Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu về Công ty Vietsus
Công ty cổ phần SX&TM Vietsus được thành lập ngày 6/2/2013, với vốn điều lệ là 1.500.000.000 đồng.
Tên giao dịch: VIETSUS TM&SX JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ: Số 58 – tổ 17, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại/ Fax: 0243 212 7685 E-mail: admin@vietsus.com.vn
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại,cung ứng lao động, Sản xuất thép, gang, Dịch vụ hỗ trợ giáo dục; Đào tạo nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu, du học; Tư vấn du học ngoài nước.
- Cơ cấu tổ chức và chức năng thực hiện quản lý
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Vietsus
Nguồn: Công ty Vietsus (2017) Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh và phát triển thị trường Trung tâm Du học Phòng tuyển sinh Nam Định Phòng tuyển sinh TP. Hà Nội Phòng tuyển sinh TP. Hồ Chí Minh Phòng tuyển sinh Thái Bình
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong bộ máy tổ chức
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông thường niên không được tổ chức thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Giám đốc điều hành: Giám đốc điều hành là đại diện theo pháp luật của Công ty; điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc điều hành về tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, quản lý nguồn nhân lực, chế độ tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác của người lao động và công tác hành chính của công ty.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc điều hành trong công tác tài chính, vốn kinh doanh, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính, phân tích lãi lỗ, hiệu quả sử dụng vốn.
Trung tâm Du học: Tham mưu cho Giám đốc điều hành về tổ chức tuyển dụng, đào tạo và giáo dục định hướng cho du học sinh đi du học ở nước ngoài; tham mưu công tác khai thác thị trường trong và ngoài nước, quản lý lao động ngoài nước;
Các phòng tuyển sinh trực thuộc: Công ty hiện có 4 Phòng tuyển sinh Du học.
1. Phòng tuyển sinh số 1 tại Kim Hồ lệ Chi-Gia Lâm-Hà Nội 2. Phòng tuyển sinh số 2 tại Phú Nhuận-Hồ Chí Ninh
3. Phòng tuyển sinh số 6 tại Giao Thủy –Nam Định 4. Phòng tuyển sinh số 8 tại Vũ Thư-Thái Bình
Các Phòng tuyển sinh hạch toán độc lập: các phòng tuyển sinh hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật; điều lệ và quy chế của Công ty ban hành.
Đặc điểm về người lao động của Công ty
Theo báo cáo thống kê của phòng Nhân sự thì đến thời điểm 12/2017 tổng số lao động của công ty là 38 người, trong đó lao động nữ là 20 người, nam là 18 người.
Bảng 3.1. Số lƣợng lao động của Công ty Vietsus
STT Diễn giải 2015 2016 2017 Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Ban giám đốc 3 7,89 3 7,89 3 7,89 2 Phòng tổ chức hành chính 1 2,63 1 2,63 1 2,63 3 Phòng kế toán tài chính 1 2,63 1 2,63 1 2,63 4 Trung tâm Du học 13 34,21 13 34,21 13 34,21 5 Phòng Tuyển sinh số 1 5 13,16 5 13,16 5 13,16 6 Phòng Tuyển sinh số 2 5 13,16 5 13,16 5 13,16 7 Phòng Tuyển số 6 5 13,16 5 13,16 5 13,16 8 Phòng Tuyển sinh Số 8 5 13,16 5 13,16 5 13,16
Nguồn: Công ty Vietsus (2015-2017) Theo chính sách phát triển lâu dài và cơ bản của Vietsus nên từ năm 2015, 2016, 2017 tình hình nhân sự không biến đổi về số lượng, nhận thấy việc cần thêm giáo viên và nhân viên để đào tạo, hướng dẫn, tư vấn cho người mong muốn đi du học chiếm tỷ lện lớn, chiếm 34,21%, đây là đối tượng được Công ty chú trọng quan tâm trong hoạt động đào tạo vì đây là nhóm đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tư vấn và đào tạo du học sinh, tăng cường được hiệu quả tăng số lượng du học sinh, đó là một yếu tố hết sức quan trọng cho sự phát triển của công ty.
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo trình độ và giới tính năm 2015 - 2017
Trình độ chuyên môn 2015 2016 2017 Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Trên đại học 3 7,89 3 7,89 3 7,89 Đại học 30 78,95 32 84,22 32 84,22 Cao đẳng, trung cấp, nghề 5 13,16 3 7,89 3 7,89 Nữ 20 52,63 20 52,63 20 52,63 Nam 18 47,37 18 47,37 18 47,37 Tổng 38 100,00 38 100,00 38 100,00 Nguồn: Công ty Vietsus (2015-2017)
Qua bảng thống kê cho thấy, Công ty có lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, trình độ trên đại học và đại học có xu hướng tăng dần, lao động cao đẳng, trung cấp có xu hướng giảm giảm đáng kể, năm 2016 giảm còn 7,89% so với năm 2015. Năm 2017, số lao động tốt nghiệp Đại học và trên Đại học chiếm 84,22% tổng số lao động, đó là một trong những ưu thế để doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh đảm bảo chất lượng đào tạo cho du học sinh. Khi được tuyển vào doanh nghiệp sẽ được đạo tạo trong thời gian từ 3-6 tháng nhằm đáp ứng yêu cầu về của công việc.
