Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

XHTD DN là đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ vay của DN. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích vừa bám sát mục tiêu, vừa loại trừ những mục tiêu không c n thiết đảm bảo tiết kiệm chi phí. Vì vậy chỉ tiêu c n phân tích không nhất thiết bao gồm tất cả chỉ tiêu có thể lập ra từ BCTC mà c n có sự chọn lọc khoa học, mỗi chỉ tiêu c n chỉ rõ nội dung, ý nghĩa, phƣơng pháp tính và cách lấy số liệu bao gồm những chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng.

a. Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là công việc quan trọng, ngày càng đƣợc các ngân hàng quan tâm. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là cơ sở để ngân

70

hàng đánh giá khả năng thanh toán, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thông qua luồng tiền ra và luồng tiền vào của doanh nghiệp. Trong các chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp của AGRIBANK thì chƣa đề cập đến các chỉ tiêu trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ bởi báo cáo này không bắt buộc các doanh nghiệp lập. Trong thời gian tới, khi có quy định cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền về lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, đề nghị bổ sung các chỉ tiêu khi phân tích đánh giá doanh nghiệp nhƣ sau:

+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào: Chỉ tiêu này cho biết mức độ về năng lực tạo ra nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thƣờng, tỷ lệ này rất cao (trên 80%) và là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đ u tƣ dài hạn và trả cổ tức cũng nhƣ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Một cách phân tích thƣờng lien hệ là mang hệ số kỳ thực hiện so với các kỳ trƣớc để thấy xu hƣớng tăng trƣởng hay sự ổn định và so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hay chỉ tiêu bình quân để đo lƣờng sự biến động chung về tình hình kinh doanh và đặc điểm dòng tiền.

+ Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đ u tƣ so với tổng dòng tiền vào: Trong hoạt động đ u tƣ, dòng tiền của doanh nghiệp đƣợc lƣu chuyển thông suốt ở các lĩnh vực: đ u tƣ chứng khoán, đ u tƣ kinh doanh bất động sản, cho thuê dài hạn tài sản cố định, liên doanh, hùn vốn…

Dòng tiền ra để gia tăng các khoản đ u tƣ, ngƣợc lại, một sự thu hồi các khoản đ u tƣ sẽ thể hiện trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là dòng tiền vào. Khi hệ số này cao, tức là dòng tiền vào từ hoạt động đ u tƣ chiếm tỷ trọng cao. Nếu chƣa có kế hoạch tái đ u tƣ, doanh nghiệp sẽ điều phối nguồn tiền ƣu tiên thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trƣớc hạn để giảm chi phí lãi vay. Sau đó, doanh nghiệp sẽ điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn. Nghiên cứu, xem xét chỉ tiêu

71

này giúp ngân hàng dự báo đƣợc khả năng trả nợ các khoản vay nhƣ thế nào. + Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào:

Trả nợ dài hạn đối với các khoản nợ chƣa đến hạn trả làm cho hệ số dòng tiền ra tăng cao và thƣờng gắn liền với một chiến lƣợc nào đó. Thông thƣờng, tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào là rất thấp (5% -10%) và diễn ra đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do tính chất của các khoản nợ dài hạn với các điều khoản thanh toán ổn định. Vì vậy, hệ số này thay đổi đột ngột là điều c n quan tâm để tìm nguyên nhân giải thích.

+ Hệ số dòng tiền ra để trả cổ tức so với dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh:

Đối với các công ty cổ ph n, c n nghiên cứu thêm các chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết việc sử dụng dòng tiền thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh dùng để trả lợi tức cho các cổ đông. Đây là một chiến lƣợc khá phức tạp. Một số công ty có chính sách duy trì đều đặn mức trả cổ tức mặc dù phải sử dụng cả các nguồn khác – kể cả đi vay, khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đáp ứng đủ, trong khi đó một số công ty lại có chính sách “cứng rắn” ngƣợc lại. Hệ số này phải luôn đƣợc cân nhắc trƣớc nhu c u đ u tƣ hay sự c n thiết phải bổ sung vốn cho công ty trong từng giai đoạn chiến lƣợc kinh doanh.

b. Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau

Hiện tại, việc đánh giá XHTD các doanh nghiệp ỏ các ngành khác nhau đều sử dụng một bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và có sự điều chỉnh về trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu. Thực tế triển khai đã cho thấy rằng: c n bổ sung thêm một số chỉ tiêu đặc trƣng đối với từng ngành riêng biệt:

72

Trong quá trình đ u tƣ xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xây dựng nhận th u giữ vai trò quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nhƣ: tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng… Các đơn vị này có thể thuộc nhiều thành ph n kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhƣng đều là những tổ chức nhận th u xây lắp (th u chính hoặc th u phụ) hoặc có trƣờng hợp tự thực hiện. Để phân tích, đánh giá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một cách toàn diện hơn, đề nghị bổ sung ung các chỉ tiêu sau:

+ Khả năng thực hiện đấu th u

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành. Chỉ tiêu này đƣợc xác định dựa trên các ung tin tổng hợp về doanh nghiệp: các công trình tham gia dự th u, giá dự th u của doanh nghiệp, giá dự toán của chủ đ u tƣ, giá trúng th u của doanh nghiệp, lãi (lỗ) dự kiến, các yếu tố quyết định đến kết quả trƣợt (trúng) th u) của doanh nghiệp. Từ các ung tin thu thập đƣợc, ngân hàng có thể đánh giá đƣợc khả năng, năng lực của doanh nghiệp trong việc đấu th u các công trình xây dựng.

+ Khả năng tổ chức thi công

Sau khi trúng th u, doanh nghiệp có thể thực hiện thi công toàn bộ công trình hoặc chuyển cho một đơn vị khác làm một ph n công việc dƣới hình thức th u phụ. Chỉ tiêu khả năng tổ chức thi công đánh giá năng lực thi công của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Để có cơ sở đánh giá khả năng tổ chức thi công, c n thu thập các thông tin: Giá trị hợp đồng xây dựng, kế hoạch sản lƣợng thực hiện luỹ kế theo tiến độ thoả thuận tại hợp đồng, sản lƣợng thực hiện luỹ kế, % hoàn thành so với kế hoạch, mức độ phức tạp của công trình, đánh giá của chủ đ u tƣ về chất lƣợng thực hiện…

73

+ Tiến độ nghiệm thu khối lƣợng xây lắp đã hoàn thành

Chỉ tiêu cho biết khả năng, tốc độ thu hồi tiền của dự án. Nếu tiến độ nghiệm thu nhanh thì công trình không bị đọng vốn, giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Căn cứ để xác định tiến độ nghiệm thu khối lƣợng xây lắp hoàn thành là tỷ lệ giữa giá trị chủ đ u tƣ đã thanh toán và giá trị sản lƣợng đƣợc nghiệm thu.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục

Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao. Sản phẩm ph n lớn là dịch vụ, không mang hình thái vật chất cụ thể nhƣ hàng hóa thông dụng khác. Quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiêu thụ, nghĩa là các dịch vụ đƣợc thực hiện trực tiếp với khách hàng. Chính vì đặc điểm nhƣ vậy nên ngành dịch vụ y tế, giáo dục c n đƣợc đánh giá thêm một số chỉ tiêu nữa:

+ Địa điểm cung cấp dịch vụ và sản phẩm: Chỉ tiêu này xác định mức độ thuận lợi của địa điểm, nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ. Tiêu thức để đánh giá sự thuận lợi là: hệ thống đƣờng giao thông đi lại đến nơi cung cấp sản phẩm, dịch vu; môi trƣờng có trong sạch hay không; diện tích to hay nhỏ; địa điểm này có g n nơi đông dân cƣ hay không…

+ Mức độ hiện đại của trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là lạc hậu, bình thƣờng, hiện đại hay rất hiện đại, cao cấp.

+ Đội ngũ cán bộ chuyên môn: Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ chuyên môn: có đáp ứng đƣợc yêu c u hay không; đây có phải là những cán bộ có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn hay không.

+ Thái độ phục vụ khách hàng: Chỉ tiêu đánh giá thái độ của đội ngũ nhân viên trong quá trình phục vụ khách hàng là kém, bình thƣờng hay nhiệt tình, chu đáo.

74

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)