Nguồn: Tác giả luận văn
Việt Nam Nhật Bản VIED Gia đình học viên VIETSUS TRƢỜNG HỌC Đại diện Vietsus tại Nhật Bản VYSA ĐSQVN tại Nhật Bản Cơ quan Nhật Bản
Công ty Vietsus là tổ chức tư vấn du học, trực tiếp tuyển sinh học viên du học tại Nhật Bản, chịu trách nhiệm quản lý và phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài nước quản lý du học sinh tại Nhật Bản.
Thường xuyên nắm bắt các thông tin phát sinh như học viên nghỉ học, đi muộn, ốm đau, tai nạn, vi phạm pháp luật... để thông báo cho gia đình học viên và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
a. Phối kết hợp với Cục Đào tạo với nước ngoài (Vietnam International ducation Development – VIED)
Là đơn vị trực tiếp phụ trách của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý du học sinh tại Nhật Bản, hướng dẫn các cơ sở giáo dục của Việt Nam trong việc quản lý người nước ngoài học tập và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan thống kê, theo dõi tình hình người Việt Nam học tập, làm việc tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài, người nước ngoài học tập và làm việc ở các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Công ty Vietsus cần kết hợp chặt chẽ để nhận được văn bản hướng dẫn quản lý du học sinh theo đúng quy định của pháp luật . Việc khác phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các cơ quan, đơn vị liên quan để phát triển, quảng bá ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục của Việt Nam tại Nhật và tìm kiếm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước giúp các cơ sở giáo dục, đào tạo Việt Nam về học bổng, liên kết hợp tác đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý du học sinh trong nước đặc biệt là du học sinh tại Nhật Bản.
b. Phối kết hợp với Du học sinh
Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác quản lý du học sinh tại Nhật Bản đó chính là yếu tố Du học sinh. Đại diện của Công ty Vietsus ngoài kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn cần phải có kỹ năng mềm, các em Du học sinh mới tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm đa số, nhận thức còn non trẻ. Cho nên cán bộ quản lý của doanh nghiệp cần có thái độ mềm mỏng khi xử lý những sai phạm nhỏ của các em, gần gũi các em, quan tâm và hỗ trợ kịp thời khi có phát sinh.
c. Phối kết hợp với Gia đình du học sinh
Gia đình học viên tham gia kết hợp với Công ty Vietsus và Nhà trường tại Nhật Bản để thường xuyên nắm bắt thông tin học tập, làm việc của du học sinh
tại Nhật Bản, qua đó thực hiện tốt các biện pháp quản lý như giáo dục, động viên con em tích cực học tập, làm việc trên cơ sở tuân thủ các quy định, luật pháp Việt Nam và Nhật Bản.
d. Phối kết hợp với Trường học tại Nhật Bản
Trường học là nơi tổ chức học tập, làm việc, sinh hoạt cho du học sinh do đó là đơn vị gần gũi và trực tiếp nhất đối với công tác quản lý du học sinh của Công ty Vietsus tại Nhật Bản. Nhà trường có trách nhiệm thường xuyên thông báo những phát sinh như học sinh nghỉ học, đi muộn, ốm đau, tai nạn, vi phạm pháp luật...
e. Phối kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại Nhật Bản
Đại sứ quán Việt Nam là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp chỉ đạo Bộ phận phụ trách công tác du học sinh (Phòng công tác du học sinh hoặc cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm) thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác du học sinh. Bộ phận phụ trách công tác du học sinh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tác chính trị đối ngoại và quản lý nội bộ của Đại sứ quán, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ của bộ phận phụ trách công tác du học. Quan hệ với các cơ quan có trách nhiệm và cơ sở đào tạo của nước sở tại trong việc triển khai thực hiện hiệp định, thoả thuận đã được ký kết; phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo; giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh và đảm bảo quyền lợi chính đáng của du học sinh;
Công ty Vietsus cần kết hợp với ĐSSQ tại Nhật để đươc phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra du học sinh thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại sứ quán Việt Nam đối với du học sinh;
- Giúp đỡ, động viên du học sinh học tập, nghiên cứu, thực tập và rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, gắn bó với quê hương đất nước, làm tốt công tác quan hệ hữu nghị ở nước sở tại;
- Thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết kịp thời những vấn đề về công tác du học sinh. Nhận xét, giới thiệu và giải quyết những việc liên quan khi du học sinh tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp về nước;
- Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Đại sứ quán và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao.
