Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản

2.1.5.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Ở Việt Nam, thị trường nông lâm thủy sản cũng đang ngày một đa dạng và lớn dần lên. Nhất là hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế, đặc biệt

sau khi nước ta trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) năm 1995, gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và với việc gia

nhập AFTA thì nước ta lại càng có cơ hội để trao đổi hàng hóa, dịch vụ… Thị

trường lại càng được mở rộng, yêu cầu về chủng loại và chất lượng hàng hóa

nơng, lâm sản cũng ngày một cao hơn.

Sản phẩm nơng nghiệp có đặc điểm khi tiêu thụ là sản phẩm tươi sống,

điểm là cung muộn không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nơng nghiệp là những sinh vật sống nên cần có thời gian sinh trưởng, phát

triển sau đó mới đến bước thu hoạch. Do đó, dù giá nơng sản rất cao, các nơng

trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm.

Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia

theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những cơng dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất

lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả

giá cao khi mua nơng sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có u cầu về tiêu chuẩn hàng hố cũng thấp, giá cảcũng khó chấp nhận ở

mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau.

Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn

hố và đặc điểm tơn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà

những người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu khơng

dùng thịt bị là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại.

Đối với hàng hố, sản phẩm nơng nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vơ cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nơng nghiệp lại ln phải gắn liền với

đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch (Mai Thanh Cúc và

Quyền Đình Hà, 2005).

2.1.5.2. Trình độ của chủ trang trại

Trong các nông hộ, chủ hộ thường là người ra quyết định đầu tư cho sản

xuất trên đất của gia đình mình, Khi trình độ tổ chức quản lý của chủ hộtương đối

tốt thì họ sẽđịnh hướng phát triển sản xuất đúng, thích ứng được với nền kinh tế

thịtrường, nơng lâm sản hàng hóa được sản xuất theo tín hiệu của thịtrường vì thế

có thể nói, trình độ tổ chức quản lý của chủ hộ sẽ phần nào quyết định đến việc

quyết định trồng cây gì, ni con gì và đầu tư vốn là bao nhiêu cho hoạt động sản

xuất kinh doanh của nơng hộ. Bởi vậy, trình độ tổ chức quản lý của chủ hộcũng là

một yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ,

Việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại cũng giống như tổ

chức quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý,

điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo trang trại hoạt động có hiệu quả. Năng

lực tổ chức quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng quản lý tư

liệu sản xuất, quản lý lao động, vốn sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành, tiêu thụ nông sản… Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được

nhà nước cơng nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp

các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp, đồng thời có kinh nghiệm qua thực

tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. Họ khơng chỉ có

am hiểu về nơng học mà còn am hiểu cả về kỹ thuật, kinh tế và thị trường. Các chủ trang trại như vậy thường xuyên liên hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học

để thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật và tham gia các hội thảo khoa học.

Bên cạnh đó, lao động sử dụng trong các trang trại là yếu tố quyết định đến

việc thực hiện sản xuất, được thể hiện qua quy mơ sản xuất, tình hình sản xuất của

hộ. Nếu sốlượng lao động nhiều, chất lượng lao động tốt thì việc sản xuất sẽ phát

triển. Vì vậy, nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế trang trại cần nghiên cứu về

tình hình lao động của hộ để có những phương án đầu tư phù hợp (Nguyễn Đình

Điền, 2000).

2.1.5.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan

trọng tác động đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại. Sự yếu kém của cơ

sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: sự

cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó

khăn, hạn chế việc tiếp cận thông tin và thịtrường của các trang trại.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống đường giao thông, thủy lợi,

điện, thông tin liên lạc… Đây là các yếu tố gián tiếp góp phần thực hiện giải pháp phát triển kinh tế trang trại theo hứng bên vững. Chính vì thế, nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại cần nghiên cứu đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng

của địa phương (Lê Trọng, 2000).

2.1.5.4. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước

Mỗi quốc gia đều có chính sách phát triển nơng nghiệp riêng trong từng

nông nghiệp sao cho phù hợp với từng thời kì, từng địa phương. Các chính sách

của nhà nước có vai trị quan trọng trong việc định hướng, khuyến khích, thúc

đẩy phát triển các trang trại chăn nuôi và thủy sản.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang huy động các nguồn vốn đầu tư cho

phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình dự án phát triển bền vững nơng nghiệp nơng thơn như các vốn chương trình dự án: 135; ODA;

ADB; WB... đây cũng là một hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài. Nhà nước đã

thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ

thống ngân hàng nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng tiến xa hơn và vững chắc. Bên cạnh hệ thống ngân hàng rất lớn, xong việc kinh doanh tiền tệ, và việc bảo tồn vốn là điều tiên quyết lại từ phía ngân

hàng. Chính điều này gây khơng ít khó khăn khi các nhà đầu tư vào kinh tế trang

trại nhưng thiếu tài sản thế chấp. Đây là vấn đề cần tháo gỡ (Lê Trọng, 2000).

Các địa phương cần có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin. Trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nườc. Thực hiện miễn thuế thu nhập với thời gian tối đa nếu chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những

địa bàn đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển. Thực hiện miễn giảm

thuếđất cho chủ trang trại khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để sản xuất kinh doanh.

Cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với các trang trại chăn nuôi

và thủy sản, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật bảo

vệ mơi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo pháp luật. Đồng

thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác

2.1.5.5. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh

Đây là những yếu tố tự nhiên có sựtác động vơ cùng to lớn đến hoạt động

của kinh tế trang trại, vì đối tượng sản xuất của các trang trại là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên.

Đây là một yếu tố có sựtác động vơ cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế

trang trại, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những

năm vừa qua đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu nền công nghiệp

cũng đồng nghĩa với việc nạn phá rừng chàn lan gây nên thảm họa vềmôi trường

như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm

trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến khơng ít các nhà quản lý cũng như các

chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loaị dịch bệnh ln hồnh hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1, H1N1 sảy ra ở gia cầm, đến nay lại dịch bệnh lợn tai xanh… Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người làm nơng nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 30)