Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Giới thiệu về kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib
ngành Ib
KTNN CNIb (tiền thân là Kiểm toán chuyên ngành I, Kiểm toán Chương trình đặc biệt trước đây) được hình thành năm 1994, sau thời gian là 5 năm được đổi tên thành KTNN chuyên ngành I. KTNN chuyên ngành I với chức năng kiểm toán đối với các cơ quan tổ chức quản lý, sử dụng tiền và tài sản Nhà nước trong các lĩnh vực: Quốc phòng, An ninh, tài chính Đảng, cơ yếu Chính phủ, những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến vấn đề quốc phòng - an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ thể chế chính trị xã hội của đất nước. Công tác chuyên môn của KTNN Chuyên ngành I do đó cũng mang nhiều nét đặc thù. Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của KTNN, quá trình kiểm toán ở đây còn phải tuân thủ các quy định riêng phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng lĩnh vực.
Đến tháng 7 năm 2011, cùng với sự phát triển của toàn ngành, KTNN chuyên ngành I được chia tách thành hai chuyên ngành là KTNN chuyên ngành Ia và KTNN CNIb.
KTNN CN Ib được thành lập, hoạt động theo Quyết định số 973/QĐ- KTNN ngày 26/07/2011 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib; Quyết định số 2241/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi Quyết định số 973/QĐ-KTNN ngày 26/7/2011 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của KTNN CNIb. KTNN CNIb là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nước.
KTNN CNIb thực hiện các chức năng sau:
- Nắm tình hình quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo quy định của pháp luật phục vụ cho hoạt động kiểm toán; xây dựng KHKT hàng năm của đơn vị theo phạm vi kiểm toán được phân công của đơn vị và theo nội dung kiểm toán được quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 trình Tổng KTNN quyết định và tổ chức thực hiện theo quyết định của Tổng KTNN.
- Thực hiện kiểm toán theo các nội dung kiểm toán quy định tại Điểm e, g Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết số 1011/2006/NQ- UBTVQH11.
- Nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức nơi có hệ thống kiểm toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN về việc sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ đó.
- Xét duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN và trước pháp luật về biên bản kiểm toán và BCKT do các đoàn kiểm toán của đơn vị thực hiện trước khi trình Tổng KTNN.
- Lập BCKT một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh trình Tổng KTNN xét duyệt trước khi gửi cho các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán hàng năm thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị, báo cáo Tổng KTNN; đối với kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh tổng hợp riêng trình Tổng KTNN trước khi gửi cho các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7, Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11.
- Thực hiện kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo kế hoạch được duyệt và Tổng KTNN giao.
- Tham gia Vụ Tổng hợp và các đơn vị có liên quan chuẩn bị ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm để Tổng KTNN trình Quốc hội.