8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Triển khai một số biện pháp xử lý nợ xấu chƣa đƣợc áp dụng
Trong thời gian qua, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak đã áp dụng tƣơng đối đa dạng các biện pháp xử lý nợ xấu, tuy nhiên chỉ có một số biện pháp nhƣ phát mại tài sản, khởi kiện và một số biện pháp khai thác. Chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak cũng nên xem xét một số biện pháp chƣa từng áp dụng nhƣng kinh nghiệm từ quốc tế cho thấy các giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực:
a. Thượng lượng mua lại tài sản
Thực tế công tác XLNX cho thấy việc xử lý TSBĐ là bất động sản có giá trị lớn thƣờng gặp rất nhiều khó khăn do phân khúc thu nhập và nhu cầu ít. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trƣờng bất động sản trầm lắng, giá cả sụt giảm thì việc xử lý tài sản này rất khó khăn. Trong điều kiện
đó, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak nên xem xét phƣơng án thƣơng lƣợng mua lại TSBĐ này để thu nợ. Việc mua lại tài sản sẽ góp phần giảm khoản nợ xấu, giảm rủi ro tổn thất về tài sản do nguyên nhân từ phía khách hàng, có nhiều cơ hội để xử lý đƣợc tài sản với giá cao tốt hơn nhằm tối đa hóa nguồn thu từ XLNX.
b. Bán nợ cho công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng - VAMC
Là công cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Và thay vì phải trích lập dự phòng ngay lập tức thì ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng 10% trong vòng 10 năm (Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC đƣợc Chính phủ ban hành vào ngày 18/5/2013 và nghị định 34/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghi định 53). Với những điểm thuận lợi trong công tác XLNX của VAMC, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak nên sớm áp dụng phƣơng thức xử lý nợ xấu này.
c. Kinh doanh dựa trên tài sản bảo đảm
Các khoản nợ tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak hầu hết đều có TSBĐ là bất động sản hoặc máy móc, thiết bị nhà xƣởng … Trƣờng hợp DN không còn hoạt động và ngân hàng phải dùng các biện pháp phát mại tài sản là máy móc thiết bị, nhà xƣởng … thƣờng khó thanh lý, thời gian kéo dài và giá trị thu hồi thấp.
Do đó chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak nên thỏa thuận với khách hàng cho thuê một phần hoặc toàn bộ cơ sở sản xuất và phân chia một phần nguồn thu từ cho thuê để trả nợ, phần còn lại để khôi phục SXKD. Việc thuê lại TSBĐ ngoài việc tạo nguồn trả nợ còn góp phần bảo trì thƣờng xuyên TSBĐ, giảm tổn thất do hƣ hỏng vì thời gian dài không sử dụng.
Biện pháp này cũng có thể áp dụng đối với các trƣờng hợp là tài sản bất động sản ở vị trí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và trong quá trình xử lý khách hàng không đƣợc sử dụng tài sản này.