Về sơ sở vật chất của Công ty :
Công ty có trụ sở và là trung tâm du học diện tích 325m2 với 4 tầng . Gồm : + 2 văn phòng làm việc ,
+ 4 phòng học
+ 4 phòng kí túc xá cho học sinh ở xa
Trang thiết bị của công ty đảm bảo cho hoạt động kinh doanh doanh của công ty như: Máy tính , bàn ghế, điều hòa….
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo tổng kết của Công ty Vietsus, đối tác Nhật Bản và các cơ quan ban ngành có liên quan.
Đối với lý luận về tình hình du học sinh Việt Nam nói chung và du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản nói riêng được tham khảo tại một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu…
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Xây dựng phiếu hỏi dành cho cán bộ doanh nghiệp tư vấn du học gồm các thông tin: giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong công tác tư vấn du học, công việc đang đảm nhiệm…
Xây dựng phiếu hỏi dành cho người tham gia du học gồm các thông tin: họ và tên, địa chỉ cư trú, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn trước khi tham gia du học …
Để đánh giá sâu thực trạng quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại Nhật Bản, nghiên cứu tiến hành điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .Sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn điều tra vào phiếu hỏi ý kiến của các đối tượng sau:
- Phiếu hỏi 01 cán bộ Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo; 01 cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trực tiếp phụ trách các vấn đề liên quan đến du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản;
- Phiếu hỏi toàn bộ 11 cán bộ Công ty Vietsus tại Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý du học sinh;
- Phiếu hỏi toàn bộ 06 cộng tác viên của Công ty Vietsus tại Nhật Bản, đây là những người trực tiếp quản lý du học sinh Việt Nam của Vietsus tại Nhật Bản;
- Phiếu hỏi 90 du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Bảng 3.3. Số phiếu điều tra
TT Điều tra Số lƣợng
(phiếu)
1 Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo 1 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản 1 3 Cán bộ Công ty Vietsus 11 4 Cộng tác viên của Công ty Vietsus tại Nhật Bản 6 5 Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản 90
Tại Tokyo 15 Tại Kyoto 15 Tại Chiba 15 Tại Nagoya 15 Tại Fukuoka 15 Tại Kobe 15 Tổng 109
Nguồn: Tác giả luận văn Phương pháp điều tra được sử dụng chủ yếu là phát phiếu bảng hỏi bán cấu trúc, một số đối tượng kết hợp với phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm theo từng phần của đề tài bao gồm: những tài liệu về lý luận; những tài liệu tổng quan và thực tiễn nói chung...
Thu thập số liệu liệu sơ cấp bao gồm đối tượng, số lượng mẫu và phương pháp theo mục 3.2.1.2. Kết quả được xử lý như sau:
Bước 1: Kiểm tra và nhập phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành
phỏng vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.
Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết
là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lí thông tin.
Bước 3: Xử lí số liệu: Tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel trong bộ
MicroSoft Office.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê bao gồm thống kê mô tả (tính giá trị trung bình, tần xuất/tỷ lệ xuất hiện của các sự kiện,...), phân tích so sánh thống kê... để phân tích số liệu thu được qua điều tra phỏng vấn các đối tượng trong mẫu nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh kết quả, hiệu quả của công tác quản lý du học sinh Việt Nam của Công ty Vietsus tại Nhật Bản.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số lượng, cơ cấu du học sinh của Vietsus tại Nhật Bản - Số lượng, trình độ cán bộ của Công ty Vietsus
- Đánh giá về công tác quản lý du học sinh của Vietsus tại Nhật Bản - Đánh giá về thủ tục đi học, về nước và gia hạn
- Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm du học sinh của Công ty Vietsus tại Nhật Bản.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU HỌC SINH CỦA CÔNG TY VIETSUS TẠI NHẬT BẢN TẠI NHẬT BẢN
4.1.1. Thực trạng tuyển sinh học viên du học tại Nhật Bản của Công ty Vietsus giai đoạn 2015-2017 Vietsus giai đoạn 2015-2017
Hoạt động tuyển chọn của Vietsus được thực hiện khá bài bản và tốt. Số lượng du học sinh được tuyển chọn tăng lên về số lượng. Tuy nhiên về chất lượng có bị giảm do tình hình chung của Nhật thiết chặt và kiểm soát du học sinh nước ngoài tới Nhật nhằm ngăn chặn tệ nạn cư trú bất hợp pháp.
