Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 89)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất

Việc xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất sẽ là công cụ hữu hiệu trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, giúp cho các bộ phận khi phát sinh nợ xấu chủ động xử lý và áp dụng các biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật. Đồng thời phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong xử lý nợ xấu sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo tính khách quan từ đó nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu.

Trƣớc mắt trong khi chờ Agribank Việt Nam, chi nhánh Agribank Tỉnh Dak Lak ban hành quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất. Tôi xin đề xuất cơ chế trong việc xây dựng quy trình xử lý nợ xấu nhƣ sau:

XLNX cũng cần đƣợc phân cấp giữa chi nhánh và hội sở ngân hàng cấp trên, trên cơ sở giá trị khoản vay (có thể bằng mức phán quyết cho vay: dƣới ba tỷ đồng thuộc thẩm quyền xử lý của chi nhánh) hoặc thời gian phát sinh nợ xấu (dƣới một năm sẽ thuộc thẩm quyền xử lý của chi nhánh) để đạt hiệu quả tối ƣu.

Trên cơ sở kết quả chấm điếm xếp hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak xác định đƣợc các khoản nợ xấu, ngay lập tức các khoản nợ này sẽ đƣợc chuyển sang tổ xử lý nợ xấu thuộc phòng tín dụng tại chi nhánh, cán bộ tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ về tình trạng nợ của khách hàng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu.

Ngay sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu phát sinh, trƣởng phòng tín dụng trên cơ sở phân tích thông tin của khoản vay, chuyển giao hồ sơ khoản nợ cho chuyên viên xử lý nợ xấu, đồng thời gửi báo cáo chi tiết về khoản nợ xấu cho Tổ xử lý nợ xấu thuộc Agribank Dak Lak. Sau khi nhận đƣợc hồ sơ của

khoản nợ xấu, chuyên viên xử lý nợ xấu tiến hành rà soát khoản vay, thu thập thông tin cập nhật để đánh giá lại tình hình khách hàng nhƣ tài liệu liên quan đến khoản vay, tài sản bảo đảm, thiện chí của khách hàng, tình hình tài chính ... ngoài ra, chuyên viên xử lý nợ xấu phải rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Trong trƣờng hợp giá trị tài sản bị giảm sút cần ngay lập tức yêu cầu bổ sung tài sản hoặc đề xuất các biện pháp bảo đảm tiền vay thay thế.

Về phía Tổ xử lý nợ xấu thuộc Agribank Dak Lak, sau khi nhận đƣợc báo cáo về khoản nợ xấu phát sinh, tổ xử lý nợ xấu có trách nhiệm trao đổi, phối hợp và đƣa ra kết hoạch hành động tiếp theo.

- Đối với những khoản nợ xấu không nằm trong phân cấp xử lý của Tổ xử lý nợ xấu ngân hàng cấp trên, Phòng Tín dụng của chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak chủ động đƣa ra hƣớng xử lý tiếp theo trên cơ sở kết quả rà soát khoản vay của chuyên viên xử lý nợ xấu. Phòng Tín dụng có thể tham khảo ý kiến của Tổ xử lý nợ xấu - Agribank Dak Lak nếu thấy cần thiết.

- Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền xử lý của Tổ xử lý nợ xấu thuộc Agribank Dak Lak, Tổ xử lý nợ xấu sẽ trực tiếp đề ra kế hoạch hành động, có thể yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của phòng tín dụng chi nhánh.

Kế hoạch hành động tiếp theo có thể thực hiện theo hai hƣớng sau: + Chiến lƣợc giữ lại: Đƣợc áp dụng khi đánh giá khách hàng có đủ điều kiện để thu hồi đầy đủ khoản nợ, ngân hàng cần duy trì mối quan hệ với khách hàng.

+ Chiến lƣợc rút lui: Đƣợc áp dụng với những khoản vay đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi hoặc có thể thu hồi nhƣng thời gian xử lý phải kéo dài. Tổ xử lý nợ xấu - Agribank Dak Lak xem xét, đánh giá và chỉ đạo chi nhánh tiến hành các thủ tục cần thiết để bán cho VAMC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 89)