Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 70)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ

đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại

a. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại

- Hệ thống chỉ tiêu XHTD nội bộ đối với KHDN.

Hệ thống chỉ tiêu XHTD đƣợc ban hành bởi NHTM bao gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Hệ thống các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, triển vọng, nguồn lực, cơ cấu tổ chức… của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này thể hiện năng lực nội tại, khả năng trả nợ vay, tình hình phát triển của doanh nghiệp trên thị trƣờng rất cao.

- Trình độ hiện đại hóa công nghệ của NHTM.

Công nghệ đóng vai trò to lớn trong nền tảng phát triển của mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp…hay sự phát triển của một cá nhân. Chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ cao, chất lƣợng tốt vào công tác XHTD nội bộ là rất quan trọng. Khi đó các lỗi chủ quan, cố hữu từ việc chấm điểm và XHTD của CBTD sẽ đƣợc giảm thiểu đáng kể, chất lƣợng chấm điểm và XHTD đƣợc tăng cao, thời gian chấm điểm giảm…những điều này làm chất

32 lƣợng của công tác XHTD tăng cao.

- Năng lực và trình độ của cán bộ nghiệp vụ

Nhân tố con ngƣời luôn có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công tác xếp hạng tín dụng. Một hệ thống chỉ tiêu đánh giá dù tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh đƣợc những nội dung cơ bản cho ph n lớn các trƣờng hợp xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn. Trong quá trình thao tác thực tế, ngƣời thực hiện công tác xếp hạng tín dụng phải hiểu đƣợc bản chất của vấn đề phân tích và nhận biết đƣợc tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá.

CBTD là ngƣời trực tiếp thu thập thông tin, chấm điểm và thực hiện quy trình XHTD nội bộ. Do đó năng lực và trình độ của CBTD đóng vai trò rất quan trọng trong công tác XHTD nội bộ, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả chấm điểm và XHTD. CBTD có năng lực tốt, chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp thì kết quả chấm điểm và XHTD rất khách quan, sát với thực tế và độ tin cậy cao.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ công tác XHTD nội bộ KHDN tại NHTM.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là hoạt động nhằm kiểm định lại tính chính xác, hiệu quả trong việc thực hiện công tác XHTD nội bộ đối với KHDN. Trên cơ sở đó NHTM quyết định có công nhận kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ hay không. NHTM tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu những hạn chế, tồn đọng, thành công trong công tác XHTD nội bộ. Sau đó tiến hành điều chỉnh để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ.

b. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại

- Quy định, chính sách của nhà nƣớc.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp:

33

vậy, các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng cũng có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp này. Nhìn chung, các quy định về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng theo hƣớng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp việc phân loại doanh nghiệp theo từng loại hình trở nên dễ dàng hơn.

Quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:

Phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định quy mô doanh nghiệp và điều kiện phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, theo nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ, ngành nghề kinh tế của Việt Nam đƣợc phân thành 20 ngành kinh tế cấp I. Căn cứ vào các ngành kinh tế cấp I, Tổng cục Thống kê có Quyết số 143 TCKT/PPCĐ ngày 22/12/1993 quy định phân ngành chi tiết từ cấp I đến IV. Còn theo thông tƣ liên tịch Bộ Lao động - Thƣơng binh xã hội và Bộ Tài chính số 17/1998/TTLT - BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 thì các ngành kinh tế của Việt Nam đƣợc chia thành 50 ngành kinh doanh để phân tích xếp hạng doanh nghiệp. Các quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề của doanh nghiệp nhƣ trên là cơ sở để mỗi ngân hàng phân chia nhóm ngành nghề doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công tác xếp hạng tín dụng.

Các quy định và hướng dẫn trực tiếp của nhà nước liên quan đến xếp hạng tín dụng:

Các quy định và hƣớng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nƣớc đối với việc sử dụng xếp hạng tín dụng nhƣ một công cụ quản lý rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại. Quyết định 493/2005/QĐ

34

- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nƣớc có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lƣợng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nƣớc mới có quyết định số 1253/QĐ - NHNN thay Quyết định 473/QĐ - NHNN ngày 28/04/2004- phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng nhà nƣớc cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp.

- Chuẩn mực kế toán.

