a. Ưu điểm
Nhìn chung, đa số du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đều xác định rõ ràng động cơ học tập, có lập trường quan điểm vững vàng, ý thức kỉ luật tốt, chăm chỉ học tập, nghiên cứu, chấp hành đúng quy định của Nhà nước đối với du học sinh ở nước ngoài. Nhiều du học sinh có thành tích phấn đấu, rèn luyện tốt đã được Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tuyên dương, khen thưởng. Một số du học sinh đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại nước đang theo học. Các du học sinh đều có tinh thần cộng đồng cao, hăng hái tham gia vào các hoạt động tập
thể và các hoạt động hướng về quê hương đất nước… Tại nhiều nước đã thành lập được Hội sinh viên Việt Nam, Hội Lưu học sinh với nhiều hoạt động gắn kết các thành viên là du học sinh. Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ các du học sinh chưa đến làm thủ tục đăng kí công dân tại Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, không làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập, không báo cáo khi về nước công tác, phần lớn du học sinh diện tự túc kinh phí không đến làm thủ tục đăng kí công dân nên công tác thống kê, quản lý du học sinh đang gặp nhiều khó khăn trở ngại mà đối tượng chịu thiệt thòi lại chính là du học sinh.
b. Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, còn một số du học sinh học tập kém, vi phạm pháp luật của nước sở tạo và quy chế của sở đào tạo, gây dư luận xấu về cộng đồng du học sinh; một số du học sinh chưa về nước sau khi đã hoàn thành chương trình học tập; một số bị các tổ chức và cá nhân xấu lôi kéo tham gia các hoạt động xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác quản lí nhà nước về du học sinh còn bất cập; sự chỉ đạo và phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng chưa chặt chẽ. Ở một số nơi, vai trò của tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên trong quản lí du học sinh còn mờ nhạt, chưa có đầy đủ cơ chế, chính sách nhắm khai thác tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo ở nước ngoài.
Từ đó cho thấy, vấn đề quản lý du học sinh theo diện học bổng hiện đã và đang được làm tương đối tốt. Tuy nhiên, quản lý đối tượng du học sinh tự túc như thế nào lại đang là vấn đề nan giải. Hiện chúng ta có bao nhiêu du học sinh tự túc, những người này theo học những ngành nào, chúng ta không biết, đại sứ quán không biết, bên nước ngoài cấp visa cũng không có thống kê. Do đó, việc tăng cường quản lý du học sinh tự túc là để có thông tin để từ đó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho du học sinh đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách trong vấn đề định hướng đào tạo nhân lực, giúp cho những người sắp đi học nước ngoài biết xu thế ngành nghề hiện nay. Điều quan trọng là có giải pháp để có đủ hấp dẫn thu hút những người học ở mọi nguồn khác nhau về cống hiến cho đất nước.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DU HỌC SINH VIỆT NAM CỦA CÔNG TY VIETSUS TẠI NHẬT BẢN
4.2.1. Yếu tố bên trong Công ty Vietsus
Công ty có tòa nhà 4 tầng, mỗi tầng 214 m2 chia làm 3 phòng ở, có đầy đủ thiết bị vệ sinh, nóng lạnh, mạng… là kí túc xá cho học sinh khi học tiếng tại Việt Nam. Có 3 phòng học đạt chất lượng tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ, bàn học riêng biệt, tai nghe, loa, máy chiếu phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Giám sát và giáo viên được công ty cấp đồng phục, điện thoại, bộ đàm… Tại Nhật Bản, bộ phận quản lý du học sinh được cấp phát đồng phục, điện thoại, máy tính để thuận lợi cho việc thực hiện các yêu cầu của công ty.
b. Năng lực quản lý
Năng lực quản lý của nhân viên quản lý trong nước và tại Nhật: số lượng trong nước là 11 nhân viên chuyên trách, tại nhật là 6 cộng tác viên làm việc đúng theo bản mô tả công việc theo vị trí công việc.
Tất cả nhân viên quản lý đều tốt nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý du học sinh tối thiểu 2 năm trở lên cho nên người có kinh nghiệm giải quyết tình huống rất mềm mỏng, thấu tình đạt lý hiệu quả cao, người mới cứng nhắc... hiệu quả thấp. Năm 2017 có 8 vụ việc xảy ra thì 6 vụ việc giải quyết thành công còn 2 vụ việc giải quyết lại do nhân viên nóng nảy khi trao đổi với phụ huynh học sinh.
4.2.2. Yếu tố bên ngoài Công ty
4.2.2.1. Sự khác biệt về nền văn hóa, tổ chức xã hội và luật pháp của Nhật Bản
Trong thời gian học tập và đào tạo ở NN, lưu học sinh phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ những quy tắc ứng xử văn hóa của nước sở tại như những công dân của nước đó. Vì thế công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN phụ thuộc vào nền văn hóa, tổ chức xã hội và luật pháp của các nước sở tại. Rào cản về ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết chu đáo về những yếu tố trên không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của du học sinh trong những ngày sống và học tập ở nước ngoài mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản.
