Những nguyên nhân, căn cứ đề ra giải pháp phát triển trang trại chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 87)

Phần 4 .K ết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Những nguyên nhân, căn cứ đề ra giải pháp phát triển trang trại chăn

nuôi và thy sản trên địa bàn huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh trong thi gian ti

4.3.1.1. Những nguyên nhân của sự chậm phát triển trang trại

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển trang trại trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh trong đó phải nói đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

a) Thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh

Thiếu vốn là vấn đề đang gặp phải ở hầu hết các trang trại ở Quế Võ mặc

dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ nhưng q trình thực

hiện ở địa phương cịn gặp nhiều vấn đề tồn tại khó khăn, vướng mắc. Vốn của

các trang trại hiện tại phần lớn là vốn tự có của gia đình tích lũy qua nhiều năm

góp lại, còn lại vay anh em, bạn bè, người thân. Vốn vay ngân hàng rất ít, một

mặt do cơ chế, mặc khác do thời gian và lãi suất tiền vay chưa phù hợp với chu

kỳ kinh doanh của các trang trại. Đây là một vấn đề nan giải đối với các chủ

Do thiếu vốn nên ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại như: tư liệu sản xuất chủ yếu thô sơ, thủ công, chưa đầu tư được những con giống tốt, thuốc thú y, hệ thống nước... đểcho năng suất cao.

Về quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại nhìn chung cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển trang trại, vì vậy dẫn đến tình trạng sản xuất cầm chừng, lấy ngắn nuôi dài, ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh của trang trại.

b) Trình độ của chủ trang trại chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh

Số liệu tổng hợp từ kết quảđiều tra cho thấy trình độ của chủ trang trại hiện

nay chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển trang trại. Phần lớn họ là nơng dân

(chiếm 87,5%), trình độvăn hóa và trình độ chun mơn cịn hạn chế. Bên cạnh đó

việc đào tạo, huấn luyện chun mơn, nghiệp vụchưa được quan tâm vì thếbước

vào kinh doanh trong cơ chế thịtrường khơng khỏi có những lúc lúng túng, bế tắc,

đơi khi mị mẫm trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quảchưa cao.

Các trang trại hình thành chủ yếu do tự phát, trình độ chủ trang trại cịn nhiều hạn chế, vì vậy việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong trang trại của mình là hết sức khó khăn. Nhưng nhìn rộng ra ta thấy đây khơng chỉ là khó khăn

của riêng chủ trang trại mà xét trên phạm vi rộng hơn của địa phương như xã,

huyện, tỉnh... đây cũng là vấn đề nan giải mà họ đang gặp phải trong việc xác

định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tếđịa phương. Trong

cơ chế thị trường, việc xác định trồng cây gì, ni con gì với cơ cấu như thế nào

đang là bài tốn khó đối với các chủ trang trại và các địa phương.

Hiện tại, các chủ trang trại với phương châm “lấy ngắn ni dài”, thực

hiện đa dạng hóa ngành nghềkinh doanh để tạo thu nhập, tránh rủi ro, lãi từ hoạt

động này bù lỗ cho hoạt động khác. Tùy theo thế mạnh từng trang trại (địa hình, vị trí, khả năng về vốn...) chủ trang trại xác định hướng kinh doanh phù hợp,

phần lớn vẫn đang trong quá trình mị mẫm, tìm tịi, thử nghiệm đểtìm ra hướng

kinh doanh ổn định. Do đó dẫn đến tình trạng nguồn thu vụn vặt, khó khăn cho

phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản và tìm thịtrường tiêu thụ.

c) Yếu tố thị trường

Thị trường là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trang trại.

Thị trường đầu vào: Năng suất chất lượng vật nuôi và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố đầu vào, gồm: con giống, vật tư, thú y, KHKT, dịch vụ... Thực tế ở Quế Võ cho thấy, các yếu tố đầu vào cho sản xuất

chưa được các chủ trang trại thực sự quan tâm. Đối với vật nuôi, do chu kỳ kinh

doanh ngắn, người sản xuất có thể thấy ngay được kết quả và kịp thời điều chỉnh nên tổn thất ít hơn.

Thị trường đầu ra cho các sản phẩm của trang trại: Vấn đề thị trường tiêu

thụ các sản phẩm của trang trại cho đến nay đang còn là bài tốn chưa có lời giải.

Hiện tại địa phương chưa có tổ chức nào đứng ra hướng dẫn hoặc chịu trách

nhiệm tiêu thụ các sản phẩm cho các trang trại, một phần cũng do sản phẩm của trang trại đa dạng, manh mún. Đây là công việc các trang trại tựđảm nhận hồn tồn, sản phẩm có thể bán ngay tại vườn, tại nhà hoặc đem ra chợ. Việc bán các sản phẩm của trang trại thường bị tư thương ép giá nên ảnh hưởng đến thu nhập của trang trại.

d) Một số vấn đề khác

Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung chưa phát triển, nhiều trang trại ở xa khu dân

cư do khơng có đường lớn đi vào mà chủ yếu là đường đất nhỏ cho nên việc vận chuyển các sản phẩm đầu vào đầu ra của trang trại gặp nhiều khó khăn. Việc vận

chuyển sản phẩm đầu vào và đầu ra của trang trại bằng các phương tiện thô sơ và

nhỏ làm cho chi phí vận chuyển rất lớn, giá thành sản phẩm tăng.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại những kiến thức

về quản lý, khoa học kỹ thuật chưa được địa phương quan tâm.

