NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP bảo việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan thƣờng tác động trên diện rộng và bao trùm toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các nhân tố này bao gồm:

a. Pháp luật, chính sách của Nhà nước

Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn đƣợc Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại luôn phải tuân thủ. Các chính sách đầu tƣ, ƣu đãi, ƣu tiên phát triển mũi nhọn... cũng ảnh hƣởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại, ví dụ nhƣ năm 2011 ngân hàng Nhà Nƣớc đã ra thông tƣ quy định trần lãi suất đối với huy động vốn đã làm cho công tác huy động vốn của một số ngân hàng TMCP nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong đó có ngân hàng Bảo Việt. Nói chung bất cứ ngân hàng thƣơng mại nào khi cần huy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.

b. Tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

tế, không riêng gì ngân hàng. Sự ổn định cả trong và ngoài nƣớc có tác động rất rõ. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi ngƣời dân không còn tin tƣởng. Ngƣợc lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thƣơng mại huy động vốn đƣợc dế dàng.

Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trƣởng hay suy thoái đã tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng. Ở tình trạng tăng trƣởng, ngƣời dân cần nhiều vốn để đầu tƣ mở rộng quy mô, trang thiết bị. Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng có điều kiện để huy động do tích lũy đƣợc nhiều hơn. Ngƣợc lại ở tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, đầu tƣ bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn.

c. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gởi tiền

Tập quán tiêu dùng của ngƣời dân có tầm ảnh hƣởng rất quan trọng đối với việc huy động vốn của ngân hàng. Rõ ràng ở những vùng, ngƣời dân thƣờng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động đƣợc dễ dàng hơn nhiều ở những vùng ngƣời dân thƣờng hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản...

Thói quen thanh toán khi mua hàng hóa cũng góp phần làm tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ở nƣớc ta, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huy động của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là nguồn tiền gửi thanh toán khó phát triển.

Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cƣ đó là tính lan truyền nhanh chóng. Do đó, khi xuất hiện những tin đồn bất lợi cho ngân hàng sẽ khiến cho ngƣời dân có xu hƣớng hạn chế giao dịch với ngân hàng.

Một trong những lý do nữa là ngƣời dân chƣa hiểu biết nhiều về hoạt động của ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp. Điều này đòi

hỏi các ngân hàng phải tăng cƣờng tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạt động của mình, các lợi ích của ngƣời gửi tiền cũng nhƣ các thủ tục cần thiết.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lƣợc kinh doanh có thể nói là đƣờng lối, phƣơng hƣớng hoạt động cho một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lƣợc kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng nhƣ hạn chế của ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thể tăng giảm.

b. Hoạt động Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng bao gồm các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phát triển sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến công chúng, các hoạt động nâng cao hình ảnh uy tín của ngân hàng...

Ngân hàng nào có công tác truyền thông tốt, có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với họ. Khách hàng càng biết nhiều về ngân hàng, họ sẽ có xu hƣớng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng càng nhiều hơn. Tâm lý của khách hàng thƣờng hay thích gửi tiền ở ngân hàng quen thuộc.

c. Chất lượng nguồn nhân lực

Trình độ của cán bộ ngân hàng cao sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ đƣợc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Thái độ trong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng, thái độ của nhân viên có thể giúp ngân hàng thu hút khách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rời bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng, trƣớc hết là trong khâu huy động vốn. Do đó,

để tăng cƣờng huy động vốn thì một điều cực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: hiểu biết khách hàng, hiểu biết nghiệp vụ, hiểu biết quy trình, hoàn thiện phong cách phục vụ.

d. Trình độ công nghệ ngân hàng

Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trƣớc đây. Việc áp dụng máy tính là một cuộc các mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ tống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thị trƣờng. Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động, hình thức trả lãi... Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt giúp cho ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn.

