8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nội dung công tác xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM
Xử lý nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại là quá trình từ việc nhận biết nợ xấu, thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu, lập kế hoạch xử lý, thực hiện xử lý và kiểm tra đánh giá kết quả đạt đƣợc.
a. Nhận biết nợ xấu: Việc nhận biết nợ xấu cần đƣợc ngân hàng
thƣơng mại dựa trên các tiêu chí định tính và định lƣợng và đƣợc thực hiện định kỳ hay đột xuất ngay khi khách hàng hoặc khoản vay có những biệu hiện nhất định.
- Dấu hiệu phi tài chính :
+ Ngƣời vay có những trì hoãn không bình thƣờng hoặc không thể giải thích đƣợc trong việc chậm nộp các báo cáo tài chính, trong việc trả nợ hoặc không liên lạc với nhân viên tín dụng ngân hàng.
+ Khách hàng tỏ ra không đáng tin. + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
+ Đầu tƣ vào lĩnh vực ngoài kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trƣờng hoặc về vấn đề cạnh tranh.
- Dấu hiệu tài chính:
+ Khả năng trả lãi kém .
+ Yêu cầu ngân hàng thay đổi các điều khoản đảm bảo hoặc các cam kết trả nợ.
+ Đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thƣờng xuyên.
+ Đối với những khoản vay doanh nghiệp: có những dấu hiệu đáng ngờ về phƣơng pháp tính khấu hao, phân phối hay trích lập các quỹ, xác định giá trị hàng tồn kho….
b. Thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu
Khi đã nhận biết đƣợc các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu, ngân hàng cần phải thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu để sớm có hƣớng xử lý.
- Việc thu thập, khai thác thông tin có thể từ rất nhiều nguồn khác nhau: + Khai thác trực tiếp từ khách hàng.
+ Khai thác từ chính quyền địa phƣơng nơi khách hàng cƣ trú. + Khai thác qua xóm giềng.
+ Khai thác qua đối tác của khách hàng, qua các báo cáo cân đối quý, năm ( nếu khách hàng là doanh nghiệp) …
Từ việc thu nhập thông tin CBTD sẽ đánh giá các khoản nợ xấu để phân loại nợ đƣợc chính xác hơn, thuận tiện cho việc xử lý nợ sau này.
- Sau khi phát hiện đƣợc các khoản vay có vấn đề, ngân hàng phải lập tức kiểm tra, đánh giá các hồ sơ vay vốn của khách hàng để đảm bảo:
+ Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng lƣu là đầy đủ hợp pháp, hợp lệ và đƣợc cập nhật.
+ Hồ sơ vay là nguyên vẹn và đƣợc lƣu giữ đúng cách thức, quy định. + Hồ sơ vay vốn phải đảm bảo không có điều gì có thể gây nguy hiểm cho ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn của khách hàng là một trong những bằng chứng tại cơ quan pháp luật, vì vậy cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng hồ sơ vay chỉ chứa đựng nhƣng thông tin xác thực.
Một điều hết sức quan trọng là tất cả những thỏa thuận và các quyết định liên quan đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, phải đƣợc lƣu trữ cẩn thận chính xác trong hồ sơ vay vốn và đƣợc xác nhận bằng văn bảng đối với khách hàng. Những thông tin này rất quan trọng khi mà những vấn đề liên quan đến pháp luật trong tƣơng lai.
- Kiểm tra, đánh giá hồ sơ tài sản đảm bảo để chắc chắn rằng:
+ Toàn bộ tài sản bảo đảm đang đƣợc bảo đảm bằng những hợp đồng bảo đảm tiền vay hiện tại.
+ Hồ sơ TSBĐ phải tuyệt đối hoàn chỉnh, đầy đủ, có thể đem ra thi hành ( theo phán quyết của tòa án) và ngân hàng có thể nắm giữ đƣợc tài sản mình yêu cầu.
+ Định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm nhằm tìm ra giá trị hiện tại của TSBĐ.
+ Xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung tài sản bảo đảm.
c. Lập kế hoạch xử lý
Sau khi tiếp nhận thông tin, CBTD phải thực hiện phân tích những thông tin này và lập kế hoạch hành động trên cơ sở phân tích, đánh giá các
thông tin thu thập đƣợc. Kế hoạch hành động phải đảm bảo các nguyên tắc và bao gồm những nội dung chính:
+ Phải luôn nắm vững mục tiêu tối đa hóa các cơ hội để thu hồi vốn cho ngân hàng.
+ Phải tách chức năng xử lý nợ vay ra khỏi chức năng cho vay để đảm bảo đƣợc tính vô tƣ khách quan.
+ Những kế hoạch của khoản vay là gì. + Giải pháp để xử lý khoản vay này. + Cách thực hiện những giải pháp này. + Những mục đích cần đạt đƣợc.
d. Thực hiện kế hoạch xử lý
Xử lý nợ xấu là hoạt động của ngân hàng đƣợc triển khai khi khoản nợ sắp, sẽ và đã phát sinh nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất do nợ xấu gây ra. Việc xử lý nợ xấu thƣờng đƣợc áp dụng bằng hai phƣơng pháp:
* Phương pháp khai thác: Là phƣơng pháp xử lý nợ xấu đối với
những khách hàng có thiện chí, mang tính chất giúp đỡ hỗ trợ cho khách hàng.
