Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup Tỉnh Dak Lak

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 59)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup Tỉnh Dak Lak

Nhƣ các nhà quản lý ngân hàng hay nói lợi nhuận thƣờng tỷ lệ thuận với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Do đó bên cạnh những kết những kết quả đáng khích lệ đã đạt đƣợc, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak cũng có những khoản nợ xấu tƣơng đối cao.

Điều này làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ vòng quay vốn và chất lƣợng tín dụng của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak. Nhƣng ban lãnh đạo của đơn vị đã có những biện pháp thích hợp để xử lý nợ xấu, làm cho tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức an toàn.

Xem xét bảng phân loại nợ sau để có cái nhìn tổng quát về tình hình nợ xấu theo các nhóm nợ tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak.

Bảng 2.4. Tình hình cơ cấu nhóm nợ tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak

ĐVT: triệu đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dƣ nợ nhóm 1 294.453 91,3 366.353 93 346.425 92,22 Dƣ nợ nhóm 2 19.694 6,1 20.110 5,1 19.071 5,1% Dƣ nợ nhóm 3 3.099 0,96 3.253 0,82 3.476 0,93 Dƣ nợ nhóm 4 1.570 0,49 1.760 0,45 2.380 0,63 Dƣ nợ nhóm 5 3.704 1,15 2.410 0,61 4.294 1,14 Nợ xấu 8.373 2,6 7.423 1,9 10.150 2,7 Tổng dư nợ 322.520 393.886 375.646

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak)

Năm 2013 do áp dụng một số chính sách của NHNN nhƣ giảm lãi suất, cơ cấu nhóm nợ … và đặc biệt công tác xử lý nợ xấu đƣợc chi nhánh giám sát tƣơng đối chặt chẽ nên nợ xấu năm 2013 giảm đáng kể từ 8.373 triệu đồng giảm còn 7.423 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 2,6% xuống còn 1,9%. Tuy nhiên đến năm 2014 nợ xấu của chi nhánh đã tăng lên đến 10.150 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ nợ xấu là 2.7%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn dƣới mức khống chế của Agribank Dak Lak ( dƣới 3% - theo văn bản 1026/NHNo-TD của Giám đốc Agribank Dak Lak) nhƣng điều này cho thấy công tác xử lý nợ xấu của chi nhánh năm 2014 chƣa thật sự hiệu quả.

- Phân loại nợ xấu:

+ Phân loại nợ xấu theo mức độ nghiêm trọng:

theo quyết định 439/2005/QĐ-NHNN do thống đốc NHNN ban hành.

Theo đó, nhóm 1 của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 90%. Nhóm 2 chiếm tỷ trọng tƣơng đối qua các năm, chiếm tỷ trọng trung bình 5% mỗi năm trên tổng dƣ nợ. Nợ nhóm 3 năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,96% sang năm 2013 giảm xuống 0,82% nhƣng đến năm 2014 tăng lên 0,93% trên tổng dƣ nợ. Nợ nhóm 4 và nhóm 5 nhìn chung tỷ trọng giảm từ năm 2012 đến năm 2013, nhƣng đến năm 2014 đều tăng.

Qua phân tích số liệu ta thấy nợ nhóm 4, nhóm 5 luôn giữ tỷ trọng khá thấp, những khoản nợ thuộc nhóm 3 do các cá nhân/hộ và doanh nghiệp chƣa kịp quay vòng vốn kinh doanh. Mặc dù chi nhánh luôn xúc tiến công tác thu nợ nhƣng nền kinh tế ngày càng phát triển, trị giá các khoản vay luôn tăng cao để phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các ngành xây dựng hay bất động sản ... thì khả năng trả nợ đúng hạn là điều thực sự khó khăn, nợ xấu tăng qua các năm là điều khó tránh khỏi.

0 20 40 60 80 100

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

+ Phân loại nợ xấu theo đối tượng khách hàng:

Năm 2013 nợ xấu cá nhân/hộ của chi nhánh giảm 1.360 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ giảm 21,6% so với năm 2012 do chi nhánh đã làm tốt công tác xử lý nợ xấu. Trong khi đó năm 2013 là một năm khó khăn với doanh nghiệp do ảnh hƣởng lạm phát của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ. Do vậy nợ xấu doanh nghiệp cũng tăng theo, tăng 410 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng tỷ lệ 19,5%.

