Sau khi ban hành các chính sách quản lý lưu học sinh, thực hiện phổ biến và tuyên truyền bắt buộc với các cán bộ quản lý lưu học sinh, các phòng ban liên quan. Kịp thời nắm bắt tình hình đội ngũ cán bộ quản lý lưu học sinh đã thực
hiện đúng các chính sách chưa. Nếu cán bộ chưa thực hiện đúng kịp thời nhắc nhở và điều chỉnh cán bộ quản lý thực hiện đúng các chính sách. Kịp thời phổ biến những chính sách mới vừa được ban hành và thường xuyên tiến hành kiểm tra theo quý các bước thực hiện theo chính sách đã được ban hành.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lưu học sinh nhưng vẫn còn chưa cụ thể và sâu sát. Khối lượng công việc quản lý lưu học sinh quá nhiều cũng như vẫn còn thiếu tình đồng bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lưu học sinh. Đây cũng là một hoạt động còn chưa hiệu quả và yếu của Cục Đào tạo với nước ngoài trong thời gian vừa qua.
Một số hành vi vi phạm phổ biến của du học sinh tại Nhật Bản đã được phát hiện:
- Làm thêm quá giờ quy định
Đa số các du học sinh đều mới tốt nghiệp cấp ba. Sinh ra và lớn lên tại các làng quê nghèo, các em biết rằng mức thu nhập bình quân ở một làng quê là rất thấp. Trong suốt 18 năm trời ăn học, các em đều sống phụ thuộc vào cha mẹ và chưa biết kiếm tiền là gì. Chứng kiến cảnh cha mẹ phải vất vả như thế nào để kiếm được 100 - 200.000 đồng/ một ngày.
Khi sang tới Nhật Bản, tiền công làm thêm tính theo giờ, trung bình từ 800- 1200 yên tương đương với 160.000 - 240.000 VNĐ/giờ. Chỉ cần so sánh rất đơn giản, các em nhận ra rằng 1 giờ lao động tại Nhật Bản bằng tiền công của cha mẹ làm việc quần quật ở nhà cả một ngày trời vất vả với công việc nặng nhọc. Chính điều đó, đã thôi thúc các em lao đi làm thêm để mong kiếm được nhiều tiền, để gửi về phụ giúp gia đình và trả nợ khoản vay đi du học cũng như trang trải những chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Nhật Bản.
Thêm nữa, học sinh đi du học Nhật Bản, đại đa số xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Khi nghe theo những lời giới thiệu là vừa đi học vừa làm thêm, có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với đi lao động. Do vậy, nhiều gia đình đã quyết tâm vay mượn với số tiền rất lớn, để cho con đi du học Nhật Bản với mong muốn chính đáng: Vừa có bằng cấp vừa có nhiều tiền và sau này sẽ xin việc vào làm tại các công ty Nhật Bản. Để cuộc đời của con mình không nhọc nhằn như cuộc đời của chính mình.
Tuy nhiên, một ngày du học sinh thường bắt đầu từ 09h sáng lên lớp học đến 12h30-1h chiều nếu học ca sáng. Còn học ca chiều từ 12h30-5h chiều. Sau
thời gian đến lớp, các em lại tất bật đi làm thêm vào buổi tối cho đến tận sáng hôm sau. Nhiều em đi làm về khuya, không còn tàu nữa. Đành phải ngủ lại ở nhà ga để chờ tàu vào sáng hôm sau trở về nhà và lại tiếp tục đi học. Để kiếm được một khoản tiền đủ trang trải chi phí thì các em phải đi làm thêm rất nhiều, dù cho trời mưa bão bùng, tuyết dơi phủ kín đầu.
Với nhiều học viên, vì áp lực nợ nần từ quê nhà nên các em phải làm hơn 3 ba việc/ 1 tháng. Một ngày với 4h làm việc/học tập ở trên lớp và 6-8h làm việc ở các xưởng do đó thời gian đến lớp thực chất chỉ là thời gian để điểm danh và ngủ bù vì đi làm quá nhiều. Nếu không điểm danh thì điểm chuyên cần dưới 90% thì cơ hội xin Visa cho năm tiếp theo gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian vừa qua, rất nhiều du học sinh phải về nước hoặc bỏ trốn vì không thể gia hạn visa vì đi làm thêm quá nhiều.
Nhiều bạn đi làm thêm quá nhiều, có những bạn một ngày chỉ ngủ được 1-2 hai tiếng. Có những bạn làm thông qua 3-4 ngày không ngủ. Bù lại, các bạn lại không chịu ăn uống hoặc có ăn uống thì chỉ là ăn tạm bợ, để kịp thời gian đi làm. Để có được một bữa cơm canh như khi còn ở nhà, có lẽ đó là một điều khá là xa sỉ đối với những bạn đi làm nhiều. Đến khi cơ thể quá kiệt sức, nguy cơ đột quỵ xảy ra là rất cao.
- Bỏ học trốn ra ngoài để đi làm
Bạn nào hay lang thang trên những diễn đàn của du học sinh Nhật Bản.( Các bạn có thể tham gia vào diễn đàn sau:"Cộng Đồng Du Học Việt Nhật" Link: https://www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban ) Các bạn hay bắt gặp cụm từ tuyển "bộ đội" hay "đi bộ đội" để chỉ việc du học sinh đã bỏ học và đang sống bất hợp pháp tại Nhật Bản.
