Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 67)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh Agribank Ea Sup

Sup – Tỉnh Dak Lak trong thời gian qua

a. Công tác tổ chức xử lý nợ xấu

Ngày 15/7/2011 Giám đốc Agribank Tỉnh Dak Lak đã ban hành văn bản 1026/NHNo-TD về việc một số giải pháp chỉ đạo công tác tín dụng những tháng cuối năm 2011. Qua đó Giám đốc đã chỉ đạo các chi nhánh phải tiến hành phân tích nợ nhóm 2, tuyệt đối không để chuyển sang nhóm 3 làm tăng nợ xấu, khống chế nợ xấu dƣới 3%.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Agribank Dak Lak, Ban giám đốc chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak đã ra quyết định thành lập tổ XLNX do đồng chí Giám đốc làm tổ trƣởng, trƣởng phòng tín dụng, và 01 CBTD là thành viên.

Định kỳ hàng tháng tổ xử lý nợ tiến hành hợp và rà soát các khoản nợ để tìm biện pháp xử lý.

Thực tế trong thời gian trên, tổ xử lý nợ xấu chủ yếu tìm biện pháp để xử lý đối với các khoản nợ quá xấu, có nguy cơ mất vốn. Ngoài ra CBTD vẫn phải thực hiện các nghiệp vụ hàng ngày nhƣ cho vay, giải ngân, thu lãi … do đó thời gian phân bổ cho hoạt động xử lý nợ xấu không nhiều. Kết quả công

tác xử lý nợ xấu chỉ mới giới hạn cho một vài hộ gia đình và doanh nghiệp trong tình trạng rất xấu, chƣa tập trung rà soát toàn bộ các khoản nợ và thực hiện toàn diện việc xử lý đối với các khoản nợ này.

b. Nhận biết nợ xấu

Thấy rõ đƣợc ảnh hƣởng của nợ xấu không chỉ đến ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế nên chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak luôn chú trọng đến công tác nhận dạng nợ xấu. Giám đốc đã chỉ đạo cán bộ tín dụng nhận dạng nợ xấu dựa trên các tiêu chí sau:

- Khả năng trả nợ đến hạn của từng khách hàng.

- Biến động của các nhóm nợ để có hƣớng xử lý kịp thời. - Theo dõi và đôn đốc thu lãi đến hạn và lãi ngoại bảng.

- Thƣờng xuyên kiểm tra sau khi cho vay theo điều 33 của văn bản 66/NHNo-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank VN đã qui định, để biết đƣợc tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động kinh doanh của khách hàng để đề xuất cho vay tiếp hay xử lý thu nợ.

Tuy nhiên vì chi nhánh chủ yếu cho vay cá nhân/hộ, gần 1/3 dƣ nợ vay là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp hơn nữa địa bàn tƣơng đối rộng. Vì vậy việc theo dõi và bám địa bàn gặp không ít khó khăn và đôi khi chƣa đƣợc sâu sát, dẫn đến có không ít món vay khi bộ phận xử lý nợ phát hiện ra thì món vay đó đã trong tình trạng rất xấu.

c. Thu thập thông tin và đánh giá nợ xấu

Theo chỉ đạo giám đốc chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak , cán bộ tín dụng phải luôn kiểm tra khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay từ nhiều nguồn khác nhau:

- Từ trung tâm Thông tin tín dụng (CIC).

- Từ khách hàng và bạn hàng, bạn b của khách hàng.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp yêu cầu bổ sung cân đối theo định kỳ, thƣờng xuyên theo dõi dòng tiền, để phân tích tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm xử lý khoản vay một cách thích hợp.

Tuy nhiên việc khai thác thông tin khách hàng từ trung tâm CIC tốn khá nhiều thời gian, vì chi nhánh không đƣợc khai thác trực tiếp mà phải qua hội sở Agribank Tỉnh Dak Lak.