Việc thực hiện chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp đúng theo chuẩn mực kế toán hiện hành ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ đối với KHDN. Doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán, có hồ sơ chứng từ đƣợc lƣu trữ rõ ràng, chi tiết, cẩn thận, có báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán đ y đủ thƣờng là những doanh nghiệp có độ tin cậy cao, có khả năng trả nợ tốt.

Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân nhƣ: hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật… của mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ: Việt Nam hiện nay vẫn là nƣớc đang phát triển, nếu so sánh các chỉ tiêu tài chính với tiêu chuẩn quốc tế thì rất ít doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tín dụng cao.

- Chất lƣợng nguồn thông tin.

Chất lƣợng nguồn thông tin ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả chấm điểm và XHTD nội bộ. CBTD có nhập liệu đƣợc chuẩn, chấm điểm đƣợc đúng và XHTD đƣợc chính xác phụ thuộc nhiều vào thông tin về doanh nghiệp, về tình hình tài chính, kinh tế mà mình đang nắm bắt. Thông thƣờng các doanh

35

nghiệp có xu hƣớng cung cấp thông tin không chính xác, báo cáo tài chính không đúng với sổ sách thực của doanh nghiệp vì mục đích bảo mật thông tin và mục đích cá nhân.

Thông tin đ y đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng khách hàng thuận lợi, chính xác và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong toàn bộ chƣơng 1, luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về tín dụng doanh nghiệp, khái niệm và hậu quả của rủi ro tín dụng, từ đó đƣa ra vai trò, ý nghĩa, sự c n thiết của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.

Từ những cơ sở lý luận này, luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó đƣa ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong chƣơng 2.

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK

ĐÀ NẴNG

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, đƣợc thành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng và đƣợc thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ - NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở đóng tại số 23 Phan Đình Phùng, phƣờng Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Là chi nhánh loại 1, đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đƣợc thành lập vào tháng 11/1988 với tên gọi lúc đó là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý

Mạng lƣới Chi nhánh đƣợc tổ chức bao gồm Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc và 08 phòng ban thực hiện các công tác chuyên môn. Chi nhánh có 04 phòng giao dịch, ngoài ra Chi nhánh quản lý 14 Chi nhánh cấp 2, cấp 3 và 14 Phòng giao dịch trực thuộc.

Agribank Đà Nẵng hiện có 35 điểm giao dịch trên địa bàn và là chi nhánh ngân hàng có mạng lƣới rộng nhất tại Đà Nẵng.

37 Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tín dụng Phòng KD Ngoại hối Phòng Điện toán Phòng DV và Mar Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng HC-NS Hành Chính Nhân Sự

Các phòng giao dịch Chi nhánh loại 2, 3

Các phòng giao dịch Phó giám đốc

38

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2012 -2014 nhìn chung có sự phát triển một cách ổn định. Tổng dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động đều có xu hƣớng tăng, tổng thu nhập có xu hƣớng giảm, tuy nhiên chi nhánh đã cắt giảm đƣợc nhiều chi phí, nên chỉ tiêu lợi nhuận tăng đều qua các năm. Nợ xấu có nhiều biến động nhƣng vẫn nằm trong t m kiểm soát của ngân hàng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng qua các năm

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 So với 31/12/2013 +/- % Dƣ nợ 5617 6098 7012 914 14,98% Nguồn vốn 7566 7907 9152 1245 15,74% Tổng thu nhập 1282 1179 1092 (87) (7,38%) Tổng chi phí 1146 1027 926 (101) (9,83%) Tỷ lệ nợ xấu 2,12% 2,47% 2,35% (4,85%) Lợi nhuận trƣớc thuế 136 152 166 14 9,21%

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng )

Nguồn vốn tăng trƣởng vƣợt kế hoạch, ổn định, đáp ứng đủ, kịp thời cho nhu c u vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn và dƣ nợ đều tăng từ năm 2012 cho đến năm 2014.