Bảng 4.1. Số lƣợng du học sinh của Vietsus tại nhật bản giai đoạn 2015-2017
Diễn giải 2015 2016 2017 So sánh (%) năm 2016 với 2015 So sánh (%) năm 2016 với 2017
Tuyển sinh (người) 126 146 159 107,14 108,27 Số lượng nhận nhận Visa đi
du học (người) 126 145 157 115,08 108,28 Du học sinh nữ (người) Tỉ lệ du học sinh nữ (%) 76 60,32 90 62,07 97 61,78 184,42 107,78
Du học sinh nam (người) Tỉ lệ du học sinh nam (%) 50 39,68 55 37,93 60 38,22 110 109,09 Tỷ lệ nhận Visa đi du học (%) 100 99,31 98,74 Số lượng du học sinh về nước đúng hạn (người) Nam (người) Nữ (người) 32 22 10 18 10 8 26 20 6 56,25 45,45 80 144,44 200 75 Tỷ lệ du học sinh về nước đúng hạn (%) Nam (%) Nữ (%i) 25,39 17,46 7,834 12,41 6,89 5,52 16,56 12,74 3,82
Bảng 4.1 cho thấy, về số lượng: năm 2016 tăng hơn năm 2015 là 7,14% so với số lượng du học sinh xuất cảnh năm 2015; năm 2017 số lượng du học sinh tăng lên so với năm 2016 là 8,27%; nguyên nhân một phần là do đặc điểm của du học sinh Việt Nam chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi. Bên cạnh đó, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng bởi tranh chấp quần đảo Senkaku, điều này dẫn đến số lượng du học sinh của Trung Quốc tới Nhật du học bị giảm xuống.
Về chất lượng: Đa số du học sinh được Công ty tuyển chọn đều đạt yêu cầu của đối tác, do đó, tỷ lệ du học sinh được nhận Visa đi xuất cảnh rất lớn trong tổng số ngừoi được thẩm định, tỷ lệ này chiếm 100% vào năm 2015 , 99,31%vào năm 2016 và năm 2017 chiếm 98,74%. Một số ít du học sinh đã qua quá trình tuyển dụng nhưng không được cấp Visa tới Nhật do một số nguyên nhân sau: Không đạt tiêu chuẩn về chất lượng và trình độ ngoại ngữ, do hoàn cảnh cá nhân không thể tiếp tục đi du học được được, cũng có trường hợp hồ sơ chưa đồng nhất nên cục xuất nhập cảnh Nhật yêu cầu giải trình nên chậm kỳ nhập học.
Về số lượng du học sinh là nữ: chúng ta thấy số lượng du học sinh nữ được tuyển sinh tại thị trường Nhật Bản từ năm 2015 đến năm 2017 chiếm tỷ lệ rất cao chiếm đến 61,3% trong khi số lượng du học sinh nam rất thấp chỉ chiếm 38,7%; .Nguyên nhân do du học sinh nữ muốn đi du học vừa học vừa làm thêm theo chính sách giáo dục của Nhật , công việc làm thêm nhẹ nhàng , tính chăm chỉ cần cù ..còn du học sinh nam muốn đi theo hướng xuất khẩu lao động
Về số lượng du học sinh về nước đúng hạn rất thấp: năm 2015 là 32 người tỷ lệ là 25,39%,năm 2016 là 18 người tỷ lệ là 12,41% và năm 2017 là 26 người tỷ lệ là 16,56%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các em học xong khóa tiếng Nhật giành cho du học sinh các em thi lên cao đẳng, đại học, một số em muốn ở lại Nhật làm việc trong các nhà máy, nhà mạng di động, mở quán ăn , kết hôn… Trong đó tỉ lệ du học sinh nam về nước cao hơn so với du học sinh nữ nguyên nhân chủ yếu là khi du học sinh nam sống xa gia đình phải tự chăm sóc bản thân, vừa học vừa làm thêm để trang trải cuộc sống trong đó một số du học sinh không chịu được áp lực nên trở về Việt Nam sau khi kết thúc khóa học tiếng, một số em xác định chỉ đi du học khóa tiếng xong trở về Việt Nam làm việc.
Về việc thanh lý hợp đồng: Theo hướng dẫn số 05/2013QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Vietsus đã ký hợp đồng thỏa thuận với người bảo lãnh của du
học sinh cho khóa học tiếng Nhật của các em tại Nhật, do đó khi các em hoàn thành khóa học tiếng Nhật cho du học sinh tại Nhật thì hợp đồng tự đồng hết hạn. Tất cả du học sinh Vietsus đều được đào tạo trong nước từ 4-6 tháng cho nên các em đã có nhận thức đúng đắn và tuân thủ pháp luật tại Nhật cho nên ngoài các em du học sinh sau khi kết thúc khóa học tiếng trở về nước thì các em còn lại 100% không em nào cư trú bất hợp pháp tại Nhật . Điều này cho thấy