f. Phối hợp với Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (Youth and Student Association in Japan - VYSA)
Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản có tên tiếng Anh là Vietnam Youth and Student Association in Japan, viết tắt là VYSA. VYSA là tổ chức xã hội độc lập, phi lợi nhuận được thành lập tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2001, hiện là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam công nhận. VYSA thường xuyên tổ chức các ngày hội thể thao và văn hoá, các hội thảo chuyên ngành dành cho thành viên và những các nhân/tổ chức quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ cũng được duy trì đều đặn. Các hoạt động của VYSA đều nhằm đến mục đích giúp cho cuộc sống học tập và công tác của mỗi thành viên có thêm nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Các hoạt động của Hội thu hút được quan tâm của thanh niên sinh viên tại Nhật cũng như tạo được uy tín đối với các tổ chức của Nhật Bản vì thế đã tìm được các nguồn tài trợ tài chính từ các Công ty, tổ chức Nhật. Theo ông Vũ Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản thì việc thành lập Hội Thanh niên và Sinh viên tại Nhật đã tập hợp được đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản vào một tổ chức sinh hoạt cộng đồng, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước theo đúng mong muốn của Đảng và Nhà nước. Mong muốn của sứ quán là qua hoạt động của Hội sẽ chọn lựa, theo dõi, bồi dưỡng và kết nạp Đảng cho những sinh viên Việt Nam ưu tú đang học tập, nghiên cứu trên đất Nhật Bản.
Mục đích của Hội là tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới thanh niên- sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu giữa các thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản với các tổ chức, công ty và cá nhân trong và ngoài Nhật Bản.
Ở mỗi tỉnh có du học sinh của Công ty tại Nhật Bản, Công ty đều bố trí một đại diện/cộng tác viên để trực tiếp năm bắt, hỗ trợ, xử lý các thông tin cho du học sinh. Nhiệm vụ cụ thể của các đại diện này là thường xuyên liên lạc với nhà trường về tình hình học tập, làm việc, sinh hoạt của học viên; Liên lạc với công ty ngay học sinh nghỉ học, đi muộn, ốm đau, tai nạn, vi phạm pháp luật...
Bảng 4.5. Nhận xét về công tác phối hợp quản lý du học sinh của Công ty Vietsus từ các Ban nghành liên quan tại Nhật Bản (n=109)
Diễn giải Tốt Trung bình Kém Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Sự quan tâm của Cục Đào
tạo với nước ngoài đối với Lưu học sinh
37 33,94 56 51,38 16 14,68 Sự quan tâm của Cơ quan
đại diện Việt Nam tại nước ngoài đối với Lưu học sinh
62 56,88 39 35,78 8 7,34
Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh nhận được sự trợ giúp kịp thời của Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
22 20,18 67 61,47 20 18,35
Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh nhận được sự trợ giúp kịp thời của Cục đào tạo với nước ngoài
21 19,27 49 44,95 39 35,78
Khi có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, Lưu học sinh nhận được sự trợ giúp kịp thời của Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
41 37,61 58 53,21 10 9,17
Nguồn: Số liệu đánh giá
4.1.2.3. Hiệu quả quản lý
Ở trong nước, trên cơ sở Ban Điều hành Đề án 322 trước đây và bổ sung một số đề án khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục Đào tạo với nước ngoài làm đơn vị thực hiện thống nhất công ty quản lý du học sinh để thực hiện hiệu quả hơn công tác đào tạo ở nước ngoài. Ở nước ngoài, các phòng/bộ phận và cán bộ quản lý du học sinh đã và đang duy trì liên hệ trực tiếp với Cục Đào tạo với
nước ngoài để xử lý công việc liên quan. Đó là tiền để cho việc phát triển hệ thống cơ quan quản lý du học sinh tại nước ngoài trong bối cảnh mở cửa và hội nhập. Việc phối hợp quản lý du học sinh bao gồm du học sinh học bổng và du học sinh tự túc sẽ có triển vọng phát triển và thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.