39

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNNo Đà Nẵng năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi dân cƣ 4.378,204 57,86% 5.056,982 63,95% 6.296,817 68,80% Tiền gửi TCKT 2.752,836 36,38% 2.267,141 28,67% 2.535,201 27,70% Tiền gửi TCTD 52,212 0,69% 37,957 0,48% 20,135 0,22% Tiền gửi Kho Bạc 328,403 4,34% 498,977 6,31% 243,453 2,66% Tiền gửi khác 55,995 0,74% 46,656 0,59% 56,745 0,62% Tổng NVHĐ 7.566,893 100,00% 7.907,713 100,00% 9.152,350 100,00%

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng)

Nguồn vốn dân cƣ tăng d n đều qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, góp ph n chuyển dịch cơ cấu vốn theo hƣớng tích cực, bền vững, tăng d n tỷ trọng nguồn vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo đúng định hƣớng của Đề án tái cơ cấu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, an toàn thanh khoản.

Công tác huy động vốn đƣợc thực hiện, triển khai đạt hiệu quả tốt chính là nhờ vào việc điều hành lãi suất kịp thời, bám sát chỉ đạo của TW trên cơ sở phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD trên địa bàn.

Bên cạnh đó trong công tác huy động vốn, mối quan hệ của NH với các tổ chức tiền gửi nhƣ kho bạc nhà nƣớc, bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp, khách hàng tiền gửi truyền thống đƣợc giữ ổn định. Trình độ nhận thức, am hiểu nghiệp vụ và tác phong giao dịch của cán bộ làm công tác huy động vốn đƣợc cải thiện, góp ph n làm nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và hình ảnh

40 thƣơng hiệu Agribank.

Thị ph n huy động vốn đƣợc giữ vững trong 3 năm liền kề 2012, 2013, 2014 và những năm trƣớc đó trong bối cảnh các TCTD cạnh tranh quyết liệt, thậm chí trên thị trƣờng vẫn còn hiện tƣợng “lách” tr n lãi suất, khiến một số khách hàng truyền thống dao động.

Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 Agribank - CN Đà Nẵng đã triển khai hiệu quả các chƣơng trình huy động tiết kiệm dự thƣởng của TW và địa phƣơng, công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng tiền gửi đƣợc tổ chức chu đáo, bài bản, đặc biệt là vào các dịp lễ lớn, Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên Đán. Công tác huy động vốn đang rất đƣợc Agribank – CN Đà Nẵng chú trọng và đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên tiền gửi từ các TCKT và TCTD có giảm qua các năm, đặc biệt giảm trong năm 2013 so với năm 2012. Nguồn vốn kho bạc chiếm tỷ trọng nhỏ; 4,34% (2012); 6,31% (2013) và 2,66% (2014) và có xu hƣớng giảm. Nguyên nhân giảm do việc thực hiện thanh toán song phƣơng giữa Kho bạc nhà nƣớc và Agribank – CN Đà Nẵng. Việc giảm thiểu nguồn vốn giá rẻ khiến cho giá vốn đ u vào cao, ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh

2.1.4. Khái quát tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại AGRIBANK Đà Nẵng Bảng 2.3. Tình hình tín dụng của NHNNo Đà Nẵng Đơn vị tính: Tỷ đồng DƢ NỢ TÍN DỤNG 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Dƣ nợ bình quân 5617 100,00% 6098 100,00% 7012 100,00% Dƣ nợ KHDN 3651,1 65,00% 2561,2 42,00% 4067 58,00% Dƣ nợ KHCN 1966 35,00% 3536,8 58,00% 2945 42,00%

41

TÌNH HÌNH NỢ XẤU

Nợ xấu 135,09 100,00% 165,26 100,00% 179,51 100,00% Nợ xấu DN 99,429 73,60% 136,5 82,60% 133,19 74,20% Nợ xấu KHCN 35,665 26,40% 28,754 17,40% 46,313 25,80%

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2012, 2013, 2014 của Agribank Đà Nẵng)

Dƣ nợ bình quân có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2012 -2014. Tuy nhiên tỷ trọng dƣ nợ KHDN có xu hƣớng giảm trong năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014. Tình hình nợ xấu có xu hƣớng tăng, tỷ lệ nợ xấu KHDN chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu.

Chi nhánh đã tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng, cơ cấu nợ, tạo điều kiện cho khách hàng từng bƣớc vƣợt qua khó khăn. Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, nợ xử lý rủi ro. Đồng thời triển khai kịp thời chủ trƣơng các chƣơng trình, chính sách cho vay phục vụ kinh tế nông nghiệp – nông thôn.

Tình trạng nợ xấu tăng qua 03 năm 2012, 2013, 2014 và có xu hƣớng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)