Các bạn đều biết, ở Nhật Bản không phải như Hàn Quốc là các công ty vẫn tiếp nhận những người lao động bất hợp pháp đã hết hạn visa. Do vậy, khi trốn ra ngoài. Các em không thể xin được việc làm thêm tại các xưởng. Lý do bỏ học rất nhiều như: Đi làm thêm quá nhiều, học không được, nghe bạn dụ dỗ,... để rồi các em bỏ ra ngoài và tự dồn mình vào bước đường cùng. Ai cũng biết cái điểm đến ấy chính là phải đi ăn trộm tại các siêu thị, để có tiền trang trải chi phí và gửi tiền về nhà giúp gia đình trả món nợ vay ngân hàng. Nếu không sẽ đẩy cả nhà ra đường.
Từ năm 2014 tới nay. Cảnh sát Nhật đã bắt 740 du học sinh Việt Nam nâng tỷ lệ du học sinh Việt Nam phạm tội trộm cắp lên vị trí số 1 so với du học sinh các
nước đang theo học tại Nhật Bản như: Trung Quốc, Nepal, Philipin, Hàn Quốc,... - Trộm Cắp, Trốn Vé Tàu,...
Với người Nhật Bản, việc ăn trộm là một việc vô cùng nhục nhã. Cho nên tại các siêu thị hầu như không có nhân viên trông đồ. Vì vậy, việc lấy đồ tại siêu thị quá dễ dàng mà lại không phải vất vả, nên nhiều em đã ngả lòng khi nghe những bạn xấu dụ dỗ đi ăn trộm. Để rồi khi công an bắt được thì các em bị điều tra và cho về nước. Khi đã phạm pháp tại Nhật Bản, đồng nghĩa các em sẽ mãi mãi không bao giờ quay lại được nữa.
Ở một số làng quê tại Nhật, vào buổi sáng họ mang hàng cần bán đặt trên kệ và đề giá tiền với hộp đựng tiền. Sau đó họ đi làm, tối về họ lấy hộp đựng tiền và không hề mất một món hàng nào cả với số tiền tương ứng với số hàng mà người mua đã lấy. Đó chính là cái văn minh, mà các em nên học hỏi đúng không? Việc đi tàu điện cũng vậy, nhiều bạn thường hay đi tàu không chịu mua và hay trốn vé. Các em không được làm điều đó nhé! Đừng vì vài đồng mà mất đi danh dự của mình.
- Lừa mua điện thoại để lấy thông tin đăng ký
Nhiều bạn trẻ khi mới sang Nhật Bản, mong muốn có được ngay một chiếc điện thoại để liên lạc với gia đình. Nhiều em vì nhẹ dạ cả tin đã gửi thông tin của mình cho một người lạ đi đăng ký điện thoại. Vì mới sang, thấy các em không có nhiều năng lực tiếng Nhật, do vậy không hiểu được việc đăng ký điện thoại và giao dịch bằng tiếng Nhật với nhân viên. Nên nhiều bạn đã lấy thông tin của các em đăng ký nhiều máy và nhiều số thuê bao. Ở bên Nhật Bản, việc trả tiền điện thoại là qua thẻ ngân hàng, nhiều em bị sốc nặng khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, lên tới con số hằng trăm nghìn yên.
Nhiều em vì không có tiền để trả nên phải về nước để trốn nợ. Ngoài tiền điện thoại, các em rất dễ bị lừa tiền tìm nhà. Chân ướt chân ráo sang, các em rất dễ bị những kẻ xấu lợi dụng trong việc thuê nhà với chi phí cao và bị móc túi hàng tháng.
- Tiêu thụ đồ trộm cắp
Đi làm thêm quá nhiều và mệt mỏi. Nhiều bạn đã không chịu được áp lực nên đã chuyển hướng làm kinh doanh online.
Như nhiều người vẫn hỏi, tại sao về Việt Nam mua những món hàng còn rẻ hơn mua ở siêu thị Nhật Bản? Đã có rất nhiều bài báo viết về tình trạng buôn bán
đồ lấy trộm tại các cửa hàng và siêu thị. Cũng chính vì mức lợi nhuận cao, nên nhiều em đã chấp nhận lấy hàng từ những bạn chuyên đi lấy đồ trong siêu thị để mang về bán lại kiếm lợi nhuận cao. Khi những người ăn trộm đồ bị bắt, công an Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra cả những ai tiêu thụ mặt hàng lấy trộm, khi đó họ sẽ bắt cả những người tiếp tay buôn bán mặt hàng đó.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm du học sinh của Công ty Vietsus tại Nhật Bản giai đoạn 2015-2017
Diễn giải 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 (%) 2017/2016 1. Vi phạm (người) Về nước không đúng hạn 9 25 32 64,1 128 Bỏ học trốn ra ngoài để đi làm 12 24 9 200 37,5
Làm thêm quá giờ quy định 201 209 212 103,98 101,43
2. Xử lý vi phạm (người)
Thông báo/cảnh cáo 201 209 212 103,98 101,43
Trục xuất về nước 0 0 0
Nguồn: Công ty Vietsus