Trong thời gian từ 2013 đến nay, Công ty Vietsus đã xây dựng được lực lượng cán bộ, chuyên viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, xây dựng mối quan hệ hợp tác, đối tác với nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài, đạt được các thỏa thuận như hỗ trợ tài chính cho du học sinh Việt Nam, hỗ trợ việc làm thêm cho du học sinh để có thể chi phí thêm cho sinh hoạt tại nước ngoài tiết kiệm nhiều kinh phí cho gia đình. Điều này không những có tác dụng tiết kiệm chi phí đào tạo cho Nhà nước, mà còn có thể hỗ trợ được cho nhiều học sinh có nhu cầu đi học tự túc ở nước ngoài. Đồng thời, Công ty Vietsus đã giới thiệu được rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển học bổng của Nhật Bản và các nước khác như Nga, Trung Quốc, Úc, Niu Di – lân, Hoa Kỳ để tiết kiệm các suất học bổng ngân sách cho những đối tượng khác.
Ứng dụng công nghệ thông tin chính là thế mạnh của Công ty Vietsus. Toàn bộ hệ thống quản lý du học sinh, quản lý văn bản, hồ sơ đã được tin học hóa. Công ty Vietsus cũng đã xây dựng và áp dụng hệ thống tuyển sinh trực tuyến, cho phép các ứng viên đăng ký. Sau khi các ứng viên đăng nhập vào hệ thống, sẽ được chuyển sang trang chủ riêng, tại đó ứng viên có thể đăng ký du học, cập nhật thông tin bản thân, thông tin gia đình, kê khai trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ … Hệ thống nay đang được tiếp tục hoàn thiện để sau khi đăng ký du học, thông tin ứng viên sẽ được tự động chuyển sang hệ thống OMS – online management system (hệ thống quản lý trực tuyến). Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được Quyết định trúng tuyển, thông báo nhập học
4.1.3. Chính sách quản lý du học sinh và tổ chức thực hiện
4.1.3.1. Chính sách quản lý du học sinh và tổ chức thực hiện của các ban nghành chức năng
Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành các văn bản sau quy định đối với công tác quản lý du học sinh Việt Nam tại nước ngoài:
- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- Chỉ thị số 270-CT ngày 23/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài trong tình hình mới.
- Quyết định số 957/1997/QD-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn.
Việc “chảy máu chất xám” từ lâu đã xảy ra, trước khi Chính phủ Việt Nam có quyết định ngày 11/11/1997 và xem đây là điều tiên quyết trong việc kiểm soát các du học sinh, quyết định nhằm hạn chế và chấm dứt việc du học sinh có ý định ở quá thời hạn hay có ý định không quay về nước sau khi đã hoàn tất khoá học. Theo đó, tất cả các du học sinh được Nhà nước gửi đi du học bắt buộc phải quay về nước ngay lập tức, sau khi khoá học kết thúc. Những người đã nhận học bổng du học, không phân biệt từ nguồn nào, nếu không thực hiện đúng điều này sẽ phải hoàn trả lại cho Nhà nước giá trị tương đương với học bổng mà họ đã nhận.
- Quyết định 23/2001/QD-BGD&DT ngày 28/6/2001 về việc ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoài của Bộ GD-ĐT
- Quy chế Quản lý công dân Việt Nam đang được đào tạo ở nước ngoàiBan hành kèm theo Quyết định số 23 /2001/ QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ thị 35/2004/CT-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý người Việt Nam học tập ở nước ngoài.
- Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/03/2013.
- Thông tư 23/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, thi và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học ngày 28/06/2013. Theo đó, trong thời gian qua, có một số du học sinh học tập kém, vi phạm pháp luật nước sở tại, không chịu về nước sau khi đã học xong, bị lôi kéo vào những hoạt động xấu... Vì vậy, Thủ tướng chỉ thị Bộ Giáo dục - Đào tạo phải thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình học sinh du học nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước sở tại để có biện pháp quản lý thích hợp; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành hữu
quan sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về công tác quản lý du học sinh, hoạt động dịch vụ du học nước ngoài; xây dựng, trình Chính phủ kế hoạch tổng thể về đào tạo, quản lý du học sinh. Chỉ thị của Thủ tướng cũng nêu rõ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho du học sinh về lợi ích và nghĩa vụ của việc đăng ký công dân, hướng dẫn du học sinh cách đăng ký; mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo và chính quyền nước sở tại để nắm tình hình du học sinh; tăng cường thông tin, tham mưu cho các cơ quan chức năng về những lĩnh vực và cơ sở đào tạo có uy tín của nước sở