8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
- Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát
Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt gắn kết chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cƣờng ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trƣởng hợp lý. Tiếp tục hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát, điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trƣờng, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, hoàn thiện cơ chế quản lý thị trƣờng vàng, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.
Tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều
96
hành và có phản ứng chính sách phù hợp kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Thực hiện nhất quán chủ trƣơng quản lý giá theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát. Tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, giá cả, chống đầu cơ buôn lậu. Chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế vĩ mô để hạn chế việc tăng giá do tâm lý.
Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô sẽ góp phần ổn định tâm lý và tạo niềm tin của dân chúng đối với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
- Tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại và các TCTD khác
Diễn biến kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và ngƣợc lại. Đặc biệt, trong nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam, TCTD là kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế.
Cần phải đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém. Nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tài chính ngân hàng. Hỗ trợ lành mạnh thị trƣờng chứng khoán.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Với vai trò quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Nhà nƣớc có vai trò định hƣớng cho các Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh. Với những chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ là tiền đề tốt, tác động tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thƣơng mại trong công tác huy động vốn, Ngân hàng Nhà nƣớc cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trƣờng thông qua việc sử dựng hữu hiệu các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giúp cho
97
các NHTM huy động đƣợc nhiều vốn trong nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nƣớc nên quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý và có biện pháp điều chỉnh thích hợp mỗi khi có sự biến động từ thị trƣờng, không nên quy định tỷ lệ này quá cao vì nó sẽ làm tăng chi phí của nguồn vốn huy động làm ảnh hƣởng đến nguồn cho vay cũng nhƣ lợi nhuận của ngân hàng.
Tăng cƣờng công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng đặc biệt đối với các trƣờng hợp huy động vốn trái phép, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng thƣơng mại, gây rối loạn thị trƣờng huy động vốn trên địa bàn tỉnh.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó giúp khách hàng có đƣợc đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của các NHTM và đƣa ra quyết định đúng đắn cho riêng mình.
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam cần có những biện pháp thực hiện đồng bộ chỉnh sửa và hoàn thiện hơn nữa về công nghệ thông tin, hoạt động kế toán các văn bản điều hành và những quy định về huy động vốn do vẫn còn có nhiều bất cập, chƣa hợp lý. Điều này làm giảm ƣu thế của VietinBank Đắk Lắk, việc huy động vốn cũng gặp nhiều trở ngại trong việc thống kê báo cáo quản lý khách hàng cũng nhƣ các chính sách chăm sóc và tiếp thị khách hàng.
Thƣờng xuyên xây dựng các sản phẩm huy động vốn trung và dài hạn với các chính sách ƣu đãi về lãi suất, các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn khách hàng giúp cho các chi nhánh gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, và cải thiện đƣợc cơ cấu nguồn vốn tại các chi nhánh.
98
cho cán bộ công nhân viên làm công tác huy động vốn nhằm nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên phù hợp yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp từ cơ sở, góp phần đề ra các văn bản phù hợp với tình hình thực tế.
Nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng rộng rãi các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại: Vietinbank at home, Vietinbank Ipay, SMS banking,… một cách đồng bộ trong toàn hệ thống để gia tăng nguồn vốn tạm thời trong thanh toán góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho các chi nhánh.Cần nêu cao vai trò của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ NHCT VN tăng cƣờng tính độc lập của bộ phận này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận chƣơng 1 và thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn chƣơng 2, trong chƣơng 3 luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Các giải pháp đƣa ra mang tính thực tiễn cao, gắn liền với thực trjang huy động vốn tại VietinBank Đắk Lắk, góp phần giải quyết đƣợc những vấn đề vƣớng mắc trong công tác huy động vốn trong thời gian qua.
99
KẾT LUẬN
Hệ thống NHTM đóng vai trò trung gian điều hòa vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lƣợng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nƣớc. Trên cơ sở đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ phục vụ các mục đích tiêu dùng trong dân cƣ và nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác. Công tác huy động vốn từ các TCKT và dân cƣ là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tƣ sinh lời. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của các ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, tâm lý của khách hàng và những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Do đó, các NHTM rất cần có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động đƣợc cũng nhƣ cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện đồng bộ, kịp thời từ Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành có liên quan.
Sự cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vừa là thách thức đối với các ngân hàng cũng là động lực giúp các ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn để tạo lập một chỗ đứng vững chắc hơn và phát triển hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Trong cuộc cạnh tranh ấy, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng để tăng trƣởng nguồn vốn huy động là cuộc chạy đua khốc liệt. Thị phần huy động vốn là một trong những thƣớc đo đánh giá thái độ, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó, áp lực về việc tăng quy mô hoạt động, quy mô vốn cũng nhƣ xu hƣớng cơ cấu lại ngành ngân hàng đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với các NHTM trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận, phân chia thị trƣờng và khẳng định tên tuổi. VietinBank Đắk Lắk cũng nhƣ rất nhiều NHTM khác đang nổ lực hết mình trong cuộc chạy đua ấy. Vấn đề
100
đặt ra cho VietinBank Đắk Lắk
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của NHTM. Trong đó trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về hoạt động huy động vốn, nội dung phân tích tình hình huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn và những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn tại Viettinbank Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014. Qua đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn.
- Từ thực trạng huy động vốn cùng với định hƣớng của ngân hàng, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng huy động vốn đối với VietinBank Đắk Lắk. Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính Phủ, NHNN và VietinBank để các giải pháp mang tính khả thi hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đắk Lắk năm 2012 – 2014
[2] Báo cáo hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đắk Lắk năm 2012 – 2014
[3] Lâm Chí Dũng, Quản trị ngân hàng thương mại, Trƣờng đại học Đà Nẵng (năm 2014)
[4] Nguyễn Bạch Hồng (2014), Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh
[5] Thái Trịnh Nam (2011), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
[6] Bùi Thị Phƣơng Thảo (2012), Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
[7] Nguyễn Hoàng Thơ (2014), Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh Website www.tapchikinhte.com www.vietinbank.vn www.laisuat.vn www.thoibaonganhang.vn www.daklak.gov.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Nhằm mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk mong muốn nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý khách hàng thông qua biểu mẫu dƣới đây và bỏ vào hòm thƣ góp ý của ngân hàng.
Tên khách hàng:……….. Địa chỉ:……….. Số điện thoại:………. Số CMND:………... 1. a. b. c. d. e. 2. a. b. c. d. e. a. b. c.
d. e. a. b. c. d. e. a. b. c. Tƣơn d. e. a. b. c. d. e. a. b. c. d. e.
a. b. c. d. e. a. b. c. d. e.
Ý kiến đóng góp khác của quý khách hàng:
……… ……… ………. ……… ……… ……… ……… ………