7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, BAOVIET Bank Đà Nẵng cũng còn những tồn tại, cụ thể:
- Cơ cấu nguồn vốn huy động chƣa hợp lý, trong đó nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao (trên 90%). Điều này một phần do chính sách áp trần lãi suất huy động và thay đổi liên tục của NHNN, một phần do lãi suất huy động của ngân hàng bằng nhau giữa các kỳ hạn cùng với tình hình kinh tế bất ổn khiến niềm tin của ngƣời dân vào ngân hàng bị giảm sút. Kết quả là ngƣời dân có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để dò xét thị trƣờng và điều này làm cho cơ cấu vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến nguy cơ rủi ro về kỳ hạn.
- Đối tƣợng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn khi có sự cố, bởi khách hàng cá nhân là đối tƣợng hay chạy theo tin đồn nhất. Trong năm 2013, với những đánh giá, xếp hạn của NHNN cùng với những tin đồn về tái cơ cấu đã làm cho một bộ phận không nhỏ ngƣời dân rút tiền từ các ngân hàng nhỏ trong đó có ngân hàng Bảo Việt để sang gửi tiền tại các ngân hàng quốc doanh lớn hơn. Điều này cũng làm giảm đáng kể doanh số huy động của BAOVIET Bank Đà Nẵng.
- Sản phẩm huy động vốn còn nghèo nàn, chƣa đa dạng và thiếu tính cạnh tranh. Các sản phẩm về huy động vốn của BAOVIET Bank chủ yếu là các sản phẩm truyền thống nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên khó hấp dẫn khách hàng. Mặc dù đã có các sản phẩm dành riêng cho các đối tƣợng khách hàng nhƣ tiết kiệm cao niên dành cho ngƣời cao tuổi, tiết kiệm phụ nữ... nhƣng những sản phẩm này nhắm đến những đối tƣợng khách hàng cụ thể nên khó áp dụng cho các đối tƣợng khách hàng khác. Ngoài ra, các chƣơng trình khuyến mãi, PR thực hiện không thƣờng xuyên, chỉ tập trung vào các ngày lễ, hoặc đối tƣợng khách hàng cụ thể, quà tặng thì không tạo đƣợc nét độc đáo, khác lạ nên chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm, hƣởng ứng
nhiệt tình từ phía khách hàng.
- Lãi suất huy động chƣa theo kịp với sự thay đổi lãi suất của thị trƣờng khi NHNN điều chỉnh trần lãi suất mà ngân hàng Bảo Việt thƣờng thay đổi lãi suất chậm so với các ngân hàng khác nên lƣợng khách hàng đến hạn đã chuyển sang các ngân hàng khác khá nhiều cũng làm giảm đáng kể số dƣ huy động.
- Thị phần huy động vốn còn thấp (chỉ chiếm 1,43%) trong lúc mạng lƣới giao dịch lại mỏng (chỉ có 2 điểm giao dịch) và nhân sự vừa thiếu lại vừa yếu nên khả năng huy động vốn bị hạn chế. Ngoài ra, quy mô của điểm giao dịch tại phía bắc thành phố lại rất khiêm tốn với 05 nhân viên, hoạt động thuần túy của điểm giao dịch này chỉ là huy động vốn và bị hạn chế các hoạt động khác nhƣ cho vay, dịch vụ thu đổi ngoại tệ... nên hầu nhƣ không bán chéo đƣợc các sản phẩm khác do đó lƣợng khách hàng gia tăng không đáng kể.
- Chi phí huy động vốn cao. Với thƣơng hiệu nhỏ, khách hàng chủ yếu là cá nhân nên để thu hút đƣợc ngƣời dân gửi tiền trong điều kiện NHNN áp trần lãi suất bằng nhau cho các ngân hàng buộc BAOVIET Bank phải đẩy mạnh công tác khuyến mãi bằng quà tặng cho khách hàng đến giao dịch, điều này góp phần làm gia tăng chi phí huy động và ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn rất thấp. Hiện nay BAOVIET Bank Đà Nẵng chú trọng đến mảng huy động vốn mà chƣa chú trọng lắm vào hoạt động cho vay, là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Điều này một phần do BAOVIET Bank Đà Nẵng thiếu nhân lực về tín dụng và một phần do các sản phẩm, cơ chế chính sách trong hoạt động cho vay còn hạn chế nên khách hàng vay vốn khó tiếp cận. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của BAOVIET Bank Đà Nẵng là quá thấp.