Chủtrương chính sách chưa đồng bộ, q trình thực hiện cịn gặp nhiều lúng

túng, vướng mắc làm hạn chế sự phát triển của trang trại chăn nuôi và thủy sản.

Sự phát triển của trang trại rất cần sự giúp đỡ của bộ phận khuyến nông, trong việc hướng dẫn, tư vấn các vấn đềliên quan đến khoa học, kỹ thuật như lựa chọn giống, vật ni, phương pháp phịng trừ sâu, dịch bệnh... Nhưng trong thực

tế hoạt động của bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong quy hoạch tổng thể của huyện chưa có chiến lược về thị trường. Những sản phẩm của trang trại thường có khối lượng sản phẩm lớn nên các chủ

trang trại không biết bán ởđâu? Bán cho ai? Thị trường cung cấp vật tư, dịch vụ

đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm nông sản, chăn nuôi, thủy sản như thế nào?

quan trọng do giá trị sản phẩm hàng hóa quy mơ lớn, không thể chỉ tiêu thụ theo

phương thức nhỏ, lẻnhư hiện nay.

Do thói quen của người nơng dân nên việc ghi chép sổ sách ở phần lớn các trang trại chưa được thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến cơng tác hạch tốn kế tốn của trang trại. Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh chưa đủ căn cứ, khó chính xác.

4.3.1.2. Căn cứ đề ra gii pháp phát trin trang trại chăn nuôi và thủy sn

trên địa bàn huyn Quế Võ trong thi gian ti

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, Phát triển trang trại là bước đột phá trong q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp nơng thơn theo hướng “hiện

đại hóa nơng nghiệp, văn minh văn hóa nơng thơn, tri thức văn hóa nơng dân”,

phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần

trong cơ chế thị trường. Xác định đúng đắn định hướng phát triển trang trại cho

phù hợp với điệu kiện chung của cả nước, của từng vùng, từng địa phương qua

mỗi giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp hữu

hiệu cho trang trại phát triển. Xuất phát từ những chủ trương, đường lối nghị

quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển trang trại; xuất

phát từ nghị quyết của tỉnh, huyện Đảng bộ; căn cứ vào thực trạng phát triển trang trại của huyện. Chúng tôi đưa 83 ra một số phân tích, đánh giá cụ thể

những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức làm cơ sở đề ra những quan

điểm, định hướng và giải pháp cho phát triển trang trại trên địa bàn huyện Quế

Võ như sau:

a) Những thuận lợi

Là địa bàn có nhiều nguồn lực dồi dào, có điều kiện tự nhiên phù hợp để

phát triển cây trồng, vật nuôi.

Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho quá trình trao

đổi, cung cấp các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản xuất và có điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn.

Thuận lợi trong việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển công nghiệp chế biến.

Các chủ trang trại là người có ý chí vươn lên, làm giàu, tích lũy được nhiều kinh nghiệp sản xuất.

b) Những khó khăn

Thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ để đầu tư mở

rộng sản xuất.

Chưa có quy hoạch sản xuất vùng tập trung chuyên canh cho từng loại sản

phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng; công nghệ chế biến cịn thơ

sơ, chưa phát triển, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa cịn thấp.

Chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các trang trại với doanh nghiệp

cũng như giữa các trang trại với nhau.

Mức độ cơ giới hóa trong trang trại cịn thấp, tŕnh độ văn hóa, trình độ

chun mơn của chủ trang trại cịn hạn chế, chưa có trình độđể lập và thực hiện

đầu tư theo dự án mà chỉ làm theo kinh nghiệm.

c) Những cơ hội

Có chủ trương, chính sách từ trung ương đến địa phương đều khuyến khích phát triển trang trại.

Đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,

nền kinh tế thị trường đang được xây dựng và tiến tới hồn chỉnh. Trong khi đó

sản phẩn thịtrường đầu ra của các trang trại là hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cảnước cũng như của các địa phương đều

đạt khá, ổn định và thu nhập của người dân ngày càng nhiều, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Mặt khác, với việc mở ra các khu công nghiệp lớn, dân số ngày

càng tăng, nhu cầu vềlương thực và thực phẩm ngày càng lớn.

Công nghệ sinh học ngày càng phát triển tạo ra nhiều giống mới có năng

xuất, chất lượng cao, Quế Võ là huyện có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

d) Những thách thức

Giá cả nơng sản biến động có xu hướng bất lợi cho các trang trại và mức

độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thịtrường nông sản phức tạp và không ổn định. Do sử dụng nhiều phân bón vơ cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn

nuôi nên chất lượng sản phẩm không cao và làm cho chi phí đầu tư tăng cao.

Bệnh dịch xuất hiện nhiều trên vật ni ngày càng có diễn biến phức tạp, nguồn cung ứng các dịch vụđầu vào chưa được kiểm sốt chất lượng.

Việc mở rộng các khu cơng nghiệp trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng trực

tiếp đến môi trường, đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh của người

dân quanh khu vực.

4.3.2. Mt s gii pháp phát trin trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyn Quế Võ, tnh Bc Ninh trong thi gian ti

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)