Sau khi đã nhận biết, thu thập thông tin và đáng giá nợ xấu, tổ xử lý nợ tại chi nhánh yêu cầu CBTD kiểm tra, đánh giá từng khoản nợ. Việc kiểm tra, đánh giá các khoản nợ nhằm phát hiện những vấn đề gây bất lợi cho ngân hàng nhƣ hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản … để có những chấn chỉnh kịp thời, hạn chế đƣợc những khó khăn, tổn thất cho ngân hàng khi đƣa những khoản vay đó ra cơ quan pháp luật. Vì chi nhánh không có bộ phận kiểm tra kiểm soát độc lập, nên Giám đốc chỉ đạo CBTD kiểm tra chéo lẫn nhau, những sai sót sẽ đƣợc báo cáo lên tổ xử lý nợ để có hƣớng giải quyết.

d. Lập kế hoạch xử lý

Sau khi đã có báo cáo của CBTD, tổ xử lý nợ tiến hành họp để phân tích từng khoản nợ và tìm ra các biện pháp xử lý nợ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. Qua phân tích đánh giá tổ xử lý nợ đã đƣa ra các kế hoạch xử lý nợ cho từng khoản vay nhƣ:

- Đôn đốc thu hồi nợ trực tiếp: Áp dụng cho những khách hàng có nguy cơ chuyển nhóm nợ cao hơn và khách hàng đó vẫn còn đủ nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

- Cơ cấu nợ: Tổ xử lý nợ yêu cầu CBTD báo cáo những khoản vay đủ điều kiện để cơ cấu nợ nhƣ: khách hàng vẫn còn hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng do các yếu tố khách quan nhƣ giá cả hoặc thời tiết … nên chƣa có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì vậy ngân hàng nên cơ

cấu nợ tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian và nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

- Miễn giảm lãi: Dựa theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Giám đốc chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak chỉ đạo cán bộ tín dụng làm hồ sơ miễn giảm lãi đối với khách hàng đã bán hết tài sản nhƣng chỉ đủ trả gốc và một phần lãi cho ngân hàng để trình lên ngân hàng cấp trên xét duyệt.

- Thƣợng lƣợng phát mại tài sản: Đối với những khoản vay khách hàng không còn nguồn thu để trả nợ, không còn hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng có thiện chí trả nợ cho khách hàng, tổ xử lý nợ yêu cầu CBTD phối hợp với khách hàng để sớm phát mãi tài sản, thu hồi nợ nhanh nhất có thể.

- Phối hợp với cơ quan pháp luật để thu hồi nợ: Sau khi tổ xử lý nợ đánh giá các khoản nợ xấu mà khách hàng thiếu thiện trí trả nợ, nhƣng hồ sơ pháp lý cũng nhƣ hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tài sản tƣơng đối hoàn thiện, giám đốc yêu cầu CBTD lập hồ sơ để khởi kiện ra tòa nhằm sớm thu hồi nợ.

- Sử dụng dự phòng XLRR: Trong trƣờng hợp những khoản vay mà tài sản thế chấp của khách hàng đã bán hết nhƣng không đủ trả nợ gốc cho ngân hàng và khách hàng cũng không còn khả năng để trả nợ, tổ xử lý nợ đề nghị giám đốc cho lập hồ sơ trình lên ngân hàng cấp trên để sử dụng DPXLRR bù vào phần dƣ nợ gốc bị thiếu.

Việc lập kế hoạch xử lý từng món vay đƣợc tiến hành theo định kỳ và đƣợc ghi chép cẩn thận nhằm theo dõi diễn biến của kế hoạch để đƣa quyết định đúng đắn nhất. Sau khi đã có kế hoạch của tổ xử lý nợ, giám đốc trực tiếp giao chỉ tiêu, và chỉ đạo đến từng cán bộ, đến từng khoản vay để xử lý thu hồi nợ. Dựa và kết quả thu nợ của cán bộ tín dụng để chấm điểm xếp loại hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

e. Thực hiện kế hoạch xử lý

Trong quá trình xử lý nợ xấu, cơ sở để chi nhánh Agribank Ea Sup - Dak Lak áp dụng là các văn bản của NHNN, Agribank Việt Nam và Agibank Tỉnh Dak Lak. Trên cơ sở đó, các thành viên trong tổ xử lý nợ đã phân tích từng khoản vay và đề xuất với giám đốc các biện pháp để xử lý nợ.