4.2.2.2. Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam và Nhật Bản
Chủ trương của Nhà nước ta là gửi du học sinh đến học tập tại các trường ĐH có uy tín của các nước có nền kinh tế, văn hóa và khoa học, kỹ thuật phát triển. Những cơ sở giáo dục đó có nhiều khác biệt với các trường ĐH của Việt Nam về môi trường giáo dục, chương trình đào tạo, phương pháp học và kiểm tra đánh giá. Quan trọng hơn nữa đó là sự khác biệt về phương thức quản lý và đánh
giá người học.
Mặt khác, cũng có sự khác biệt rất lớn ngay trong chính hệ thống các trường ĐH của nước sở tại. Chẳng hạn như ở Mỹ, uy tín và chất lượng đào tạo của các trường ĐH là rất khác nhau, thậm chí có những trường ĐH hoàn toàn ở dạng “diploma mill” (bán bằng cấp). Trong khi đó yêu cầu đối với người học của một số trường ĐH lớn khác về những ngành khoa học cơ bản như Toán, Tin học, Vật lý... là rất cao. Điều đó thể hiện ở bảng điểm của học viên học ở đây thường thấp hơn những nơi khác.
Hiểu biết rành mạch về yếu tố trên đối với từng nước, thậm chí từng cơ sở đào tạo của nước ngoài, sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được những quy định chính xác về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài.
4.2.2.3. Trào lưu du học trong học sinh và sinh viên Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, xu thế toàn cầu hóa trong giáo dục và sự yếu kém của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam đã làm nảy sinh trào lưu du học trong học sinh và sinh viên Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có nhiều biện pháp định hướng đúng và kiểm soát trào lưu trên, chẳng hạn như: Tuyên truyền giải thích cho phụ huynh và học sinh thấy rõ về hệ thống giáo dục của các nước, hướng nghiệp trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho học sinh trước khi ra nước ngoài học tập... Vì thế, bên cạnh những yếu tố tích cực, trào lưu cũng tạo ra những khó khăn mới trong công tác quản lý.
4.2.2.4. Việc triển khai cơ chế, chính sách và các văn bản quy định của Nhà nước về công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương rất rõ ràng và nhất quán trong công tác quản lý. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ trong việc thực thi các chủ trương, đặc biệt việc chậm ban hành những văn bản pháp quy quy định đầy đủ công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài, đã ảnh hưởng nhiều đến công tác này. Vì thế, việc xây dựng và ban hành những văn bản pháp quy quy định đầy đủ công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài là một khâu then chốt trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài. Những văn bản pháp quy như thế
được xây dựng và ban hành càng sớm càng tốt.
4.2.2.5. Sự phù hợp với thực tiễn sinh hoạt và học tập của lưu học sinh của cơ chế, chính sách đối với sinh viên du học tại Nhật Bản
Do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính nên tình hình kinh tế xã hội của nhiều nước phát triển có những biến động theo chiều hướng xấu, chẳng hạn như: giá cả sinh hoạt leo thang ngày càng đắt đỏ, những ưu đãi hỗ trợ cho sinh viên ngày càng bị cắt giảm... Điều đó đòi hỏi các chính sách đối với sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài phải bám sát thực tiễn sinh hoạt và học tập của du học sinh. Chính sách về học bổng phải đảm bảo đời sống thực tế của lưu học sinh, thủ tục cấp học bổng phải nhanh gọn và đúng hạn.
4.2.2.6. Năng lực của đội ngũ nhân viên Công ty Vietsus
Trình độ và năng lực của đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN đóng một vai trò then chốt và có ảnh hưởng quyết định đến công tác này. Họ vừa là những người thực thi các chính sách về quản lý lưu học sinh vừa là người đề xuất với các cấp lãnh đạo những nhân tố mới, những thay đổi trong chính sách sao cho phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.
So với những năm tháng trước đây khi còn quản lý lưu học sinh Việt Nam tại các nước xã hội chủ nghĩa thì công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nhiều khó khăn phức tạp nảy sinh. Trong lúc đó, đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài nhìn chung còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài là một công việc cấp bách và có tính chiến lược lâu dài.
4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DU HỌC SINH VIỆT NAM CỦA CÔNG TY VIETSUS TẠI NHẬT BẢN
4.3.1. Định hướng
Đến năm 2020, Công ty Vietsus định hướng mở rộng các hoạt động đào tạo, xúc tiến việc làm theo hướng khép kín: Hỗ trợ du học sinh ở lại Nhật Bản làm việc và Tìm kiếm việc làm cho du học sinh về nước.
