựng, giao thông vận tải, năng lƣợng và một số ngành khác của địa phƣơng. Những hoạt động kinh doanh cơ bản của Vietinbank Đắk Lắk

Huy động vốn

- Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ của mọi thành phần kinh tế và dân cƣ theo quy định của nhà nƣớc và ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán,phát hành kỳ phiếu,… nhằm thực hiện các chính sách về xã hội, chính sách về kinh doanh.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tƣ do Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong xã hội, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho chƣơng trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

- Vốn vay của NHTW và của các TCTD khác.

Cho vay đầu tư

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế. Cho vay ƣu đãi lãi suất đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Cho vay sản xuất tiêu dùng, cho vay cầm cố tài sản,… - Thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua, liên doanh với các tổ chức thuê mua nƣớc ngoài.

- Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp, TCTD trong và ngoài nƣớc. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.

36

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

- Cất giữ, mua bán, chuyển nhƣợng, quản lý các chứng từ có giá trị. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Mở và xử lý L/C xuất khẩu, chiết khấu hộ chứng từ xuất khẩu.

- Chi trả kiều hối, thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ rút tiền tự động ATM,…

- Chuyển tiền điện tử; Mua bán các ngoại tệ.

- Thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng,…

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk

Với đội ngũ cán bộ là 113 ngƣời, bao gồm 105 cán bộ biên chế và 08 cán bộ hợp đồng khoán gọn. Trong đó cán bộ biên chế chiếm trên 96% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã đƣợc đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành ngân hàng. Vietinbank Đắk Lắk có 12 phòng hoạt động theo chức năng riêng đã đƣợc phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ do NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam giao, VietinBank Đắk Lắk đã tiến hành bố trí và sắp xếp bộ máy tổ chức hoạt động theo cơ cấu bộ đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

- Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc NHCTVN, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng.

- Phó giám đốc chi nhánh: Thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi dân cƣ, kế toán hành chính … Chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Giám đốc và pháp luật về những công việc do mình giải quyết,chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi Giám đốc ủy quyền.

37

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp có 02 bộ phận nghiệp vụ trực thuộc:

+ Bộ phận thanh toán xuất nhập khẩu:

+ Bộ phận Tổng hợp:

- Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của NHCTVN. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ

- Phòng Kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đế

ội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dị ịnh của Nhà nƣớc và của NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.

38

Phòng Kế toán giao dịch có 02 bộ phận nghiệp vụ trực thuộc:

+ Bộ phận thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử:

+ Bộ phận Điện toán: Là bộ phận thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

- Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và quy định của NHCTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCTVN. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy. Thu, chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền tiền mặt lớn.

- Phòng Quản lý rủi ro và Quản lý nợ có vấn đề: Là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tƣ đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phƣơng án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN.

39

- -

Hiện nay, VietinBank Đắk Lắk đã có 07 phòng giao dịch loại 1. Trong đó có 04 phòng giao dịch ở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và 03 phòng giao dịch ở các huyện lớn, tiềm năng của tỉnh.

- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm của phòng, ngoài ra còn thanh tra các vụ việc có liên quan, các thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy ra từ chính các cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh đắk lắk (Trang 40 - 93)