- CBTD có thể đề nghị khách hàng bán sản phẩm, thu nợ tiếp tục sản xuất kinh doanh để có nguồn giả quyết nợ vay.
- Đề nghị ngƣời vay giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cƣờng vốn sản xuất kinh doanh.
- Giúp doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ, hàng tồn kho…
- Bổ sung tài sản bảo đảm: Khi khoản vay có dấu hiệu bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị TSBĐ có khả năng bán thấp hơn dƣ nợ vay thì việc bổ sung TSBĐ là cần thiết và đây cũng là một biện pháp để xử lý nợ xấu. Có thể bổ sung tài sản hữu hình hoặc vô hình nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng, tài sản hình thành trong tƣơng lai….Việc thực hiện
bổ sung các biện pháp bảo đảm này phải đƣợc quy định thành văn bản thỏa thuận và là một phần bổ sung cho hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng hiện hành.
Nếu các giải pháp trên không cải thiện đƣợc tình hình trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần phải giải quyết theo hƣớng chủ động hơn nhƣ:
- Cấp thêm vốn tín dụng: Ngân hàng chỉ xem xét cấp thêm vốn khi khách hàng chứng minh đƣợc kế hoạch kinh doanh sẽ giúp khách hàng vƣợt qua giai đoạn khó khăn và chắc chắn có hiệu quả. Việc áp dụng phƣơng pháp này có tính mạo hiểm vì thế cần đƣợc cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ.
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Có hai phƣơng thức là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay.
+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Là việc ngân hàng cho vay chấp thuận thay đổi kỳ trả gốc và/hoặc lãi vốn vay ( bao gồm cả điều chỉnh số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn) trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc thu xếp nguồn trả nợ của mình đối với ngân hàng.
+ Gia hạn nợ vay: Là việc ngân hàng cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vƣợt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng và/hoặc giấy nhận nợ. Ngân hàng chỉ giải quyết cho khách hàng gia hạn với những nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn thu của khách hàng bị chậm nhƣ: bị ảnh hƣởng bởi thời tiết, dịch bệnh, mất mùa…..
* Phương pháp thanh lý: Phƣơng pháp này buộc ngƣời vay phải thực
hiện những điều khoản của hợp đồng tín dụng bằng thƣơng lƣợng hoặc sử dụng những công cụ pháp lý để thu hồi nợ.
toán hoặc không có khả năng thanh toán nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm hoặc yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay: Thông thƣờng khi xét duyệt cho vay, khách hàng cần có tài sản bảo đảm nhất định để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ tại ngân hàng. Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao cho ngân hàng, ngân hàng có thể sẽ tự bán công khai tài sản, hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc bán cho công ty mua bán nợ.
- Yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Trong trƣờng hợp việc đòi nợ từ phía ngƣời vay gặp khó khăn, ngân hàng có thể yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dƣới hình thức thanh toán nợ trực tiếp hoặc xử lý tài sản bảo đảm của ngƣời bảo lãnh.
- Bán các khoản nợ: Ngân hàng thƣờng áp dụng biện pháp này khi không muốn mất thời gian hoặc bản thân ngân hàng đã có một tổ chức chuyên môn hóa trong việc xử lý nợ đó là Công ty mua bán nợ. Việc bán lại các khoản nợ xấu (hay quyền đòi nợ) cho một tổ chức khác sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc nợ xấu. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này ngân hàng thƣờng phải chấp nhận bán lại các khoản nợ với giá trị thấp hơn quyền đòi nợ hiện tại, từ đó gây ra những tổn thất nhất định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
- Sử dụng hình thức khởi kiện: Để áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả, ngân hàng cần đảm bảo hồ sơ khoản vay đầy đủ và phù hợp về mặt pháp lý, ngân hàng thực hiện kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Phán quyết của tòa án sẽ buộc khách hàng trả nợ hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm tiền vay cho ngân hàng để xử lý thu hồi nợ. Trƣờng hợp khách hàng là các doanh nghiệp
không trả đƣợc nợ, ngân hàng với tƣ cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản.
Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thƣờng không mang lại nhiều kết quả do thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian và chế tài giám sát việc thi hành quyết định của tòa án chƣa thật sự phát huy hiệu quả.
- Trích lập dự phòng XLRR: Trên phƣơng diện kế toán, các khoản vay nên đƣợc ghi nhận là có thể bị giảm giá trị và việc trích lập dự phòng là cần thiết nếu ngân hàng không thể thu hồi đƣợc gốc và lãi trong hợp đồng tín dụng. Trích lập dự phòng XLRR là phƣơng pháp các ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay. Các nhà quản lý ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay dựa trên các thông tin sử dụng để phân tích. Trên cơ sở phân loại tài sản Có, ngân hàng thực hiện việc trích lập dự phòng XLRR theo quy định pháp lý.
- Sử dụng dự phòng XLRR để xử lý rủi ro: Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc ngân hàng sử dụng dự phòng xử lý rủi ro đã trích để bù đắp khoản vốn tổn thất và hạch toán chuyển những khoản nợ này từ nội bảng ra ngoại bảng.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
Ngân hàng phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ: có thể hàng tháng, hàng quý. Việc kiểm tra phải giao cho bộ phận chuyên trách và có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo ngân hàng.
Qua đó, tổng hợp đƣợc những kết quả đạt đƣợc từ các phƣơng thức xử lý nợ để phát huy hoặc hạn chế, nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất trong công tác xử lý nợ xấu.