Năm 2014 nợ xấu cho vay cá nhân/hộ và doanh nghiệp đều tăng cao so với năm 2013. Đặc biệt nợ xấu cho vay cá nhân/hộ tăng 2.040 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng ứng tỷ lệ 41,5%. Điều này cho thấy công tác XLNX tại chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.5. Phân loại nợ xấu theo đối tượng khách hàng

ĐVT: Triệu đồng,% Nợ xấu theo khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Sốtiền % Cá nhân/hộ 6.273 4.913 6.953 -1.360 -21,6 2.040 41,5 Doanh nghiệp 2.100 2.510 3.197 410 19,5 687 27,3 Tổng 8.373 7.423 10.150 -950 -11,3 2.727 36,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak)

Xét về tỷ trọng nợ xấu của doanh nghiệp so với tổng nợ xấu của chi nhánh thì nợ xấu của doanh nghiệp tƣơng đối cao, chiếm trên 25% qua các năm. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của nền kinh tế lạm phát, do sức mua giảm, đặc biệt một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng gần nhƣ bị phá sản khi áp dụng thông tƣ 13/2013/TT-BXD của Bộ trƣởng xây dựng. Vì vậy thời gian gần đây chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak hầu nhƣ hạn

Biểu đồ: 2.3. Tỷ trọng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

+ Phân loại nợ xấu theo thời hạn cho vay:

Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn cho vay của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak giai đoạn 2012 -2014 nhƣ sau:

Bảng 2.6. Phân loại nợ xấu theo thời hạn cho vay

ĐVT: Triệu đồng,% Nợ xấu theo thời hạn cho vay Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.350 4.980 7.440 1.630 48,6 2.460 49,3 Trung dài hạn 5.023 2.443 2.710 -2.580 -51,4 267 10,9 Tổng 8.373 7.423 10.150 -950 -11,3 2.727 36,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak)

Trong cơ cấu nợ xấu, nhóm nợ xấu ngắn hạn là tác nhân chính gây nên sự tăng lên của tổng nợ xấu, nợ xấu ngắn hạn tăng đều qua các năm, năm 2013 tăng 1.630 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng tỷ lệ 48,6%, năm 2014 tăng 2.460 triệu đồng so với năm 2013 tƣơng ứng tỷ lệ 49,3%.

Nợ xấu ngắn hạn luôn tăng cao là do dƣ nợ ngắn hạn cao. Là một ngân hàng thƣơng mại 100% vốn Nhà nƣớc, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh

Dak Lak đã xác định đúng đắn mức vốn cho vay ngắn hạn trong tổng cơ cấu vốn đầu tƣ.

Trong các năm 2012, 2013 và 2014 tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ổn định ở mức cao. Chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak nhận thấy rõ ràng cho vay ngắn hạn có ƣu thế hơn so với cho vay trung và dài hạn, sau khi nghiên cứu kỹ các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả góp phần tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác với bất kỳ ngân hàng thƣơng mại nào yếu tố vòng quay vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Điều này kéo theo nợ xấu ngắn hạn cũng sẽ cao.

Nợ xấu trung và dài hạn qua các năm có xu hƣớng tăng giảm không đều nhƣng tỷ trọng thì giảm liên tục qua các năm. Nguyên nhân của thực trạng này là do thời gian gần đây, hoạt động cho vay trung và dài hạn tại đơn vị đã đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn vì lãi suất huy động có kỳ hạn chịu ảnh hƣởng nhiều của lạm phát.

Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều biến động nên các doanh nghiệp chƣa dám mạo hiểm đầu tƣ xây dƣng cơ sở vật chất, phát triển quy mô. Nợ trung hạn tại đơn vị chủ yếu là cho vay đầu tƣ trồng trọt và xây dựng chuồng trại.

Nợ xấu trung hạn năm dài hạn chi nhánh đã khống chế nợ xấu tƣơng đối tốt, từ 5.023 triệu đồng năm 2012 đã giảm xuống còn 2.443 triệu đồng năm 2013 tƣơng ứng tỷ lệ giảm 51,4%. Đến năm 2014 nợ xấu trung dài hạn có tăng nhƣng không đáng kể.

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)