Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Các giải pháp khác

a. Giải pháp về nguồn nhân lực

Công tác thẩm định cấp tín dụng, quản lý khoản vay là rất phức tạp, có rủi ro cao. Do đó đòi hỏi nhân sự cho hoạt động tín dụng là những cá nhân nổi bật về trình độ, kỹ năng làm việc độc lập, kinh nghiệm và đặc biệt là nhãn quan tín dụng tốt vì nhãn quan tín dụng có tác dụng quyết định trong việc nhìn nhận khách hàng, phát hiện rủi ro tín dụng sớm để có biện pháp xử lý kịp thời. Chi nhánh cần có những đánh giá khách quan và phân công nhiệm vụ hợp lý giữa các cán bộ tín dụng, các khách hàng và khoản vay phức tạp cần giao cho những cán bộ ƣu tú, có kinh nghiệm và hạn chế giao việc quá nhiều cho CBTD sẽ ảnh hƣởng đến khả năng quản lý khoản vay.

b. Giải pháp về quản lý khoản vay

Công tác quản lý khoản vay có ý nghĩa quan trọng và hạn chế đƣợc những trƣờng hợp phát sinh rủi ro ngoài dự tính đối với khoản cấp tín dụng, ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn đầu tƣ, do vậy chi nhánh cần làm tốt công việc theo trình tự nhƣ sau:

- Trƣớc khi cấp tín dụng

Hiện tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Dak Lak đang thực hiện chấm điểm XHTD đối với khách hàng trƣớc khi cho vay. Về cơ bản các chỉ tiêu tại XHTD đã góp phần đo lƣờng đƣợc các rủi ro ban đầu của khách hàng. Tuy nhiên công tác thu thập thông tin và tập hợp hồ sơ đầy đủ có ý nghĩa quan

trọng trọng để đánh giá chính xác tình hình khách hàng. Vì vậy chi nhánh cần làm tốt công tác thu thập thông tin, tập hợp hồ sơ gồm:

+ Thƣờng xuyên kiểm tra và giám sát thông tin khách hàng trên hệ thống CIC trƣớc khi khách hàng vay vốn hoặc sau khi khách hàng trả nợ để vay lại.

+ Thẩm định tài sản cần phải đánh giá tính thanh khoản của tài sản, chỉ nhận những tài sản có khả năng chuyển nhƣợng cao. Đặc biệt những tài sản có rủi ro cháy nổ, mất mát, hƣ hỏng … cần yêu cầu mua bảo hiểm.

+ Tình hình tài chính của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của khách hàng. Trong thời gian qua có một số khách hàng kể cả doanh nghiệp khi bắt đầu vay vốn thì tình hình tài chính cũng nhƣ số liệu sổ sách rất đẹp. Nhƣng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi vay vốn đã mất khả năng thanh toán.

Do vậy khai thác khách hàng, các thông tin về thị trƣờng, ngành, các nhà cung cấp, khách hàng và các chính sách của Chính phủ, chính sách kinh tế … cần đƣợc đánh giá đầy đủ, tránh thu thập theo cảm tính sẽ ảnh hƣởng đến việc đánh giá chung về khách hàng.

Sau khi cấp tín dụng:

+ Kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích là rất quan trọng, các trƣờng hợp đảo nợ, chuyển vốn lòng vòng rất đáng lo ngại vì sẽ ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ khoản vay.

+ Chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak cũng cần phải kiểm soát dòng tiền của khách hàng, dòng tiền từ doanh thu, kế hoạch thu hồi vốn kinh doanh … để đảm bảo nguồn tiền của khách hàng đủ để hoàn trả các khoản vay khi đến hạn.

Do đó chi nhánh cần xác định thời gian cấp tín dụng phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng, tránh trƣờng hợp khách hàng quay vòng vốn vay

nhiều lần dẫn đến không thể thanh toán đúng hạn các khoản vay. Ngoài ra cấp tín dụng phải phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh trƣờng hợp cấp tín dụng quá lớn và tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện các phƣơng án sai mục đích, rủi cao.

Công tác kiểm tra tình hình hoạt động SXKD, tình hình sử dụng vốn và thực hiện các điều kiện cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Cần đánh giá lại TSBĐ định kỳ để có những biện pháp bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)