Đối với những món vay khách hàng có thiện chí trả nợ và do những nguyên nhân bất khả kháng, chi nhánh có thể gia hạn hoặc giảm lãi cho khách hàng, không thu lãi quá hạn, ƣu tiên thu nợ gốc trƣớc, thu lãi sau … riêng các khoản nợ khách hàng không có khả năng trả nợ vì không còn nguồn thu nhập hoặc khách hàng cố tình không trả nợ thì chi nhánh sử dụng các biện pháp thanh lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các biện pháp mà chi nhánh đã áp dụng trong trong tác xử lý nợ xấu: - Đôn đốc thu hồi nợ: Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đối với tất cả các khoản nợ của chi nhánh. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm IPCAS, định kỳ hàng tháng, hàng tuần cán bộ tín dụng lập danh sách các khoản vay đến hạn thanh toán và thông báo khách hàng để chủ động làm việc với ngân hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu nhƣ không có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ cũng đã một phần nào giúp ngân hàng chủ động theo sát tình hình khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chƣa đến hạn nhƣng khách hàng đƣợc phân loại vào nhóm khách hàng có mức độ rủi ro cao.

Đối với những khoản nợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đôn đốc khách hàng không chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà cán bộ tín dụng tiến hành gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, nắm bắt các nguồn thu để thu hồi nợ, tránh trƣờng hợp khách hàng có nguồn tiền nhƣng lại sử dụng vào những mục đích khác.

- Theo dõi đặc biệt: Chi nhánh Agribank Ea Sup – Dak Lak đang áp dụng biện pháp này đối với những món vay có dấu hiệu chuyển sang nhóm nợ xấu trong tƣơng lai. Theo đó, ngân hàng sẽ tăng cƣờng theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi nguồn thu của khách hàng từ các hợp đồng bán hàng, từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt để đảm bảo nguồn thu nợ cho ngân hàng.

- Tiếp tục cấp tín dụng với điều kiện chặt chẽ hơn: Các khách hàng đã chuyển sang nợ xấu hoặc có nguy cơ chuyển sang nợ xấu nhƣng có thể phục hồi, chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak thực hiện các chính sách tiếp tục cấp tín dụng, tăng tỷ lệ bảo đảm, thay đổi phƣơng thức cấp tín dụng, tăng cƣờng kiểm soát vốn vay …

- Hạn chế giảm dần dƣ nợ: Chi nhánh tiếp tục cho vay đối với các khách hàng có dấu hiệu hoạt động sản suất kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên số tiền giải ngân sẽ thấp hơn số tiền khách hàng đã trả nợ cho từng khoản vay tại chi nhánh. Biện pháp này thƣờng áp dụng đối với các khoản vay có dƣ nợ tƣơng đối lớn, giá trị tài sản không đủ để bù đắp rủi ro, nguy có khó thu nợ cao nếu dừng cấp tín dụng.

- Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm có mức an toàn cao hơn: Với biện pháp này chi nhánh sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các TSBĐ khác ngoài những TSBĐ của khách hàng đã thế chấp tại ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn lần đầu.

- Dừng cấp tín dụng: Biện pháp này áp dụng với những khách hàng mà khoản vay có dấu hiệu chuyển nhóm nợ xấu, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ của ngân hàng. Chi nhánh sẽ dừng cấp tín dụng, đôn đốc và theo dõi sát sao tình hình của khách hàng để có phƣơng án thu nợ và xử lý TSBĐ khi khách hàng có dấu hiệu không thiện chí hay thiếu hợp tác trong việc trả nợ ngân hàng.

- Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ: Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng về việc miễn giảm lãi để khách hàng có thể tiếp tục hoạt dộng kinh doanh và có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam đối với những hộ vay ngắn hạn tối thiểu khách hàng phải trả đƣợc 3 tháng lãi và trung hạn tối thiểu 6 tháng lãi thì ngân hàng sẽ làm hồ sơ miễn giảm lãi trình lên ngân hàng cấp trên xét duyệt.

- Cấu trúc lại nợ: Trong thời gian qua để tạo điều kiện cho khách hàng tháo gỡ khó khăn, chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak cũng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số khoản vay mà vẫn còn có khả năng SXKD.

Biện pháp này sẽ thay đổi kỳ hạn trả nợ vay, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian quay vòng vốn, có nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Kỳ hạn trả nợ sẽ đƣợc điều chỉnh kéo dài hoặc gia hạn thời gian trả nợ vay cho phù họp với dòng tiền của khách hàng trong hoạt động SXKD.

- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay: Biện pháp này đƣợc áp dụng đối với những khách hàng vay vốn tại ngân hàng đƣợc bên thứ ba dùng tài sản hoặc uy tín của mình bảo đảm.

- Phát mại tài sản bảo đảm: Đây là biện pháp xử lý xấu phổ biến nhất tại chi nhánh Agribank Ea Sup – Tỉnh Dak Lak. Với biện pháp này ngân hàng sẽ phối họp với khách hàng để tìm ngƣời mua TSBĐ thông qua nhiều biện pháp: đăng báo, trực tiếp tìm khách hàng qua các mối quan hệ …

- Khởi kiện khách hàng: Biện pháp này đƣợc áp dụng đối với những khoản nợ của khách hàng không có thiện trí hợp tác trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng ra tòa án để xử lý. Áp dụng biện pháp này rất tốn thời gian, vì trong quá trình xử lý và việc thu hồi nợ phụ thuộc nhiều vào tiến độ của cơ quan Pháp lý. Thực tế tại đơn vị có một số món đã ra Tòa an và đƣa ra cơ quan Thi hành án gần 2 năm nhƣng vẫn chƣa thu đƣợc nợ, điều này tốn không ít thời gian và chi phí.

- Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu: Chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak thực hiện trích lập dự phòng rủi ro hàng tháng theo đúng quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sử đổi bổ sung quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nƣớc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng trong hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng.

Chi nhánh đã áp dụng về việc sử dụng DPXLRR để xử lý các khoản nợ theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Agribank Việt Nam. Trong thời gian qua đã phát sinh một số khoản nợ không còn khả năng thu hồi hoặc dự kiến thời gian thu nợ kéo dài. Các khoản nợ này sau khi đã xử lý bằng quỹ DPRR sẽ đƣợc chuyển sang hạch toán ở ngoại bảng cân đối kế toán. Thực tế, việc sử dụng DPXLRR không làm cho các khoản nợ xấu trở nên tốt hơn, đây là biện pháp kỹ thuật đƣợc sử dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu theo những mục tiêu khác nhau.

Sau khi sử dụng DPXLRR, các khoản nợ tiếp tục đƣợc theo dõi, kiểm tra và đôn đốc xử lý sát sao hơn. Tại chi nhánh Agribank Ea Sup - Tỉnh Dak Lak thì các khoản nợ này đƣợc giao trực tiếp cho CBTD theo chỉ tiêu hàng tháng, căn cứ vào kết quả để chấm điểm và xếp loại thi đua. Những vƣớng mắc trong quá trình thu nợ sẽ báo cáo trực tiếp Giám đốc để có hƣớng xử lý tốt nhất. Số tiền thu đƣợc từ các khoản nợ đó đƣợc hoàn nhập vào thu nhập của ngân hàng. Việc tiếp tục theo dõi và thu nợ ngoại bảng có ý nghĩa rất quan trọng và đƣợc chi nhánh Agribank Ea Sup - Dak Lak cũng nhƣ Agribank Tỉnh Dak Lak đặc biệt quan tâm, chiếm 20% số điểm trong khung điểm xếp loại khen thƣởng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)