Đối với định hướng Hỗ trợ du học sinh ở lại Nhật Bản làm việc: Công ty sẽ tuyển thêm cộng tác viên là Luật sư người Nhật Bản để tư vấn kịp thời cho các du học sinh sau khi đã hoàn thành khóa tiếng Nhật và muốn học lên cao nên lựa chọn ngành nghề, trường học phù hợp. Tư vấn hồ sơ xin cấp tư cách lưu trú, hợp
đồng và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Nhật Bản.
Bảng 4.13. Định hƣớng phát triển của Công ty Vietsus đến 2020
Năm Tỉnh 2018 2019 2020 Tokyo 25 28 28 Kyoto 15 15 15 Chiba 10 11 11 Nagoya 90 96 96 Fukuoka 35 36 36 Kobe 15 18 18 Tổng 190 204 204
Nguồn: Công ty Vietsus Đối với định hướng tìm kiếm việc làm cho du học sinh về nước: Do tình trạng chung của du học sinh tại Nhật Bản thường chọn chuyên nghành tiếng Nhật, Kinh doanh... số ít chọn nghành kỹ thuật để học. Vì vậy khi trở về nước đa số các em khó xin việc. Nhận thấy điều đó, năm 2020 công ty sẽ hoàn thành các phòng học đào tạo nghề thông dụng như cơ khí CNC, điện công nghiệp, điện dân dụng… công ty sẽ mở lớp đào tạo nghề đồng thời sẽ giới thiệu du học sinh vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn Nhật Bản để làm việc.
4.3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý du học sinh của Công ty Vietsus tại Nhật Bản tại Nhật Bản
4.3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý du học sinh
Để hoạt động quản lý du học sinh tại thị trường Nhật Bản của Công ty Vietsus thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh sự điều chỉnh chính sách của Chính phủ về nhiều mặt thì điều quan trọng là tâm thế và sự chủ động của Công ty trong việc đưa ra các giải pháp phù hợp. Để hoạt động quản lý du học sinh phát triển bền vững và đạt kết quả cao, Công ty Vietsus cần Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp trong công tác quản lý du học sinh phối kết hợp các ban nghành liên quan nhanh chóng triển khai áp dụng các biện pháp sao cho có hiệu quả nhanh nhất trong tình hình nhạy cảm hiện nay tại thị trường du học Nhật Bản , cụ thể:
- Tách bộ phận quản lý du học sinh tại Nhật ra khỏi Trung tâm du học trong sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức của công ty . Thành lập một phòng chuyên biệt làm công
tác quản lý và hỗ trợ du học sinh đang theo học tại Nhật cũng như hỗ trợ các du học sinh đã hoàn thành chương trình học đang làm việc tại Nhật Bản ,cụ thể :
4.4. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY VIETSUS
Nguồn: Tác giả luận văn
- Tổ chức cơ cấu quản lý của Công ty Vietsus tại Nhật sao cho hiệu quả , sắp xếp và bố trí các công việc cho cán bộ quản lý đúng người đúng việc, giao quyền hạn ,trách nhiệm và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho phù hợp và có hiệu quả vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tổ chức cơ cấu quản lý của Công ty Vietsus tại Nhật liên quan đến công tác xây dựng uy tín của doanh nghiệp tại thị trường này .Tổ chức cơ cấu bộ máy gồm các nội dung sau:
+Xác định những hoạt động cần thiết để đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
+Nhóm gộp các bộ phận này thành các phòng ban hoặc các bộ phận. +Giao quyền hạn, trách nhiệm để thực hiện các hoạt động.
+Quy định các mối quan hệ theo chiều dọc và ngang bên trong tổ chức. Công tác tổ chức đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và những phẩm chất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh và phát triển thị trường Trung tâm Du học Phòng tuyển sinh Nam Định Phòng tuyển sinh TP. Hà Nội Phòng tuyển sinh TP. Hồ Chí Minh Phòng tuyển sinh Thái Bình Phòng quản lý hỗ trợ du học sinh
Một trong những nhiệm vụ của công tác tổ chức là xác định biên chế. Xác định biên chế bao gồm việc bổ nhiệm và duy trì các chức vụ đã bổ nhiệm theo yêu cầu đặt ra bởi cơ cấu tổ chức, nó gắn liền với việc đặt ra những yêu cầu cần làm cho một công việc hoặc nghề nghiệp, và nó bao gồm cả việc tuyển chọn những người đảm nhận các chức vụ.
Việc cử cán bộ quản lý du học sinh tại Nhật từ Việt Nam sang hay tuyển trực tiếp cán bộ quản lý tại Nhật thì Công ty Vietsus cũng cần nghiên cứu kỹ và cân nhắc những những nhân tố ảnh hưởng tới :