Kiến nghị đối với Agribank Tỉnh Dak Lak

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 93)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Kiến nghị đối với Agribank Tỉnh Dak Lak

Tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và đạo đức tốt.

Để tránh các hiện tƣợng tiêu cực do chính các cán bộ, nhân viên nhằm trục lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, Agribank Dak Lak cần phải tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ theo hƣớng hoàn thiện các quy trình, nội dung và phƣơng pháp kiểm soát, tạo tính độc lập cần thiết cho bộ phận kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục tƣ tƣởng, ý thức chấp hành nội quy, quy chế và pháp luật cho tất cả các cán bộ, nhân viên của TCTD. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó sẽ góp phần thay đổi tƣ duy và hành động của cán bộ tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

- Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh.

Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu, khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản, bao gồm đất đai, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau: tự bán công khai trên thị trƣờng, bán qua Công ty mua bán nợ của Nhà nƣớc, bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

- Sử dụng dự phòng rủi ro của chính ngân hàng để xử lý.

Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Do tính chủ động cao nên biện pháp này thƣờng đƣợc các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện bộ phận xử lý nợ xấu chuyên trách.

Agribank Tỉnh Dak Lak cần phải lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ, có tâm huyết với ngành để bồi dƣỡng, đào tạo trở thành đội ngũ có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác XLNX.

- Ban hành các chính sách về định giá tài sản trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay tất cả các chi nhánh Agribank trên địa bàn Dak Lak chủ yếu cho vay dựa vào TSBĐ là bất động sản. Vì vậy việc thiếu kinh nghiệm trong định giá bất động sản gây nên những hậu quả rất nặng nề. Để đảm bảo an toàn vốn cũng nhƣ bảo vệ đội ngũ nhân viên, Agribank Tỉnh nên sớm ban hành một chính sách định giá bất động sản theo một hệ số K cụ thể đối với từng khu vực, từng địa bàn.

- Có cơ chế hỗ trợ chi phí cho hoạt động xử lý nợ.

Chi phí cho công tác xử lý nợ hầu rất lớn, điều này làm ảnh hƣởng đến thu nhập của các đơn vị trực thuộc. Vì vậy Agribank Dak Lak cần có cơ chế hỗ trợ chi phí cho các đơn vị nhằm tạo động lực cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn EA súp tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 93)