e. Danh tiếng và uy tín của ngân hàng

Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng lớn thƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn so với các ngân hàng nhỏ. Hình thức bảo hiểm tiền gửi làm tăng độ an toàn, tăng uy tín của ngân hàng. Một điều quan trọng nữa ở nƣớc ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hƣởng quan trọng tới huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn cho ngƣời gửi tiền, uy tín của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh cao hơn sơ với các ngân hàng khác. Những ngân hàng có uy tín luôn chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy động đƣợc những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm đƣợc thời gian.

f. Mạng lưới phân phối

Trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ hiện nay, thời gian là yếu tố mà con ngƣời rất quan tâm. Họ luôn tìm mọi các để tiết kiệm thời gian nhất. Nắm đƣợc điều này, các ngân hàng luôn tìm những địa điểm thuận lợi nhất để có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng càng có

nhiều mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, các chi nhánh đƣợc bố trí hợp lý, có chiến lƣợc sẽ tạo điều kiện rất tốt để khách hàng có thể biết đến tên tuổi của ngân hàng. Một ngân hàng có tên tuổi cũng đồng nghĩa với một ngân hàng đầy uy tín. Khi đó, nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng sẽ đƣợc huy động nhiều hơn.

1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN

1.4.1. Kinh nghiệm từ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc doanh

Các ngân hàng TMCP quốc doanh với lợi thế là doanh nghiệp lớn của nhà nƣớc, có thời gian hoạt động rất lâu (nhƣ VietcomBank hoạt động từ năm 1963, BIDV hoạt động từ năm 1957, VietinBank và AgriBank từ năm 1988) nên có rất nhiều lợi thế trong huy động vốn. Dựa vào mạng lƣới rộng khắp và nhiều dịch vụ tiện ích cùng với đó là số lƣợng lớn các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nƣớc nên nguồn tiền gửi dồi dào nhất là tiền gửi thanh toán. Bên cạnh đó, dựa vào thƣơng hiệu lớn, uy tín và quan trọng là đƣợc nhà nƣớc đảm bảo an toàn trong hoạt động nên đƣợc khách hàng tin tƣởng, lựa chọn làm nơi giao dịch. Ngoài ra, với hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng nên các dự án lớn, trọng điểm của Chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ thƣờng lựa chọn các ngân hàng quốc doanh làm nơi giao dịch và các ngân hàng này có thể dễ dàng bán chéo sản phẩm. Mặt khác, việc phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn cũng đƣợc thực hiện rất thƣờng xuyên và liên tục. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động luôn tăng trƣởng và ổn định, cơ cấu kỳ hạn hợp lý, chi phí cho việc huy động vốn thấp nên việc sử dụng vốn huy động luôn đạt hiệu quả cao.

1.4.2. Kinh nghiệm từ các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoài quốc doanh

Các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh cạnh tranh với nhau chủ yếu dựa vào sự đa dạng, chất lƣợng của các sản phẩm dịch vụ và mạng lƣới giao dịch. Do đó, ngân hàng nào có mạng lƣới giao dịch rộng, sản phẩm dịch vụ đa

dạng sẽ đƣợc ngƣời dân ƣu tiên gửi tiền. Các ngân hàng TMCP lớn thƣờng chú trọng đến nhóm dịch vụ cốt lõi là chuyển tiền và dịch vụ thanh toán, do đó thu hút đƣợc nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, doanh nghiệp với chi phí thấp và không chịu áp lực từ lãi suất. Mặt khác, các ngân hàng là thành viên của các tập đoàn thƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn làm nơi giao dịch cho các công ty thành viên cùng tập đoàn nên nguồn tiền gửi thanh toán cũng khá dồi dào. Một số ngân hàng lựa chọn hợp tác với các ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn của thế giới và khu vực nên tranh thủ đƣợc nguồn vốn cùng kinh nghiệm từ các ngân hàng, tập đoàn này do đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt, nhiều tiện ích và vì vậy có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút khách hàng. Nhờ đó, nguồn vốn huy động cũng khá ổn định.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm về sự phát triển của các ngân hàng TMCP quốc doanh và các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh đã cho thấy để phát triển nguồn vốn huy động các ngân hàng cần phải không ngừng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lƣới và nâng cao uy tín trong nhân dân, cụ thể cần phát triển theo các hƣớng sau:

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm gia tăng tính tiện ích nhất là các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán tạo thuận lợi lớn nhất cho khách hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Đối với các khách hàng là TCKT cần có chính sách thu hút để phát triển nguồn vốn không kỳ hạn để có thể có đƣợc nguồn tiền gửi với chi phí thấp và không chịu nhiều áp lực từ lãi suất.

Xây dựng chính sách huy động vốn và hoàn thiện các hình thức huy động vốn hiện có đồng thời phát triển các hình thức huy động vốn mới. Cần phát triển nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá với thời hạn và lãi suất hợp lý vừa nhằm đa dạng hóa hình thức huy động vốn vừa đảm

bảo tránh đƣợc rủi ro về kỳ hạn.

Giảm chi phí huy động vốn xuống mức thấp nhất có thể nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Song song với chính sách huy động vốn cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua phát triển mạnh dịch vụ tín dụng nhất là chú ý mở rộng tín dụng khu vực dân cƣ bằng các hình thức nhƣ thấu chi tài khoản, cho vay qua hình thức phát hành thẻ....

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại.

Tổng quan về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại, đề cập các hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Các nội dung cốt lõi đƣợc thể hiện qua hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại.

Luận văn đã nêu ra đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn cũng nhƣ phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ngân hàng ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn để có biện pháp phù hợp với mục tiêu tăng trƣởng của ngân hàng thƣơng mại.

Trên cở sở lý luận chung về vốn và huy động vốn, giúp các nhà quản trị ngân hàng hoạch định các chính sách về huy động vốn và phát triển khách hàng để gia tăng nguồn vốn huy động.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG BẢO VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BẢO VIỆT – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG NẴNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đƣợc thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) là thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng là một ngân hàng thƣơng mại trẻ trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nƣớc, BAOVIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

Thành phố Đà Nẵng là một trong 3 thành phố lớn của cả nƣớc. Với hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, kinh tế xã hội phát triển vững mạnh, Đà Nẵng đang từng bƣớc trở thành trung tâm tài chính – kinh tế của miền Trung. Đây là cơ sở vững chắc để BAOVIET Bank tin tƣởng sẽ thành công tại thị trƣờng này. Với kỳ vọng việc mở chi nhánh tại Đà Nẵng sẽ góp

phần vào sự phát triển quy mô hoạt động, mở rộng mạng lƣới của BAOVIET Bank đồng thời sẽ tạo ra cơ hội để Ngân hàng đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, ngày 2/1/2011 BAOVIET Bank đã khai trƣơng Chi nhánh Đà Nẵng (BAOVIET Bank Đà Nẵng) tại 86-88 Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. BAOVIET Bank Đà Nẵng là điểm giao dịch đầu tiên của BAOVIET Bank tại trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội vùng Trung Bộ và là điểm giao dịch thứ 28 của hệ thống BAOVIET Bank trong cả nƣớc.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tài chính Ngân hàng Bảo Việt – Chi nhánh Đà Nẵng Việt – Chi nhánh Đà Nẵng

Ban giám đốc: quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh.

Phòng kinh doanh:

Chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý công tác bán các sản phẩm dịch vụ (cho vay, bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại, tiền gởi, ...) tại chi nhánh và phòng giao dịch.

Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng, kế hoạch tiếp thị, triển khai chƣơng trình sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh.

Chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý công tác chăm sóc và phát triển khách hàng.

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan

Phòng kế toán:

- Bộ phận giao dịch: trực tiếp giao dịch với khách hàng và hạch toán các giao dịch. Thực hiện nghiệp vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP bảo việt, chi nhánh đà nẵng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)